Sự tiến hóa văn hóa của loài người năm 2024

Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người, quá trình hình thành loài người, sự tiến hóa văn hóa của người hiện đại.

1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người

Cấu tạo cơ thể người rất giống thể thức cấu tạo chung của động vật có xương sống như các thành phần của bộ xương, vị trí sắp xếp các nội quan...

Trên cơ thể người có những cơ quan thoái hóa là di tích của những cơ quan xưa kia phát triển ở động vật như ruột thừa, xương cụt...

Tổ tiên chung của người và các loài vượn hiện nay là loài vượn người sống trên cây. Khi rừng thu hẹp, loài vượn cổ đại chuyển xuống sống trên các đồng cỏ → khả năng đi thẳng là có lợi vì có thể phát hiện kẻ thù từ xa, giải phóng đôi tay trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động, vũ khí…

2. Sự phát sinh loài người

Từ loài vượn người cổ đại Australopithecus đã phân hóa thành nhiều loài khác nhau, trong đó có nhánh tiến hóa thành loài Homo habilis [người khéo léo, có bộ não khá phát triển 575 cm; biết sử dụng công cụ bằng đá]; từ loài này hình thành nên nhiều loài khác trong đó có loài Homo erectus [người đứng thẳng] và tiếp đến là người hiện đại Homo sapiens và loài gần gũi với loài người hiện đại là Homo neanderthalensis [đã bị loài hiện đại cạnh tranh và làm tuyệt chủng cách đây khoảng 30.000 năm].

3. Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa

Khi tiến hóa sinh học đem lại cho con người 1 số đặc điểm thích nghi như: bộ não lớn với các vùng ngôn ngữ và tiếng nói phát triển; bàn tay linh hoạt từ chỗ chỉ biết sử dụng những công cụ bằng đá thô sơ để tự vệ và bắt thú rừng đến biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn, biết chế tạo quần áo, lều trại trú ẩn đến hình thành làng mạc, đô thị: đó là tiến hóa văn hóa. Vậy tiến hóa văn hóa là sản phẩm của tiến hóa sinh học.

Nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người có thể dạy nhau cách, sử dụng và sáng tạo ra công cụ, không còn trông đợi vào những biến đổi về mặt sinh học.

Trả lời phỏng vấn báo The Independent, Giáo sư, Tiến sĩ Mithen nhấn mạnh: “Sự phát triển khả năng nói của con người chắc chắn là chìa khóa tạo nên nhiều sự tiến hóa về thể chất và văn hóa của con người sau này. Đó là lý do tại sao việc xác định thời điểm xuất hiện của các dạng ngôn ngữ sớm nhất lại rất quan trọng”.

Nghiên cứu của ông được công bố trong tháng này cho thấy loài người thời kỳ đầu phát triển ngôn ngữ sơ khai lần đầu tiên từ khoảng 1,6 triệu năm trước ở miền Đông hoặc miền Nam châu Phi. Kết quả này có được qua quá trình phân tích chi tiết tất cả các bằng chứng khảo cổ, giải phẫu cổ, di truyền, thần kinh và ngôn ngữ có sẵn. Khi kết hợp lại, tất cả các bằng chứng cho thấy sự ra đời của ngôn ngữ xảy ra như một phần của quá trình tiến hóa của loài người và những phát triển khác từ cách đây khoảng 2 triệu - 1,5 triệu năm.

Điều đáng chú ý là kích thước bộ não con người tăng đặc biệt nhanh chóng từ 2 triệu năm - 1,5 triệu năm Trước Công nguyên [TCN]. Liên quan đến sự gia tăng kích thước não đó là sự tái tổ chức cấu trúc bên trong của não - bao gồm cả sự xuất hiện lần đầu của khu vực thùy trán, đặc biệt liên quan việc nói và hiểu ngôn ngữ. Cấu trúc được các nhà khoa học gọi là vùng Broca này dường như đã phát triển từ những cấu trúc trước đó chịu trách nhiệm về khả năng giao tiếp bằng cử chỉ bàn tay và cánh tay của loài người thời kỳ đầu.

Nghiên cứu mới cho thấy sự xuất hiện của vùng Broca cũng có liên quan đến sự cải thiện về trí nhớ ngắn hạn - một yếu tố quan trọng trong việc hình thành câu. Tuy nhiên, những bước tiến hóa khác cũng rất quan trọng đối với sự ra đời của ngôn ngữ sơ khai. Trở lại khoảng 1,8 triệu năm trước, sự xuất hiện của loài vật tiến hóa đi bằng hai chân phát triển hơn cùng những thay đổi về hình dạng hộp sọ của loài người gần như chắc chắn đã bắt đầu quá trình thay đổi hình dạng và vị trí của cơ quan phát âm, từ đó tạo ra khả năng nói.

Bằng chứng quan trọng khác từ các hồ sơ khảo cổ học cho thấy khoảng 1,6 triệu năm TCN là thời điểm gần đúng mà con người bắt đầu biết nói. So với nhiều loài động vật khác, con người không đặc biệt mạnh. Để tồn tại và thịnh vượng, họ cần phải bù đắp cho điểm yếu thể chất tương đối đó. Về mặt tiến hóa, ngôn ngữ gần như chắc chắn là một phần của chiến lược bù đắp sức mạnh thể chất đó. Đơn cử như để săn những động vật lớn, con người thời kỳ đầu cần khả năng lập kế hoạch và phối hợp nhóm tốt hơn. Sự phát triển của ngôn ngữ sẽ rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho điều đó. Khoảng 1,6 triệu năm TCN cũng chứng kiến sự ra đời và truyền tải văn hóa giữa các thế hệ của công nghệ chế tạo công cụ bằng đá phức tạp hơn nhiều. Sự truyền đạt lâu dài những kiến thức và kỹ năng phức tạp từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng hàm ý rõ ràng về sự tồn tại của lời nói. Hơn nữa, giao tiếp bằng ngôn ngữ có lẽ rất quan trọng trong việc cho phép con người tồn tại ở các vùng sinh thái và khí hậu khác nhau.

Giáo sư Mithen nhấn mạnh những phân tích trên đã phản ánh vai trò của ngôn ngữ trong quá trình con người tiến hóa một cách sâu sắc. Nghiên cứu này cũng đã được đưa vào cuốn sách mới mang tên "The Language Puzzle", xuất bản trong tháng 3 này. Trong cuốn sách còn chỉ ra rằng trở lại trước thời điểm 1,6 triệu năm trước, con người có khả năng giao tiếp hạn chế hơn nhiều, có lẽ chỉ có vài chục tiếng động và cử chỉ cánh tay khác nhau trong từng bối cảnh cụ thể, do đó không thể được sử dụng để lập kế hoạch tương lai. Muốn lập được kế hoạch, cần có ngữ pháp cơ bản và các từ riêng lẻ.

Chủ Đề