Tai lieu panama la gi

Vụ rò rỉ 2.6TB tài liệu Panama có liên quan đến việc trốn thuế, rửa tiền và tham nhũng đang nóng mấy ngày qua, các tài liệu công bố có liên quan đến nhiều chính trị gia lớn, tổng thống, những người siêu giàu. Có nhiều cái thú vị trong vụ án cấp độ cực lớn ở lần này.

Tai lieu panama la gi

Tài liệu Panama (Panama Papers) là một bộ 11,5 triệu tài liệu mật được tạo ra bởi nhà cung cấp dịch vụ của công ty Panama Mossack Fonseca cung cấp thông tin chi tiết về hơn 214.000 công ty hộp thư, bao gồm cả danh sách của các cổ đông và các giám đốc.

Những người và các cơ quan bị nhận diện bao gồm nhiều nhà chính trị và các tổ chức giàu có và nhiều thế lực của nhiều quốc gia. 11,5 triệu tài liệu được tạo từ những năm 1970, tổng cộng 2,6 terabyte đã được trao cho tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung vào năm 2015 và sau đó đưa đến Liên đoàn phóng viên điều tra quốc tế (ICIJ), (International Consortium of Investigative Journalists) đặt tại Washington.

Tai lieu panama la gi

Nguồn ảnh từ Zing. Danh sách các chính trị gia có liên quan. Hiện tổng thống Iceland đã từ chức, Pháp đưa Panama vào danh sách đen ‘thiên đường thuế’.

Phân tích 2.6TB bằng cách nào?

ICIJ đã huy động một đội ngũ nhà báo cùng các chuyên gia dữ liệu hàng đầu giúp sàng lọc cũng như giải thích dữ liệu.

Toàn bộ số dữ liệu là 2.6TB, họ xây dựng hẳn một hệ thống máy tính hiện đại, có thể sánh ngang với mạng lưới của các cơ quan tình báo, hãng luật hay những tập đoàn lớn, để phục vụ cho công tác xử lý, phân tích, đánh giá thông tin. Dữ liệu phân tích chủ yếu là Email, Database, các file PDF và hình ảnh. Họ còn sử dụng hệ thống Nuix, sử dụng OCR (optical character recognition) để nhận diện thông tin trong hình ảnh. Tất cả mọi thông tin sẽ được chuyển đổi hết thành searchable , tức là có thể tìm kiếm được thông qua công cụ máy tính. Dữ liệu sẽ được Index đánh chỉ mục, giúp cho các nhà báo có thể tra cứu dễ dàng (giống hệ thống tìm kiếm Google).

Xem thêm tại đây: http://panamapapers.sueddeutsche.de/articles/56febff0a1bb8d3c3495adf4/ Quyền lực của tờ báo phanh phui bê bối Hồ sơ Panama

Tai lieu panama la gi

Bản đồ Panama Papers

Bản đồ Panama Papers cho cái nhìn tổng quan, giúp theo dõi, tra cứu nhanh các công ty, tập đoàn hay quốc gia có liên quan. Việt Nam có 7 công ty có tên trong danh sách, nhưng hiện chưa rõ là công ty nào.

Tai lieu panama la gi

Thiên đường trốn thuế?

Những công ty ma này núp dưới hình dạng của một doanh nghiệp hợp pháp nhưng không có hoạt động gì ngoài quản lý tiền nhưng che đậy thân phận của người sở hữu. Tuy nhiên, trụ sở của những công ty ma thường đặt ở những nơi nhà chức trách khó tìm ra chủ sở hữu trong trường hợp họ muốn.

Các khách hàng cũng cần một trung tâm tài chính nước ngoài, cái thường được gọi là Thiên đường thuế. Nó thường là các quốc đảo nhỏ, với rất nhiều ngân hàng bí mật cùng mức thuế thấp hoặc không tồn tại trên giấy tờ giao dịch. Những cái tên điển hình là quần đảo Bristish Virgin, Bahamas, Panama…. Nó giúp rửa các khoản tiền phi pháp từ tham nhũng, trốn thuế, buôn bán ma túy….

Rửa tiền là gì?

Các hoạt động rửa tiền thực chất là hợp thức hóa những khoản tiền phi pháp. Nó giúp việc sử dụng chúng không bị giám sát, khiến bại lộ các hành vi phi pháp. Khi tham nhũng, một chính trị gia cần rửa số tiền bẩn để không bị lộ. Nó sẽ được chuyển tới một công ty con của trung tâm tài chính nước ngoài. Số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản không ghi tên thuộc sở hữu của công ty ma mà không ai có thể truy tìm nguồn gốc. Từ tài khoản này, số tiền có thể được dùng hợp pháp trên khắp thế giới.

Trung Quốc

Về Trung Quốc, Panama Papers chỉ đích danh Tập Cận Bình có dính tới các hoạt động tín dụng không minh bạch, ông phản ứng lại bằng cách ra lệnh cấm và trừng phạt nghiêm khắc bất kì báo chí, truyền thông nào nhắc về vụ Panama trên đất TQ. Chi tiết tại đây: All mention of Panama Papers banned from Chinese websites

Sắp đến sẽ là Việt Nam chăng !?

Kết

Có quá nhiều kế hay trong các cách làm giàu, bài học từ những người giàu nhất thế giới. Muốn giàu không chỉ giỏi mà còn phải khôn ngoan.

Một khía cạnh khác phải bàn là bảo mật thông tin cá nhân, cấp thiết nhưng không phải ai cũng chú trọng, đến khi thấy hậu quả mới vỡ lỡ ra bảo mật thông tin nó quan trọng đến cỡ nào.

Hồ sơ Panama (tiếng Anh: Panama Papers) là bộ hồ sơ của công ty luật Mossack Fonseca, một hãng luật lớn thứ tư thế giới (trụ sở tại quốc gia Panama), bộ hồ sơ gồm 11,5 triệu tài liệu nằm trong 2,6 terabyte dữ liệu và được một nguồn tin giấu tên cung cấp cho tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung. Những tài liệu ghi lại quá trình hoạt động gần 40 năm (1977 đến tháng 12/2015) của công ty luật Mossack Fonseca.

Hồ sơ Panama lưu trữ các thông tin về việc che giấu tài sản, trốn thuế, rửa tiền của rất nhiều công ty và cá nhân trên thế giới, đặc biệt là nhiều chính trị gia, những nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và 29 tỷ phú trong danh sách 500 người giàu có nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes (Mỹ). Trong hồ sơ này có thông tin các giao dịch chuyển tiền mặt, ngày thành lập các công ty, liên kết giữa các công ty và cá nhân. Cách thức giúp khách hàng rửa tiền, tránh các biện pháp trừng phạt và trốn thuế.

Hồ sơ Panama bị lộ được cho là vụ tiết lộ tài liệu mật lớn nhất trong lịch sử, thậm chí lớn hơn vụ tiết lộ của WikiLeaks năm 2010 vì phanh phui các hoạt động tài chính bất hợp pháp liên quan đến nhiều nhân vật giàu có và quyền lực trên thế giới.

Những điều cần biết về hồ sơ Panama

Sau đây là những chi tiết cần biết về Hồ sơ Panama theo tờ The Independent của Anh:

1. Hồ sơ Panama là gì?

Lượng tài liệu mật khổng lồ tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực giấu tài sản của họ.

2. Số tài liệu đó lớn đến mức nào?

Hơn 11,5 triệu tài liệu nằm trong 2,6 terabyte dữ liệu.

3. Hồ sơ Panama đến từ đâu?

Cơ sở dữ liệu nội bộ của công ty luật Mossack Fonseca của Panama, nhà cung cấp dịch vụ tài sản ở nước ngoài lớn thứ tư thế giới. Mossack Fonseca hoạt động hợp pháp nhưng luôn bị cho là chuyên cung cấp ngầm các dịch vụ rửa tiền, trốn thuế. 

Tai lieu panama la gi

4. Ai tiết lộ?

Liên đoàn Phóng viên Điều tra Quốc tế (ICIJ) tiết lộ và tuyên bố tài liệu này đã được hơn 370 phóng viên từ hơn 70 quốc gia khác nhau thẩm định.

5. Tại sao lại ở Panama?

Khách hàng cần một nơi như Panama (thường được gọi là “thiên đường thuế”) với rất nhiều ngân hàng bí mật cùng mức thuế thấp hoặc không tồn tại trên giấy tờ giao dịch. Nơi đây dễ dàng thực hiện việc rửa các khoản tiền phi pháp từ tham nhũng, trốn thuế, buôn bán ma túy….. Panama nổi tiếng về tài khoản nước ngoài.

6. Có gì trong hồ sơ Panama?

Hơn 11 triệu tài liệu ghi lại quá trình hoạt động gần 40 năm (1977 đến tháng 12/2015) của công ty luật Mossack Fonseca.

7. Có gì trong các tài liệu?

Thông tin các giao dịch chuyển tiền mặt, ngày thành lập các công ty, liên kết giữa các công ty và cá nhân. Cách thức giúp khách hàng rửa tiền, tránh các biện pháp trừng phạt và trốn thuế.

8. Sử dụng tài khoản ở nước ngoài đã là phi pháp?

Không, hoàn toàn hợp pháp. Nhiều người thường để tài sản ra nước ngoài để tránh bị tấn công bởi các băng nhóm tội phạm, các quy định về thắt chặt tiền tệ, cho việc thừa kế hoặc chuẩn bị thừa kế…

9. Công ty luật Mossack Fonseca nói gì?

Mossack Fonseca nói đã hoạt động trong 40 năm và chưa bao giờ bị cáo buộc có hành vi phạm tội.

10. Những nhân vật có liên quan là ai?

Hồ sơ Panama tiết lộ tài sản ở nước ngoài của khoảng 140 chính trị gia và quan chức trên toàn thế giới, trong đó có liên quan đến 12 người đã hoặc đang là nguyên thủ quốc gia như gia đình và cộng sự của cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi của Libya và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Ngoài ra còn có 29 tỷ phú trong danh sách 500 người giàu có nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes (Mỹ).

11. Mối liên hệ với Nga là gì?

Theo tờ Independent, hồ sơ Panama tiết lộ một số cộng sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin có liên quan đến hoạt động rửa tiền. Hoạt động này được điều hành bởi Ngân hàng Rossiya, ngân hàng bị Mỹ và EU trừng phạt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine.

12. Mối liên quan với Iceland là gì?

Theo Hồ sơ Panama, ông Sigmundur David Gunnlaugsson và bà Palsdottir mua công ty nước ngoài Wintris Inc. tại quần đảo Virgin của Anh vào tháng 12.2007. Ông chuyển giao cổ phần của mình cho vợ vào năm 2009 với số tiền tượng trưng là 1 USD. Hồ sơ này cho thấy ông và vợ đã sử dụng công ty nước ngoài này để che giấu các khoản đầu tư hàng triệu USD.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Independent, một nhật báo của nước Anh và thuộc sở hữu của tỉ phú Alexander Lebedev. Được thành lập năm 1986, đây là một trong những nhật báo quốc gia trẻ nhất ở Anh.