Sự phát triển nhận thức của học sinh

Lứa tuổi bắt đầu theo học Tiểu học hay còn gọi là Phổ thông cơ sở cấp 1 đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi phát triển về trí tuệ. Để có thể giáo dục các em một cách hiệu quả các thầy cô nên tìm hiểu về nhận thức của các em để kịp thời nắm bắt tâm lý và xây dựng cho mình một kế hoạch giảng dạy hiệu quả và tích cực. 

Đối với vấn đề đặt ra bên trên chúng tôi mời các bạn hãy cùng nhau đi sâu vào từng khía cạnh tâm lý để có cho mình một chút ít tư liệu để hoàn thiện công tác giáo dục học sinhTiểu học nhé.

Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.

Nhận thức cảm tính

Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoạt động để hoàn thiện.

Các bạn biết đó tri giác của một học sinh Tiểu học chỉ mang tính chất tổng thể bên ngoài và không đi sâu vào chi tiết cụ thể như một người trưởng thành và nó mang tình không ổn định.

Tri giác này sẽ dần dần thay đổi cho đến hết độ tuổi tiểu học các em sẽ có những đợt chuyển biến mạnh mẽ bắt đầu chú ý đến chi tiết và cảm xúc, biết quan sát và để tâm mọi vấn đề từ đó biết sắp xếp học tập và biết chú tâm đến hình thể và biết đến quan niệm cái đẹp sau khi chấm dứt Tiểu học. 

Nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

Nhận thức lý tính

Trong giai đoạn này các em chủ yếu hoạt động bằng bản năng và tư duy mang đậm màu sắc cảm xúc và đa phần là tư duy trực quan hành động.

Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi lớp 4, 5. Các em đã bắt đầu biết khái quát hóa những điều mình quan sát và nhìn thấy. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ khai ở phần đông học sinh tiểu học.

Đây là một đặc tính không thể thiếu ở các em bằng với sự phát triển của bộ não các em dần có sự tưởng tượng phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên sự tưởng tượng đó còn mang một số đặc điểm cụ thể như sau:

– Khi bắt đầu học Tiểu học suy nghĩ còn mong lung, dễ bị tác động và thay đổi, trí tưởng tượng lúc này rất đơn giản và khái quát.

Trí tưởng tượng của các em dần tương đối hơn

– Thời điểm cuối kì Tiểu học trí tưởng tượng của các em dần tương đối hơn và bắt đầu có những biến đổi phát sinh như bộc lộ khả năng từ suy nghĩ dẫn đến hành động cụ thể. Mặc khác ở giai đoạn này các em sẽ phải chịu sự chi phối lớn của cảm xúc bởi những tác động của vấn đề, sự vật, hiện tượng tạo ra sự kết nối và rung cảm. 

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của các em cụ thể như nhờ có ngôn ngữ mà các em khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Sau khi hoàn thành bậc Tiểu học các em hầu như đã thành thạo và bắt đầu có những điểm tích cực trong việc hoàn thiện ngữ pháp và đọc nói nghe viết cũng bắt đầu ổn định.

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của các em

Chẳng những thế, ngôn ngữ còn tác động mạnh mẽ đến nhận thức cảm tính và lý tính của học sinh Tiểu học bởi vì nhờ có ngôn ngữ mà các em có thể dễ dàng diễn đạt những điều mình muốn, mình nghĩa, mình cảm nhận và mình nhìn thấy. 

Tùy vào từng giai đoạn mà có sự thể hiện mức độ ghi nhớ khác nhau:

– Giai đoạn 2 năm đầu Tiểu học trí nhớ vào giai đoạn này chỉ mang tính máy móc chủ yếu các em chỉ nắm được những gì đã nghe, đã thấy chứ không hoàn toàn hiểu hết những ý nghĩa nội dung, hoặc những điều mang tính cụ thể và cần tư duy.

Tác động của trí nhớ đối với sự phát triển nhận thức

– Giai đoạn 2 năm cuối Tiểu học khả năng hiểu ý và ghi nhớ ý nghĩa dần được nâng lên và các em biết hình thành những mục đích và có kế hoạch trong việc ghi nhớ những kiến thức đó. Mức đó ghi nhớ lúc này còn phụ thuộc vào khả năng tập trung của các em nếu năng lượng là tối đa mức ghi nhớ sẽ đạt mức hiệu quả nhất.

Tóm lại giáo dục học sinh Tiểu học chưa bao giờ là dễ dàng để trẻ có thể được giáo dục toàn diện các thầy cô phải nỗ lực và trau dồi bản thân rất nhiều mới đem lại được kết quả như mong muốn. 

21 Tháng mười 2021

Xuất bản bởi

Để trẻ được phát triển một cách toàn diện, các phụ huynh cần quan tâm đến việc giáo dục phát triển nhận thức cho con bên cạnh nâng cao thể chất và cảm xúc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết xoay quanh phương pháp giáo dục này và một số kỹ năng cần thiết để tăng khả năng nhận thức ở trẻ. Cùng Trường Quốc tế Sài Gòn Pearl [ISSP] tìm hiểu ngay nhé.

Xem thêm:

Thế nào là phát triển toàn diện của trẻ em?

TOP 8 cách học online hiệu quả cho trẻ như khi học tại trường

8 lợi ích của việc học online  cho trẻ mầm non và tiểu học

Phát triển nhận thức là gì?

Giáo dục phát triển nhận thức là tăng khả năng nhận biết, hướng suy nghĩ của trẻ tập trung vào 3 lĩnh vực chính sau: làm quen với toán học, khám phá khoa học và khám phá xã hội. Các bậc phụ huynh nên thực hiện việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là tốt nhất. Bởi đây là thời điểm lý tưởng để trẻ tiếp thu nhiều điều mới và khám phá thế giới xung quanh. Hơn nữa, việc này còn giúp nâng cao khả năng tư duy, góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.

Đặt lịch tham quan Trường Mầm Non Quốc Tế Sài Gòn Pearl [ISSP] ngay hôm nay để trải nghiệm phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ mầm non tại trường

Trong quá trình giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ, phụ huynh cần quan tâm đến năm kỹ năng quan trọng sau để việc nuôi dạy trẻ trở nên hiệu quả hơn.

Truyền đạt ý rõ ràng bằng câu ngắn

Khi trẻ quan sát một sự vật, hiện tượng xung quanh thì sẽ có xu hướng truyền đạt cảm xúc hay ý nghĩ về đối tượng đó. Tuy nhiên, trẻ ở lứa tuổi mầm non nên khả năng ngôn ngữ còn hạn chế. Trong các trường hợp này, phụ huynh có thể đưa ra các hướng dẫn đơn giản để giúp con truyền đạt ý rõ ràng, mạch lạc hơn.

Để giúp trẻ có thể nói một câu rõ ràng, dễ hiểu, các bậc phụ huynh có thể trợ giúp bằng cách gợi ý các câu ngắn. Đơn giản như, khi bé chào hỏi người khác, phụ huynh có thể gợi ý câu chào “Con chào ông [bà] ạ”, thay vì để trẻ tự giao tiếp bằng câu “Chào ạ”. Phụ huynh nên dành thời gian hướng dẫn trẻ sử dụng các câu ngắn đơn giản trong các sự việc thường gặp hằng ngày để tạo thói quen giao tiếp tốt cho trẻ.

Hướng dẫn trẻ truyền đạt ý rõ ràng bằng câu ngắn

Kể chuyện theo thứ tự

Một kỹ năng quan trọng trong việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua đó chính là kể chuyện theo thứ tự. Khi tường thuật về một sự việc gặp phải trước đó, trẻ có xu hướng kể một cách lộn xộn, không theo bất cứ trình tự nào. Chắc hẳn đây là một điều vô cùng bình thường, có thể gặp ở bất kỳ đứa trẻ nào. 

Phụ huynh có thể phát triển kỹ năng kể chuyện theo thứ tự ở trẻ bằng cách giúp trẻ nhận biết được sự kiện nào xảy ra trước và hướng dẫn trẻ kể lại theo trình tự xảy ra. Có thể bắt đầu với việc sinh hoạt hằng ngày để trẻ có cảm giác quen thuộc, sau đó tăng mức độ khó lên bằng các tình huống giả định mà phụ huynh xây dựng. Việc luyện tập cho trẻ kỹ năng kể chuyện theo thứ tự sẽ nâng cao khả năng tư duy cho trẻ.

Hướng dẫn trẻ kể chuyện theo thứ tự

Đếm từ 1 đến 10

Trong cuộc sống hằng ngày, trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều đối tượng, sự vật khác nhau. Tuy nhiên, khi trẻ không nhận thức được số lượng từ chính đối tượng mà mình tiếp xúc thì sẽ gây nên tình trạng mơ hồ, kém nhận thức và giảm khả năng tưởng tượng. Phụ huynh có thể trợ giúp bằng cách dạy cho trẻ đếm số từ 1 đến 10.

Để trẻ có thể đếm thành thạo từ 1 đến 10, phụ huynh có thể bắt đầu từ việc cho trẻ đếm các dụng cụ, đồ vật trong nhà. Từ những cái cốc uống nước cho đến cây cối trong vườn. Khi trẻ đã quen, có thể gợi ý một số đồ vật có tính chất khó hơn, đòi hỏi trẻ phải tư duy. Quá trình giáo dục phát triển nhận thức bằng kỹ năng đếm số này sẽ là nền tảng để trẻ học tập tốt về sau.

Hướng dẫn trẻ đếm từ 1 đến 10

Phân biệt được thực tế và hư cấu từ truyện

Trẻ ở độ tuổi mầm non thường yêu thích việc đọc những mẩu truyện về đa dạng chủ đề khác nhau. Có tác phẩm lấy cảm hứng sáng tác từ những sự việc ở thực tế, cũng có những mẩu truyện mà nội dung hoàn toàn là hư cấu. Điều quan trọng ở đây đó chính là trẻ phải nhận biết được đâu là sự việc thực tế, đâu là sự kiện chỉ có thể có trong tưởng tượng.

Khả năng phân biệt được thực tế và hư cấu từ truyện rất quan trọng vì kỹ năng này sẽ theo trẻ cho đến khi trưởng thành. Do vậy, phụ huynh nên cho trẻ tiếp cận sớm loại hình giáo dục phát triển nhận thức này ngay từ bé để trẻ được phát triển một cách toàn diện. 

Giáo viên hoặc phụ huynh có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng phân biệt thực tế và hư cấu bằng cách đặt vấn đề và yêu cầu trẻ giải thích lý do vì sao trẻ lại tin rằng đó là một sự việc thực tế hay chỉ là sự hư cấu. Ngoài ra, trẻ cũng có thể cùng với bạn bè tự đặt câu hỏi rằng “Tại sao một điều gì đó lại là sự thật?”. Việc này cũng góp phần giúp trẻ cải thiện tư duy phản biện của mình. 

Hướng dẫn trẻ phân biệt được thực tế và hư cấu từ truyện

Nghe hiểu hướng dẫn theo quy trình

Việc nghe hiểu hướng dẫn theo quy trình là một kỹ năng giáo dục phát triển nhận thức có sức ảnh hưởng đến tương lai của trẻ sau này. Bởi có nhiều công việc yêu cầu cần phải làm theo từng bước như quy trình thì mới có thể hoàn thành, điển hình như nấu ăn. Vì thế phụ huynh nên giáo dục kỹ năng này cho trẻ từ khi còn bé để giúp cho sự phát triển công việc trong tương lai của trẻ sau này.

Ở độ tuổi từ 3-5 tuổi, trẻ khó có thể nghe và hiểu hướng dẫn theo quy trình bởi vì khả năng ghi nhớ của trẻ thường ngắn hơn. Việc làm theo nhiều bước, đặc biệt là các bước có độ phức tạp cao sẽ khiến cho trẻ dễ nản chí và muốn từ bỏ. Bởi vậy, phụ huynh nên sử dụng các bước ngắn và trực tiếp, đồng thời cũng phải khác biệt, không nên có sự trùng lặp trong quá trình hướng dẫn cho trẻ. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên sử dụng các hình ảnh minh họa rõ ràng cho từng bước để trẻ tăng hứng thú học tập.

 

Hướng dẫn trẻ nghe hiểu hướng dẫn theo quy trình

Trường Quốc Tế ISSP - Tập trung giáo dục phát triển nhận thức lấy trẻ làm trung tâm

Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl [ISSP] là trường mầm non và tiểu học quốc tế tại khu vực Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Trường trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế lâu đời Cognita [Anh Quốc] với hơn 85 trường thành viên trên toàn thế giới được chứng nhận bởi 2 tổ chức uy tín quốc tế là CIS [Council of International School] và NEASC [New England Association of Schools and Colleges]. Trường hiện cũng đang là ứng cử viên giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học [IB PYP].

Khi đến với Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl, trẻ ở độ tuổi mầm non sẽ được giảng dạy với phương pháp Reggio Emilia, lấy trẻ làm trung tâm của việc giáo dục, tập trung giáo dục phát triển nhận thức, kỹ năng sống thiết yếu cho trẻ, tạo tiền đề vững chắc để giúp trẻ vững bước vào tương lai. 

Trường Mầm Non Quốc Tế Sài Gòn Pearl [ISSP] vô cùng hân hạnh được chào đón quý phụ huynh đến tham quan trường để có những trải nghiệm thực tế và đánh giá khách quan về cơ sở vật chất cũng như môi trường học tập tại trường. Quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP bằng 2 cách thức dưới đây:

  • Số điện thoại: +84 [028] 2222 7788.
  • Email: .

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, phụ huynh sẽ tìm được hình thức giáo dục đúng đắn cho con em của mình, giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai.

Xem thêm:

Danh sách 10 trường tiểu học quốc tế tại TP. HCM uy tín và chất lượng 2022 – 2023

Danh sách 10 trường quốc tế tại TP. HCM uy tín và chất lượng 2022 - 2023

Tour tham quan trường
Nhấp vào đây để đặt lịch hẹn

< Quay lại blog

Video liên quan

Chủ Đề