Sự kiện đánh dấu cuộc cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi hoàn toàn là

Kỷ niệm 104 năm Cách mạng Tháng Mười Nga Vĩ đại [7/11/1917 – 7/11/2021]:

[HBĐT] - Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917, nước Nga có hai chính quyền cùng tồn tại song song đó là Xô Viết các đại biểu công nhân, binh sĩ và Chính phủ lâm thời tư sản. Đứng trước bối cảnh đó, Đảng Bôn-sê-vích dưới sự lãnh đạo tài tình của V.I.Lênin đã làm cuộc cách mạng vô sản. Ngày 25/10/1917 [ngày 7/11/1917 theo lịch Gregory] cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa [XHCN] Tháng Mười Nga đã hoàn toàn thắng lợi.


Lãnh tụ Vladimir Ilyich Lenin phát biểu trước người dân tại Petrograd năm 1917. Ảnh: Tư liệu

Cách mạng Tháng Mười Nga đánh dấu một mốc lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử nhân loại, là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Là sự bắt đầu của các cuộc cách mạng đi đến xóa bỏ ách bóc lột của giai cấp tư sản, địa chủ, phong kiến, đưa giai cấp vô sản từ giai cấp bị áp bức, bóc lột thành giai cấp lãnh đạo và làm chủ xã hội, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của xã hội. Cách Mạng Tháng Mười Nga thành công đã dẫn tới sự Thành lập nước Nga Xô Viết, nhà nước XHCN - Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho CNXH từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới, là sự bắt đầu của quá trình phát triển theo nguyên lý từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản.

Cách mạng Tháng Mười Nga có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện thế giới; làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Đồng thời cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản; mở ra một thời kì mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh như: Ba Lan, Bun-ga-ri, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, An-ba-ni, Mông Cổ, Triều Tiên, Cu Ba và Việt Nam.

Cách mạng Tháng Mười Nga đánh dấu bước chuyển biến về chất CNXH khoa học: từ lý luận đã trở thành hiện thực sinh động. V.I.Lênin từng nhận định, Cách mạng Tháng Mười đã mở đầu cho "một thời đại mới trong lịch sử loài người”, "một sự nghiệp mới mẻ sáng tạo ra một chế độ nhà nước xưa nay chưa từng có”. Khẳng định tầm vóc, giá trị to lớn của Cách mạng Tháng Mười, Hồ Chí Minh viết: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Như vậy, Cách mạng Tháng Mười có ý nghĩa khai mở một thời đại mới trên toàn thế giới.

Đối với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười Nga đã chỉ ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau gần 10 năm bôn ba tìm con đường cứu nước đã tiếp thu được ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười. Tháng 7/1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc sớm nắm bắt được cốt lõi trong tư tưởng của Lênin. Người khẳng định rằng muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường gắn mục tiêu độc lập dân tộc với mục tiêu CNXH, gắn cách mạng Việt Nam với xu thế thời đại.

Dưới ánh sáng soi đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, với đường lối đúng đắn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn, hiệu quả về nhiều mặt, nhất là trong lĩnh vực củng cố quốc phòng - an ninh của Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô, đó là một nhân tố quốc tế không thể thiếu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.

Dưới ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta dành được những thắng lợi to lớn mang tính bước ngoặt lịch sử.

Trong giai đoạn hiện nay, cách mạng XHCN đang gặp những khó khăn nhất định, các thế lực phản động đang ra sức chống phá CNXH rất quyết liệt, dưới nhiều hình thức. Nhận thức sâu sắc những nguyên nhân và bài học sau các sự kiện chính trị xảy ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên quyết khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định sự nghiệp đổi mới, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH, tiếp tục con đường đi lên CNXH, thực hiện thắng lợi mục tiêu xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

P.V [TH]

Trên thực tế, những tiền đề của Cách mạng Tháng Mười Nga đã xuất hiện từ đầu năm 1917 khi Cách mạng Tháng Hai dân chủ tư sản đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. Sau cuộc cách mạng này, tại Nga tồn tại 2 chính quyền song song là Chính phủ lâm thời tư sản [chuyên chế của giai cấp tư sản] và Xô-viết do các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xô-viết Petrograd [chuyên chính vô sản]. [Ảnh: Opeterburge.ru]

Tuy nhiên, Cách mạng Tháng Hai đã không đáp ứng được kỳ vọng đặt ra. Sau khi nắm được chính quyền, Chính phủ lâm thời không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như ruộng đất, việc làm, lương thực, đồng thời nhất quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng. [Ảnh: kommersant.ru/namm-mdf.ru]

Nga lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hết sức trầm trọng, mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, binh lính và các dân tộc thiểu số diễn ra sôi nổi, dồn dập với quy mô rộng lớn. Số người ủng hộ Đảng Bolshevik do V.I.Lenin đứng đầu ngày càng tăng. Trong ảnh: Cuộc biểu tình tháng 5 tại Petrograd. [Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Leningrad] 

Trước tình hình đó, V.I.Lenin và Ðảng Bolshevik đã xác định Cách mạng Nga cần chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong ảnh: Các thành viên của Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. [Ảnh: TASS] 

Tháng 4/1917, V.I.Lenin về nước để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Nga. Ngày 16/4/1917, V.I.Lenin đến Thủ đô Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư, văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. [Ảnh: Tạp chí "Ngọn lửa nhỏ"]

Do Chính phủ lâm thời công khai đàn áp các phong trào đấu tranh quần chúng và bắt giam các đảng viên Ðảng Bolshevik, V.I.Lenin phải rút vào hoạt động bí mật. Ngày 7/10/1917, V.I.Lenin từ Phần Lan trở về Petrograd để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa khi nhận thấy thời cơ cách mạng đã chín muồi. Trong ảnh: Năm 1917, V.I. Lenin đã cải trang thành một thợ máy để bí mật trở về Petrograd từ Phần Lan trên chiếc đầu máy hơi nước này. [Ảnh: TASS]

Trong khi các tổ chức Ðảng Bolshevik tích cực triển khai những công việc cần thiết để tiến tới khởi nghĩa vũ trang, ngày 24/10/1917, Chính phủ lâm thời bắt giam các ủy viên của Ủy ban Quân sự cách mạng, lục soát và đóng cửa các tờ báo của Ðảng Bolshevik. Thủ tướng Chính phủ lâm thời A.Kerenski tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Petrograd. Trong ảnh: Thủ tướng Chính phủ lâm thời A.Kerenski. [Ảnh: Tạp chí "Ngọn lửa nhỏ"].

Trước tình hình cực kỳ nghiêm trọng, V.I.Lenin chủ trương phải tiến hành khởi nghĩa ngay. Rạng sáng 25/10/1917 [tức ngày 7/11/1917 dương lịch], từ Cung điện Mùa Ðông và một vài nơi, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Petrograd. [Ảnh: Tư liệu TTXVN]

10 giờ sáng 25/10, Trung tâm quân sự cách mạng của Xô-viết Petrograd công bố lời kêu gọi "Gửi các công dân nước Nga" do V.I.Lenin dự thảo, trong đó tuyên bố Chính phủ lâm thời đã bị lật đổ, chính quyền đã về tay các Xô-viết. [Ảnh: Wikimedia]

Ðến 21 giờ 40 phút, sau pháo lệnh của chiến hạm “Rạng đông”, quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa Ðông, nơi cố thủ cuối cùng của Chính phủ lâm thời. Tới 2 giờ 10 phút rạng sáng 26/10/1917, Cung điện Mùa Ðông bị chiếm, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Thủ tướng Chính phủ lâm thời A. Kerenskii trốn chạy ra nước ngoài. [Ảnh: TASS]

V.I.Lenin với các chiến sĩ cách mạng trong Cung điện Mùa Đông những ngày Cách mạng Tháng Mười năm 1917. [Ảnh: Tư liệu TTXVN]

Cũng trong ngày 25/10/1917, Ðại hội các Xô-viết toàn Nga lần thứ II khai mạc. Tại phiên họp diễn ra đêm 26 rạng sáng 27/10/1917, Ðại hội thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền Xô-viết: "Sắc lệnh hòa bình" và "Sắc lệnh ruộng đất" do V.I.Lenin dự thảo. Ðại hội đã bầu ra Chính phủ Xô-viết đầu tiên, được gọi là Hội đồng các Ủy viên nhân dân do V.I.Lenin đứng đầu. [Ảnh: Tư liệu TTXVN]. 

Ngày 15/11/1917, Chính quyền Xô-viết được thiết lập tại Moscow. Ðến tháng 3/1918, Chính quyền Xô-viết giành thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn. Cách mạng Tháng Mười Nga toàn thắng. Tranh của họa sĩ I. Toidze. [Ảnh: mir24.tv]

Lãnh tụ Đảng Bolshevik V. I. Lenin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ trong Lễ kỷ niệm một năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1918. [Ảnh: Mir24.tv]

Trên thực tế Cách mạng Tháng Mười diễn ra vào tháng 11 [và Cách mạng tháng Hai diễn ra vào tháng 3]. Sở dĩ như vậy vì trước đây Nga dùng lịch cũ [lịch Julius], thường chậm hơn 2 tuần so với Dương lịch hiện nay. 

Năm 1918, Nga tổ chức Lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười vào ngày 7/11 theo lịch mới [lịch Gregory – Dương lịch]. Tại Moscow hôm đó đã diễn ra lễ duyệt binh trang trọng trên Quảng trường Đỏ.

Năm 1927, Liên Xô ra quy định áp dụng hai ngày nghỉ lễ 7-8/11 nhân kỷ niệm 10 năm Cách mạng Tháng Mười. Ngày 25/9/1992, Nga sửa đổi Luật lao động và ngày 8/11 không còn là ngày nghỉ nữa.

Ngày 7/11/1996, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã ký sắc lệnh, theo đó ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại được đổi tên thành Ngày hòa hợp và hòa giải. Từ 29/12/2004, ngày 7/11 trở thành ngày làm việc bình thường.  

Năm 2005, Nga quy định ngày 7/11 là một trong những ngày tháng đáng nhớ trong lịch sử Tổ quốc, gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng nhất đối với nhà nước và xã hội. 

Video liên quan

Chủ Đề