Tại sao bố thương con gái hơn

Quỳnh Trang 2020-09-20 06:00

chia sẻ:

- Trong gia đình có cả con trai và con gái, người bố thường yêu chiều con gái nhiều hơn? Vì sao lại thế nhỉ?

Tin liên quan

Trong một gia đình, bố thường có sự thiên vị, ưu ái "không hề nhẹ" với con gái và thường nghiêm khắc hơn với con trai. Trong khi con gái lại cực kỳ "bện" bố và lúc nào cũng quấn quýt bên bố. Vì sao vậy? Nhìn chung, có một số lý do khiến người cha yêu con gái mình nhiều như vậy.

Con gái dịu dàng và dễ thương

Con trai thường thích vận động, leo trèo và ngày nào cũng làm bẩn quần áo. Trong khi các bé gái thì lại dịu dàng, dễ thương trong chiếc váy xinh xắn. Chính điều này khiến người bố cảm thấy yêu thương và muốn che chở cho con gái nhiều hơn. Người bố luôn muốn mua cho con gái những bộ đồ đẹp nhất. Và có lẽ, ngày con gái lấy chồng sẽ là ngày bố buồn nhất.

Con gái gần gũi với bố mẹ hơn

Trong khi con trai thì mạnh mẽ, hay nghịch ngợm thì con gái lại sống tình cảm hơn với bố mẹ. Con gái thường thích ở bên bố mẹ, trò chuyện cùng bố mẹ và giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. Không những thế, con gái còn biết quan tâm đến bố mẹ theo những cách mà con trai không thể làm được. Đó chính là lý do bố thường yêu chiều con gái đến vậy.

Sự thu hút khác giới

Vì có quan hệ huyết thống nên bố yêu con gái vô bờ. Hơn nữa, bố và con gái là người khác giới nên thường thu hút nhau hơn. Bên cạnh đó, người bố sẽ cảm thấy rất tuyệt vời khi có một thiên thần nhỏ trông giống mình. Tình yêu của bố dành cho con gái thường là tình cảm vị tha hơn. Người bố luôn muốn trở thành người anh hùng để bảo vệ, che chở cho con gái. Trong khi, người bố đó lại muốn là một người bạn để đồng hành cùng con trai. Vì bố muốn con trai khi lớn lên cũng mạnh mẽ, can đảm như mình.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

chia sẻ:

Có khi nào các ông bố cố tìm hiểu xem vì sao thằng con trai ghét mình như… mắm còn với đứa con gái cưng thì mình lại hợp quá thể?

  • Giải mã việc con trai thường… ghét bố

Nguyên nhân đến từ đặc trưng giới

Như aFamily đã từng đề cập về vấn đề tại sao con trai thường ghét bố, với mẹ, các cô con gái cũng mang một hiệu ứng tương tự.

“Chồng mình cũng là người khéo léo và yêu thương vợ con nhưng chẳng bao giờ anh có thể hiểu được trăm thứ bà rằn không tên mà vợ phải giải quyết trong gia đình”, chị Thảo, một phóng viên phàn nàn trên blog.

Chị cho rằng việc cô bé lớn nhà chị quấn quýt bố hơn là do chị phải đối mặt với quá nhiều áp lực công việc cơ quan và gia đình nên thường cau có với con. Chị tự hứa với mình rằng phải dịu dàng hơn để con quên đi sự sợ hãi đối với mẹ.

Tuy nhiên, các nhà tâm lý học lại có một cách lý giải khác về việc con gái chị quấn quýt bố. Cũng như các cậu bé thường yêu quý mẹ hơn, các cô con gái có xu hướng quẩn quanh bên bố nhiều hơn.

Trong nỗ lực nhằm sở hữu bố từ tay mẹ, các cô bé muốn lớn lên thật nhanh. Có khi nào bạn về nhà và bắt gặp đứa con gái 4 tuổi của mình đang thử hết chiếc váy này đến váy kia của bạn? Không chỉ vì cô bé điệu đà đâu, nó đang vô thức cố gắng làm sao để được giống bạn nhất, để được bố yêu nhất.

Và nếu như con gái bạn thường đứng về phía bố nó trong những cuộc “tranh đấu” trong gia đình thì đừng vội cho rằng bạn đã mất bao công chăm sóc nhưng nó chẳng yêu bạn chút nào.


Người đàn ông đầu tiên mà cô con gái tiếp xúc chính là ông bố

Các nhà tâm lý học chiều sâu cho rằng, sở dĩ con gái yêu bố hơn yêu mẹ là do đặc trưng về giới quy định. “Người đàn ông” đầu tiên và có ảnh hưởng nhất đến con gái bạn chính là bố chúng. Đó là lý do vì sao các cô gái thường muốn chọn một người chồng giống bố.

Người bố trong gia đình quá tệ bạc cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của con gái về đàn ông. Đã có nhiều cô gái chẳng thể yêu thương nổi hoặc mang những bệnh lý thần kinh do ảnh hưởng từ bố của mình.

Các ông bố có thể làm bệ phóng cho con gái

Cũng như các bà mẹ và con trai, các ông bố nên ý thức được rằng dù có yêu con gái đến đâu, cũng không nên thái quá đến mức để hằn sâu vào đầu các bé gái rằng bố yêu chúng hơn mẹ.

“Vì các bà mẹ luôn phải đối mặt với rất nhiều công việc, đặc biệt là công việc gia đình quá nhiều dễ khiến họ nổi nóng với con cái. Điều này vô hình chung khiến cho các con cảm thấy mẹ khó tính hơn bố và rồi từ đó, chúng thấy bố là giải pháp tốt hơn mỗi lần cần gì đó”, ThS. tâm lý Nguyễn Mạnh Hà, giảng viên trường ĐHKHXH&NV giảng giải.

Để làm được điều này, các quý ông không những phải làm tốt vai trò của người cha mà còn phải làm thật giỏi vai trò của người chồng, để vợ không cảm thấy áp lực mỗi khi về nhà và cáu gắt với con cái.

Các ông bố sẽ được lợi gì từ sự “chăm ngoan” này?

Câu trả lời là họ sẽ đóng góp một phần rất lớn vào việc khiến con gái mình trở thành một cô gái độc lập và dễ dàng đến với tình yêu hơn khi trưởng thành. “Nếu một cô gái quá “yêu” bố, nó sẽ là rào cản vô hình khiến các cô khó tìm được tình yêu cho mình hoặc có tìm được cũng khó khăn để có thể thích ứng với “một người đàn ông khác bố”, PGS.TS Đỗ Lai Thúy, chuyên gia phân tâm học cho biết.

Kim Ấm

Ngoài Lâm Tâm Như, hiện tượng bố quấn quýt con gái, mẹ gắn bó con trai còn phổ biến ở nhiều gia đình, ví dụ nhà cầu thủ David Beckham [Anh] hay nhà diễn viên Từ Hy Viên [Đài Loan].

Tại sao cha gắn bó với con gái nhiều hơn con trai và mẹ gần gũi con trai nhiều hơn con gái? Điều này thực tế đã được chứng minh bằng những nghiên cứu tâm lý.

Tạp chí tâm lý học Behavioral Neuroscience của Mỹ gần đây công bố một nghiên cứu trên 30 cặp cha và con gái, 22 cặp cha và con trai. Các nhà khoa học đặt máy ghi âm trong phòng của các cặp cha con suốt 48 giờ, cứ sau 9 phút lại ghi âm một đoạn dài 50 giây về khoảnh khắc trao đổi giữa cha con. Kết quả cho thấy tương tác giữa cha và con gái cao gấp 60% so với tương tác giữa cha và con trai. Tần suất huýt sáo, hát cho con gái của các ông bố trong cặp cha - con gái cao hơn 5 lần so với các cặp cha - con trai.

Khi con gái đưa ra yêu cầu, tỷ lệ đáp ứng của cha cao hơn so với tỷ lệ đáp ứng của cha và con trai. Thêm vào đó, về mặt giao tiếp, cha quan tâm đến cảm xúc của con gái nhiều hơn, để ý lựa chọn từ ngữ và dùng nhiều ngôn ngữ cơ thể hơn so với con trai.

Các nhà khoa học cũng yêu cầu người cha chụp cộng hưởng từ để quan sát phản ứng não bộ trong các tương tác với con. Họ nhận thấy khi con gái có biểu hiện vui vẻ, phản ứng não bộ của người cha khá mạnh mẽ, trong khi với con trai, phản ứng này chỉ ở mức trung bình. Ngược lại, khi con trai tỏ ra thờ ơ với tương tác của cha, não bộ của người cha có phản ứng mạnh. Điều này được giải thích rằng người cha tò mò muốn biết những suy nghĩ của con trai mình, từ đó gây ra phản ứng não bộ.

Như vậy, có thể kết luận rằng sự yêu mến, gắn bó của cha với con gái nhiều hơn với con trai là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Điều này lý giải cho việc một ông bố người Iran từng nghỉ việc để ở nhà làm vệ sĩ toàn thời gian cho con, bởi cô con gái của ông quá xinh đẹp và luôn bị các "vệ tinh" vây quanh.

Không chỉ bố yêu con gái, hiện tượng mẹ yêu và gần gũi con trai cũng được lý giải qua góc độ khoa học.

Cảm xúc bản năng thôi thúc người bố hướng đến con gái, người mẹ hướng đến con trai. Tuy nhiên, con người là những động vật cao cấp có ý thức, kiểm soát hành vi nên việc đối xử giữa con trai, con gái luôn có sự công bằng.

Thùy Linh [Theo Aboluowang]

Video liên quan

Chủ Đề