Tác hại của game online đối với học sinh sinh viên

[HNM] - Các trò chơi điện tử [hay game online] từ lâu đã trở nên quen thuộc với nhiều thanh, thiếu niên, song nó rất nguy hại khi vượt ra khỏi việc giải trí đơn thuần. Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới [WHO] chính thức bổ sung chứng nghiện trò chơi điện tử là một bệnh lý về tâm thần trong danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế, đồng thời cảnh báo chơi game online có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và rất cần được giám sát.
 

Điều trị bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm do nghiện game online.


Tàn tạ vì... game online Những tác hại do nghiện game gây ra đã được nhiều chuyên gia y tế cảnh báo. Thế nhưng, tình trạng nhiều người trẻ chơi game dẫn đến suy kiệt sức khỏe, gây rối loạn tâm thần vẫn đang là nỗi lo lắng đối với nhiều gia đình. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 cho biết, tỷ lệ học sinh trầm cảm đang gia tăng, trong đó có nguyên nhân do nghiện game. Đáng chú ý, học sinh, sinh viên trầm cảm do áp lực học hành vào viện điều trị ít hơn nhiều so với trường hợp vào cai nghiện game. Thậm chí, hành vi tấn công bạn học, người thân ở một bộ phận học sinh hiện nay cũng bắt nguồn do nghiện game. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tô Thanh Phương, Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 đã từng tiếp nhận điều trị cho một trường hợp học lớp 6 ở Hà Nội bị nghiện game. Sinh ra trong một gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, nên cậu bé đã được bố mẹ trang bị cho một loạt thiết bị công nghệ hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính cá nhân đắt tiền. Chính các thiết bị này đã tiếp sức cho cậu bé bước vào con đường nghiện game. “Từ một học sinh chăm ngoan, học giỏi, cậu bé đã trở thành học sinh cá biệt, thường xuyên bỏ học đi chơi game. Khi đến bệnh viện, ngay cả khi tôi trò chuyện, nhưng cháu vẫn cắm cúi chơi game, bỏ mặc câu hỏi...”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tô Thanh Phương chia sẻ. Bệnh viện Quân y 103 cũng từng điều trị cho một thiếu niên 16 tuổi nhưng trí tuệ, tương tác chỉ như một đứa trẻ 5 tuổi. Bác sĩ Nguyễn Tất Định, Khoa Tâm thần [Bệnh viện Quân y 103] kể: Trường hợp này có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt, bố mẹ đã ly hôn, cháu sinh sống cùng mẹ và bà ngoại. Để tiện cho việc học tập của con, người mẹ đã trang bị một bộ máy vi tính. Vì không thể kiểm soát được mọi việc làm của con, dẫn đến con dồn hết thời gian ăn uống, học tập vào việc chơi game, lâu dần bị nghiện. Khi tiếp nhận trường hợp này, bệnh viện đã điều trị bằng thuốc chống trầm cảm phối hợp với nhóm thuốc an thần nhẹ… Bác sĩ Nguyễn Tất Định cho rằng, ranh giới giữa việc chơi game và nghiện game hết sức mong manh. Trong thời đại ngày nay, nguy cơ rối loạn tâm thần do chơi game ở Việt Nam có xu hướng gia tăng, rất đáng báo động. Nhiều gia đình thường e ngại và chỉ đưa con đi khám khi trẻ có các dấu hiệu nặng như trầm cảm, hay đập phá, có hành vi tự sát…

Hai yếu tố giúp trẻ tránh nghiện game

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới - WHO, có tới 70-80% trẻ em từ 10 đến 15 tuổi thích game online, trong đó, tỷ lệ trẻ bị nghiện chiếm khoảng 10-15%. Học sinh đã nghiện game online, kéo theo hàng loạt hệ lụy như: Sa sút về thể lực và tinh thần, trầm cảm, hay cáu gắt, bỏ bê việc học hành, đặc biệt là không kiểm soát được hành vi của bản thân. Giáo sư, Tiến sĩ Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, Khoa Tâm thần [Bệnh viện Quân y 103] đánh giá, nghiện game cũng giống như nghiện nhiều chất kích thích thần kinh khác, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người nghiện.

Nghiện game online là một bệnh lý về tâm thần trong giới trẻ. Ảnh: Xuân Lộc

Gia đình và nhà trường là hai yếu tố rất quan trọng trong việc giúp trẻ tránh bị nghiện game. Bác sĩ Ngô Anh Vinh, Khoa Sức khỏe vị thành niên [Bệnh viện Nhi trung ương] cho rằng, bố mẹ không nên trang bị cho con những chiếc điện thoại thông minh hay máy tính xách tay, đồng thời cần giám sát trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện vấn đề bất thường. Cùng với đó, giải thích cho trẻ về những tác hại của việc nghiện game và lập thời gian biểu những việc làm hằng ngày để hướng trẻ thực hiện theo, trong đó có quy định sử dụng game online một cách hợp lý. Đặc biệt, bố mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm, gần gũi, chia sẻ với trẻ, khuyến khích con tham gia những hình thức giải trí mang tính cộng đồng như: Chơi thể thao, sinh hoạt đội nhóm... Từ đó, định hướng cho trẻ đến một cuộc sống có ý nghĩa. Còn phía nhà trường, tăng cường công tác quản lý, thi đua, tuyên truyền, giáo dục để học sinh tự ý thức và nâng cao nhận thức của mình về những mặt tốt, xấu của game online. Ngoài ra, tổ chức những câu lạc bộ vui chơi, những hoạt động ngoại khóa trong phạm vi trường học để tạo sân chơi bổ ích cho học sinh. Bác sĩ Ngô Anh Vinh cảnh báo, trẻ được xác định nghiện game hay mắc rối loạn chơi game khi thỏa mãn những tiêu chí sau, đó là trẻ không điều khiển được bản thân khỏi game, chơi ở bất cứ đâu, địa điểm, chơi liên tục, chơi bất kể lúc nào. Trẻ coi trọng việc chơi game hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống, giảm khả năng giao tiếp. Giai đoạn lạm dụng game có thể kéo dài, mới xảy ra hoặc theo mùa, không có thời gian cố định…

"Ngay khi nhận biết các dấu hiệu trẻ mắc chứng nghiện game, cha mẹ cần cho trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được can thiệp, điều trị. Điều quan trọng nhất vẫn là ngăn chặn nghiện game bằng cách tạo không gian, thời gian cho trẻ tham gia hoạt động thể chất tích cực hằng ngày", bác sĩ Ngô Anh Vinh đưa ra lời khuyên.

Thứ Hai, Tháng Một, 2018 7282 lượt xem

Như chúng ta biết, Game online là một sản phẩm của công nghệ cao, của tri thức, cũng là trò chơi giải trí hiện đại và thông dụng nhất của giới trẻ ngày nay. Vẫn biết chơi game là để giảm bớt căng thẳng trong học tập nhưng ranh giới giữa giải trí và nghiện ngập ngày càng trở nên mong manh. Game online đưa con người vào thế giới ảo được thiết kế với các tính năng gần như thế giới thật, người chơi được tạo hình nhân vật và hoà mình vào một thế giới mới, mà ở đó người chơi có thể biến những điều kiện không thể thành có thể và có thể khẳng định mình trong  thế giới ảo. Chính vì thế mà sức hút của game online ngày càng được lan nhanh vào các trường học kể cả các trường ĐH, CĐ khiến cho không ít học sinh sinh viên bị cuốn vào vòng xoáy đó. Cũng không thể phủ nhận những lợi ích của game online song một khi đã nghiệm game rồi thì ảnh hưởng của nó quả thực là không nhỏ không những đến kết quả học tập, sức khoẻ mà còn nhân cách và cả lối sống nữa. Điều đó khiến chúng ta không thể không lo lắng cho giới trẻ mà chủ yếu là học sinh, sinh viên – lực lượng chính trong giới tri thức trẻ, là bộ mặt của xã hội, tương lai của đất nước. Do đó mà vấn đề này thật sự là cần thiết và quan trọng cần được nhanh chóng giải quyết.

Game online có thể gây nghiện dẫn đến nhiều tác hại xấu cả về sức khỏe và tinh thần.

Được so sánh tương tự với việc nghiện ma túy, chứng nghiện game online được các nhà khoa học xem xét đưa vào một trong những loại bệnh lý tâm thần. Nguyên nhân là do chơi game online quá lâu trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều tác hại cả về sức khỏe lẫn tinh thần, gây rối loạn tâm sinh lý.

Hơn thế nữa, việc tâm lý của người chơi game bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến các hành vi lệch lạc, bạo lực như giết người, cướp của… đã diễn ra trong thời gian vừa qua mà thủ phạm là các game thủ tuổi đời còn rất trẻ

Về mặt sức khỏe

Rối loạn giấc ngủ và tổn thương não bộ:

Việc chơi game thường xuyên khiến bạn phải tiếp xúc trực tiếp với màn hình máy tính hoặc điện thoại với ánh sáng yếu, phản quang sắc xanh liên tục trong nhiều giờ. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể hạn chế tiết ra chất melatonin – một hoóc-môn quan trọng có tác dụng điều hòa chu kỳ sinh học của con người và tác động đến giấc ngủ của con người vào ban đêm.

Thường xuyên chơi game và tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình máy tính sẽ khiến bạn không có giấc ngủ ổn định, ngủ không sâu, dễ bị gián đoạn giấc ngủ.

Hơn thế nữa, việc thường xuyên chơi game sẽ làm giảm thời gian bạn giành cho việc ngủ, ngủ không đủ giấc dẫn đến mệt mỏi, mất sức.

Điều này rất có hại với sức khỏe và não bộ, nếu ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm, cơ thể rất dễ bị suy nhược, không tập trung. Thường xuyên kéo dài tình trạng này sẽ khiến bạn bị suy giảm tế bào thần kinh,giảm trí nhớdẫn đến làm tổn thương não bộ.

Do việc chơi game thường xuyên ngồi quá lâu một chỗ với một tư thế khiến cơ bắp dễ bị tổn thương.

Việc ngồi quá lâu trước máy tính để chơi game sẽ khiến cơ thể không được vận động, làm giảm quá trình lưu thông máu đến toàn bộ cơ thể.

Không những thế, việc ngồi sai tư thế, ngồi nghiêng người trong thời gian dài liên tục có thể dẫn đến cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm.Lâu dài, sẽ dẫn đến đau lưng mãn tính và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.

Dẫn tới vô sinh

Ngồi lâu một chỗ với một tư thế duy nhất khiến các cơ quan sinh dục bị chèn ép, không thể giải nhiệt được.Điều này rất có hại với cơ quan sinh dục, nhất là với nam giới, Ngồi quá lâu sẽ khiến cơ quan sinh dục bị hủy hoại, giảm lượng tinh trùng và dẫn đến nguy cơ vô sinh cao hơn.

Trí nhớ suy giảm

Chơi game liên tục kéo dài sẽ khiến cơ thể kém linh động và nhanh nhẹn. Điều này làm giảm khả năng tiếp nhận thông tin và lưu giữ thông tin một cách hiệu quả.Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là tình trạng hay quên, mất trí nhớ tạm thời.

Mất tập trung

Dành thời gian chơi game quá nhiều sẽ khiến bạn ít tập trung cho những công việc bình thường khác. Với những người nghiện game thì sự tập trung của họ chỉ dành hết cho cuộc sống ảo trong game mà quên đi cuộc sống thường nhật. Điều này khiến họ không thể tập trung làm việc hay học tập.

Về mặt tinh thần

Không phân biệt được cuộc sống thật và cuộc sống trong game.

Chứng nghiện game được so sánh tương tự như việc nghiện thuốc phiện. Các game thủ sau thời gian dài chơi game, quen với cuộc sống ảo rất dễ quên đi cuộc sống thật sự. Mọi sinh hoạt và hành động bị chi phối và ảnh hưởng từ game online.

Hạn chế các mối quan hệ

Vì chỉ tập trung với các mối quan hệ ảo trong game, ít dành thời gian cho những người xung quanh nên những game thủ rất dễ rơi vào tình trạng bị cô lập do hạn chế các mối quan hệ, ngoài đời thật.

Rối loạn tâm lý

Các game thủ sau thời gian mải mê sống ảo rất dễ bị rối loạn tâm sinh lý. Một phần là do tác dụng giải trí quá đà của game dẫn đến tình trạng hưng phấn quá mức hoặc tiêu cực quá mức khi chơi game. Một phần khác là do bị ảnh hưởng bởi game nên dễ dẫn đến các hành vi sai trái, bạo lực.

Thực trạng.

Hiện nay ở nước ta, tình hình phát triển của game online rất nhanh, số lượng các điểm kinh doanh internet vẫn lớn đặc biệt là xung quanh các trường học,diện tích các ki ốt nhỏ nhưng chủ quán thường tận dụng tối đa diện tích để lắp đặt máy tính chỉ để chừa lại lối đi nhỏ, nhiều quán net còn mở nhiều dịch vụ khác như nước giải khát, mỳ tôm… để phục vụ cho các game thủ chơi thâu đêm. Những ngày hè nóng bức hay mùa đông lạnh giá nhiều quán vẫn đông khách mà trong đó có tới 95% là sinh viên, học sin [ ảnh có tính minh họa ]

Thứ nhất, nhiều bạn học sinh, sinh viên chơi game cho đỡ buồn thành nghiện game. Nhiều bạn sinh viên từ quê mới lên nhập học phải bắt đầu một cuộc sống tự lập sống xa gia đình thiếu sự quản lý kèm cặp của bộ mẹ lại chưa bắt nhịp được với cuộc sông mới, môi trường mới, mà chưa có bạn bè cộng với việc đột nhiên phải tiếp xúc với một chương trình học hoàn toàn mới lạ sẽ không thể tránh khỏi những chán nản, thất vọng và buồn nên tìm vào các quán game giải trí nhưng chơi nhiều rồi thành quen, càng chơi lại càng không thể bỏ được. Hoặc có nhiều bạn chủ quan với chương trình học cho rằng đén lúc thi học cũng chưa muộn.thời gian lên lớp học một buổi còn một buổi rảnh rỗi nên tìm tới sự giải trí

Thứ hai, chơi game là giải trí sau những giây phát học tập mệt mỏi và căng thẳng, thế nhưng  nhiềuhọc sinh,sinh viên lại dành quá nhiều thời gian của mình để chơi game. Thậm chí còn có nhiều sinh viên chơi thâu đêm suốt sáng, hôm sau đến lớp thì ngủ gà ngủ gật, nhiều khi còn quên ăn quên ngủ hoặc nhịn ăn để chơi game, sống xa gia đình không có ai kèm cặp lại càng dễ bị sa ngã. Một bạn sinh viên chia sẻ: “Các game chủ yếu là cày game, dễ dàng quên ăn quên ngủ, bỏ 100% thời gian của mình vào game bao gồm cả các hoạt động tham gia các sự kiện do  nhà phát hành game tổ chức định kỳ. Mà các hoạt động này đòi hỏi phải online liên tục nếu không sẽ chậm lên đẳng cấp hoặc thấp hơn người khác. Nên nhiều lúc quên cả ăn hay ăn mỳ tôm qua loa cho xong vừa nhanh lại vừa tiện lại không phải xa máy tính”.

Thứ ba, thậm chí nhiều sinh viên chơi game một cách quá mức biết nó ảnh hưởng đến việc học hành… nhưng vẫn không thể bỏ được, mải bị lôi cuốn vào thế giới ảo, với những anh hùng, hiệp sĩ được sống một kiếp sống giang hồ.

Ảnh hưởng của game đối với cuộc sống học sinh,sinh viên:

Một là, chơi game nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hiện nay số người cận của VN tăng lên rất nhanh chủ yếu là sinh viên và nguyên nhân chính là do ngồi trước máy tính quá nhiều, mắt phải làm việc lâu mà không được thư giãn. Ngồi quá lâu cũng dễ ảnh hưởng đến cột sống, và cũng đã có những chứng minh về sự vô sinh hoặc con sinh ra sẽ rất yếu do nguyên nhân này. Cũng có khi vì quá mải chơi không thoát ra được khỏi game mà quên ăn  quên ngủ dễ làm cho cơ thể mệt mỏi, ốm yếu và phát triển không cân đối vì khi ngủ giúp cơ thể điều hoà và tiết ra một số loại hooc môn cần thiết để phát triển thể chất… trong những năm vừa rồi có lẽ cũng không kể hết được số ca cấp cứu trong bệnh viện cũng là do nguyên nhân trên. Từ đó dẫn tới việc không có đủ sức để học làm cho kết quả đi xuống.

Hai là, sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thời gian học hầu như đã bị chiếm đoạt bởi game, tối thì thức khuya chơi game sáng mai đến lớp thì ngủ gà ngủ gật, đầu óc mu muội không tỉnh táo, tinh thần thì uể oải đương nhiên là không thể tiếp thu được bài học cộng với việc về nhà càng ít đụng đến sách vở dẫn đến kết quả học ngày càng sa sút đi xuống nghiêm trọng. Và đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra, bố mẹ ở quê làm lụng vất vả cho con cái ăn học mà kết quả là những đứa con học hành kém cỏi thậm chí còn bị đuổi học. Cánh cổng đại học là ước mơ của bao người, là cả một quá trình nỗ lực và phấn đấu không mệt mỏi, để vào được thật không dễ dàng gì, nếu không thật sự cố gắng thì mình sẽ tự huỷ hoại chính thành quả đó.

Ba là, thế giới ảo cũng đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ tới nhân cách sống và văn hoá của giới trẻ.Học sinh, Sinh viên bị những hình ảnh bạo lực chém giết trong game tác động vào tâm lý và tạo nên sở thích bạo lực dễ trở nên cục cằn khó tính và có những hành vi ứng xử thiếu văn hoá. Game online còn gây ra nhiều vụ án đau lòng, những năm gần đây những vụ án do game gây ra tăng nhanh chóng. Do thiếu tiền chơi hoặc mua đồ trong game, những con thú thần có thể lên đến hàng triệu, chục triệu… mà các sinh viên có thể gây án bằng nhiều cách như trộm cướp tài sản thậm chí có thể giết người hành động tàn ác như các nhân vật trong game ảo, và ta cũng không thể tránh khỏi những sót xa khi chứng khiến bao nhiêu vụ các game thủ hành động tàn nhẫn với cả những người trong gia đình mình, sẵn sàng ra tay không từ thủ đoạn nào khi đó là cha là mẹ mình.

Bốn là, ảnh hưởng quan trọng nhất là tới tương lai vận mệnh của đất nước sẽ phải làm gì đây khi vài năm nữa thôi một lực lượng tri thức trẻ, đóng vai trò trụ cột của đất nước bước ra đời với gần 50% trong số đó là nghiện game, nhìn đâu đó bóng dáng quen thuộc những học sinh, sinh viên còi cọc với cặp kính nặng trĩu trên mặt, đôi mắt không còn trong sáng vô tư hay quyết liệt và đầy đam mê, mang trong mình một khối óc u mê và đầy mụ mẫm. Điều đó quả thật không phải là điều mà cả xã hội này mong muốn trước khi cho con em mình bước vào cổng trường đại học.

Để sinh viên bắt đầu một cụoc sống tự lập, học tập hiệu quả thì giải pháp đặt ra ở đây là:  

Một là, về phía Học sinh sinh viên, cần năng tham gia và các hoạt động giải trí lành mạnh như các hoạt động thể dục thể thao, tham gia các CLB, các hoạt động do Đoàn hội tổ chức: như hiến máu nhân đạo, vì trẻ thơ, sinh viên tình nguyện… Điều đó làm cho Học sinh, sinh viên hoà đồng đoàn kết lại với nhau hơn mang lại cho mình một bản tính năng động sáng tạo, điều đó rất cần cho sau này khi ra trường. Và nếu có chơi game để xả stress thì phải vào những thời gian hợp lý, vẫn phải đảm bảo ăn uống sinh hoạt phù hợp.

Hai là, về phía nhà trường, cũng cần tổ chức nhiều hoạt động mang tính lành mạnh bổ ích cho học sinh, sinh viên, hướng các em Hoc sinh, sinh viên tới những thông tin và hoạt động mới mẻ cần thiết cho nghề nghiệp sau này khi ra trường Và có những hình phạt thích đáng cho những trường hợp bỏ học không lên lớp hoặc lên lớp mà không tập trung, ngủ trong lớp.

 Phía nhà trường  tiếp tục để xuất với cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp quản lý các loại game, để thực sự game mang tính lành mạnh không quá bạo lực, và nên xây dựng các chế tài hợp lý cho việc kinh doanh của các cơ sở internet như: qui định thời gian đóng mở cửa, hoặc cấm sử dụng một số phần mềm game không tốt loại game nào, làm sao cho mọi trò chơi đơn giản chỉ là để giải trí mà thôi.

Ba là, về phía gia đình của học sinh, sinh viên thì cần có những hình thức theo dõi con mình. Như việc không cho thêm tiền sinh hoạt phí, gia đình cần phải theo sát những bước đầu của con mình để tránh hình thành nên những thói quen xấu hoặc tiếp tục thực hiện nó, có những biện pháp tác động đến con cái, để mọi việc trở nên khichưa quá muộn.

 Vẫn biết là vấn đề liên quan đến mạng, thông tin rất khó quản lí nhưng hy vọng trong thời gian tới sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, thường xuyên tuyên truyền tác hại của việc chơi game, tạo nhiều sân chơi cho học sinh sinh viên, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thaovà nhiều những hoạt động khác, giúp học sinh sinh viên có sức khỏe năng nổ hoạt bát tự tin trong giao tiếp, phấn chấn hơn trong việc học tập. Mỗi học sinh, sinh viên chúng ta hãy nói không với game online.

Video liên quan

Chủ Đề