Tài nguyên hữu hình là gì

Tài nguyên vô hình.

Tài nguyên hữu hình là gì

Tôi Có Thể Viết

Jan 5, 2017·3 min read

Bài này mình nói trên bình diện lớn lớn xíu, cỡ như quốc gia hay khu vực.

Nước chúng ta vẫn được tuyền truyền là rừng vàng, biển bạc, đó là những loại tài nguyên có thể thấy được, đo đếm được và người ta vẫn đang khai thác hàng ngày.

Bên cạnh đó, cũng có những loại tài nguyên khác, mà mình gọi là tài nguyên vô hình, không dễ thấy ngay nhưng vẫn hàng ngày đem lại lợi ích cho nhân dân, đất nước. Và cũng như các loại tài nguyên khác, tài nguyên vô hình cũng sẽ dần cạn kiệt nếu không được phát triển đúng mực.

Tài nguyên ý chí. Hầu hết những người thế hệ trước, 6x, 7x, 8x sinh ra và lớn lên trong điều kiện đất nước khó khăn, nên trong họ có được một ý chí mạnh mẽ và vượt khó. Điều đó lý giải cho sự phát triển kinh tế bùng nổ từ sau đổi mới. Đến thời điểm hiện tại, mình cảm thấy nguồn tài nguyên này đã hao mòn đi nhiều rồi. Các thế hệ sau được sinh ra trong điều kiện tốt hơn, ít chịu khó khăn vất vả, mà hệ thống giáo dục và truyền thông lại làm chưa tốt khiến giới trẻ thiếu đi sự cố gắng. Từ này mà mình nhận định kinh tế VN trong 1020 năm tới sẽ không có sự đột phá gì đáng kể trên quy mô lớn. Nói vậy không có nghĩa là người trẻ không làm được. Vẫn có rất nhiều người giỏi và đầy cố gắng, sẽ có những điểm sáng thành công rất đang ghi nhận. Chỉ là nhìn nhận trên bình diện đất nước, thì ta sẽ không phát triển kịp các nước phát triển.

Tài nguyên đoàn kết. Có lẽ chưa bao giờ dân tộc ta chia rẽ như hiện nay. Chúng ta đã đoàn kết để thắng một cuộc chiến. Và hiện nãy vẫn còn nhiều cuộc chiến về kinh tế mà đất nước phải đối mặt. Thiếu tính đoàn kết sẽ gây ra nhiều khó khăn, chính sách của chính phủ khó thực hiện hơn, các hoạt động kinh tế sẽ giảm tính hiệu quả và tăng chi phí,

Tài nguyên niềm tin. Đây là cái quan trọng nhất. Hồi xưa thì có thể nói Tôi tin anh, bắt tay thôi, nhưng giờ thì Tin anh được không, để tôi kiểm tra đã. Trong các hoạt động kinh tế, niềm tin giữa con người với nhau, giữa nhân viên với công ty, hay giữa các đối tác đang bị giảm đáng kể. Không tin nhau kìm chế công việc, sinh thêm các hoạt động kiểm soát nhau khiến tăng thêm chi phí. Nói chung là thiệt đủ đường.

Bài này có vẻ hơi tiêu cực xíu. Và đó chính xác là những điều mà mình muốn nhìn nhận một cách đúng đắn. Mình không nghĩ nó là tiêu cực, nó là nhìn nhận đúng và sẵn sàng cho tương lai.

Tầm vĩ mô là vậy, nhưng tầm vi vô, ở mức độ mỗi con người, thì chúng ta hoàn toàn làm chủ cuộc sống và vận mệnh của mình. Chúng ta có thể cải thiện bản thân không ngừng và vươn đến sự hoàn thiện. Chúng ta có thể làm được.

Cùng tiến bộ nào.

YOLO!