Tại sao chó lại bỏ ăn

Trong cuộc sống hằng ngày thì việc chó bị ốm bỏ ăn và tỏ ra mệt mỏi báo trước những dấu hiệu không tốt lành cho sức khỏe của bé cún nhà bạn , thậm chí nó có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của chú cún nhà bạn . Vậy thì khi chó bị ôm bỏ ăn và mệt mỏi cần làm gì cần kiểm tra những gì thì mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé .

Dấu hiệu nhận biết chó bị ốm

Hãy quan sát mọi hoạt động của cún thường ngày, nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường này, chắc chắn “cô /cậu” đang không khỏe trong người rồi đấy

chó bị ốm trở nên biếng ăn

Khi chó đột nhiên có biểu hiện biếng ăn thì rất có thể nó đã bị ốm. Khi chó biếng ăn thì chủ thường nghĩ nó bị bệnh giun. Nhưng thực ra không phải. Chó bị bệnh giun thường gặp với những con chó dưới hai tháng tuổi, còn chó lớn thì ít hơn. Hoặc chó có thể đang bị đau răng. Khi đó bạn nên cho chó ăn thức ăn mềm hơn để giúp nó nhai dễ dàng hơn. Nếu không phải bị bệnh giun hoặc đau răng thì trường hợp cao chó đã bị ốm. Khi đó bạn cần đưa nó đến ngay bác sĩ thăm khám và chăm nó đúng cách.

nhiệt độ cơ thể chó thay đổi

Chó cũng giống như người, khi thời tiết thay đổi thì nhiệt độ cơ thể chúng cũng thay đổi. Và khi đó chúng rất dễ bị ốm. Chó không biết nói nên khi đau ốm thì chúng không biết phải nói cho bạn rằng nó đang không khỏe. Vậy nên bạn cần quan sát và theo dõi những biểu hiện của nó để phát hiện bệnh kịp thời.

Cơ thể chó uể oải,mệt mỏi, run rẩy. Vẻ mặt của nó luôn buồn bã, lờ đờ và thường nằm một chỗ. Chó ít vận động hơn thường ngày và ngủ nhiều hơn.

Tại sao chó lại bỏ ăn
Một số dấu hiệu nhận biết chó bị ốm bỏ ăn mệt mỏi

Nôn ói, tiêu chảy hoặc táo bón, đi vệ sinh khó khăn hơn, phân có lẫn máu

Nếu chó có những biểu hiện trên thì chắc chắn chúng đang bị ốm nguyên nhân có thể là những căn bệnh nguy hiểm mang án tử với chúng như bệnh care & bệnh parvo , cũng có thể do chúng bị nhiễm ký sinh trùng máu . Và những biểu hiện như thế này đặc biệt nghiêm trọng không được tự ý chữa trị mà phải mang ngay đến các Bệnh Viện Thú Y Uy Tín để cấp cứu và cứu chữa kịp thời cho bé nhà bạn.

Sốt, co giật , Quặp đuôi, đi đứng loạng choạng, khó khan

Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu về thân nhiệt, mạch, tần suất đi vệ sinh, đặc điểm của phân và nước tiểu cũng như những thay đổi về tâm sinh lý. Bất kỳ một dấu hiệu nào trở nên khác thường, trở nặng hãy nghĩ ngay đến việc đưa chúng đến bệnh viện/phòng khám thú y uy tín để được bác sỹ có chuyên môn thăm khám, cho lời khuyên và pháp đồ điều trị phù hợp, tránh tình trạng bệnh nặng thêm và hậu quả biến chứng xảy ra.

Nguyên nhân khiến chó bị ốm mệt mỏi bỏ ăn

có nhiều nguyên nhân khiến chú chó nhà bạn bị ốm nhưng đa phần vẫn là yếu tố về bệnh lý viêm nhiễm cụ thể như sau

chó bị nhiễm giun sán

Do thói quen ăn đồ chưa chín hoặc các đồ ăn vứt xuống đất hoặc đồ ăn bẩn ôi thui mà khiến chú chó của bạn bị ốm do vi khuẩn vi rút phát triển gây nên các triệu chứng khiến chó bị ốm , cách tốt nhất là nên tẩy giun đều đặn và thường xuyên cho cún nhà bạn

chó mắc bệnh rối loạn tiêu hóa

rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bị ốm khi mắc bệnh này thường do thức ăn bẩn ôi thiu hoặc do thay đổi thức ăn , bệnh này thường do vi khuẩn gây nên là một nhẹ nhưng cũng nguy hiểm vì khiến chó đi lỏng mất nước hoặc phân nát cũng rất dễ nhầm với các bệnh virus khác .

Tại sao chó lại bỏ ăn

Chó mắc bệnh care hoặc parvo

care và parvo được dánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất của chó , khiến chú chó của bạn sẽ mất đi tính mạng chỉ sau vài ngày nếu không được chăm sóc y tế tốt và được tiêm phòng một cách đầy đủ . Vì nó là các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm nên cần tham vấn bác sĩ thú y để có thể chưa bệnh cho chúng một cách quy chuẩn nhất tăng tỷ lệ sống cho chú cún cưng của bạn

Tham khảo : Dịch vụ chữa bệnh care & parvo tại nhà của chúng tôi

Các bệnh lý khác

Ngoài các bệnh nguy hiểm và hay gặp ở trên thì cũng còn vô vàn các lý do và các căn bệnh khác như kiết lỵ , thương hàn, cảm cúm, sổ mũi , viêm phổi , viêm gan , suy thận … cũng dẫn đến tình trạng cho bị ốm nhưng ít xảy ra hơn so với các bệnh trên nên tôi sẽ không nhắc đến trong bài này và đưa vào tham khảo tại các chuyên mục riêng biệt .

Điều trị chó bị ốm bỏ ăn mệt mỏi

Điều đầu tiên tôi vẫn là khuyến cáo các bạn tham vấn các bác sĩ thú y và các bệnh viện thú y lớn và uy tín để điều trị và sử dụng thuốc một cách chính xác tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cún . Sau tôi sẽ chỉ hướng dẫn các biện pháp không liên quan đến việc sử dụng thuốc vì việc sử dụng thuốc cần có chuyên môn và được đào tạo bài bản.

Tại sao chó lại bỏ ăn

Không cho ăn nếu chó của bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy

Với chó con và chó trên 6 tháng tuổi đang khỏe mạnh, bạn có thể không cho ăn đến 24 giờ nếu triệu chứng ban đầu là nôn mửa hoặc tiêu chảy.

  • Bạn cũng không nên cho chó ăn đồ ăn yêu thích và gặm xương đồ chơi.

Đảm bảo chó của bạn được uống nước

Không bao giờ được hạn chế chó uống nước trừ khi chúng bị nôn khi uống. Nếu điều này xảy ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

Cho dù bạn đã nuôi chó trong nhiều năm hay bạn mới nhận nuôi bé cún đầu tiên thì việc chó đột ngột bỏ bữa không rõ nguyên do chắc hẳn khiến bạn rất bối rối và lo lắng. Có nhiều lý do khiến chó chán ăn dẫn đến việc chó biếng ăn. Việc xác định nguyên nhân chó biếng ăn là rất quan trọng để đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho chó cưng của mình. Cùng Chợ Tốt Thú cưng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!

Tại sao chó lại bỏ ăn
Chó biếng ăn khiến nhiều người nuôi lo lắng

Chó bỏ ăn là một trong những vấn đề khi nuôi chó cảnh ai cũng sẽ từng phải gặp qua. Vì chó cảnh sẽ nhạy cảm hơn, sức đề kháng tùy giống cũng kém hơn, vì thế có hàng loạt nguyên nhân khiến chó bỏ ăn, trong đó phổ biến nhất có ba loại nguyên nhân chính:

Chó biếng ăn do tâm lý hoặc do thói quen, tính cách

Có thể vị trí nơi cho ăn khiến chó không cảm thấy thoải mái. Ví dụ một vài em cún chỉ thích ăn một mình mà không muốn quá nhiều sự chú ý vào nó. Hoặc khi nhà bạn nuôi cùng một lúc nhiều em thú cưng, cún sẽ cảm thấy không an toàn và sợ sệt khi ăn chung với những vật nuôi khác từ đó dẫn đến việc bỏ ăn.

Thay đổi môi trường mới: Nếu chó vẫn ăn uống bình thường cho đến khi bạn đi du lịch cùng chúng hoặc chuyển đến một địa điểm mới. Một số em cún có thể bị say tàu xe và những con khác trở nên lo lắng hoặc không thoải mái khi ở nơi mới.

Chó bỏ ăn do tâm lý chán nản: Tương tự như ở người nhiều cún cưng cũng sẽ yêu cầu có chế độ ăn đa dạng. Người bạn bốn chân có thể cảm thấy chán nản khi nhìn thấy bạn cho chúng những khẩu phần ăn giống nhau trong suốt một khoảng thời gian dài. Chúng sẽ “biểu tình” bằng cách tỏ ra chán chường và bỏ ăn hay chỉ ăn một phần để duy trì thể lực.

Ngoài ra cún có thể vừa trải qua cú sốc tâm lý như chủ vừa bị tai nạn, qua đời hay bị tấn công và dọa sợ bởi những chú chó to lớn xung quanh…

Chó bỏ ăn do bệnh lý

Ngoài vấn đề về tâm lý, thói quen thì bỏ ăn do bệnh lý cũng là một trong những nguyên nhân:

Do rối loạn tiêu hóa: Có rất nhiều virus (như Parvo), giun đường ruột (như giun tròn), vi khuẩn và các loài bò sát bò dại khác có thể tích tụ nhanh chóng trong ruột chó và gây ra một loạt vấn đề.

Trường hợp mắc giun sán thường gặp ở chó con dưới 2 tháng tuổi và rất hiếm thấy ở chó lớn. Chó con có thể nhiễm giun sán trước khi bạn đưa bé về nhà. Đây là một phần lớn lý do tại sao chúng ta thường thấy bác sĩ thú y thường tẩy giun cho chó con trong hầu hết những lần khám định kỳ.

Do bệnh về răng miệng: Chó của bạn không muốn ăn vì có vấn đề ở miệng gây đau hoặc khó chịu. Bạn nên quan sát thử có răng bị gãy, lung lay hoặc viêm lợi nặng…Để chắc chắn hơn hãy đưa chó đến cơ sở thú ý để kiểm tra xem có xuất hiện khối u ở miệng hay không.

Do mới tiêm phòng gần đây: Thật may mắn khi tiêm phòng có thể ngăn chặn nhiều bệnh lý nghiêm trọng và dễ lây lan của chó. Mặc dù những mũi tiêm này đã cứu sống hàng triệu vật nuôi trong vòng một trăm năm qua, nhưng đôi khi chúng cũng có tác dụng phụ. Phần lớn trong số này là nhẹ và không kéo dài, bao gồm cả tình trạng bỏ ăn tạm thời ở chó.

Tại sao chó lại bỏ ăn
Nguyên nhân có thể do cún đang gặp vấn đề về sức khỏe

Trong một số trường hợp có thể do chó bạn kén chọn thức ăn. Nhiều chú chó không quan tâm đến thức ăn hàng ngày của mình cho lắm thường thì chúng vẫn ăn ngon lành bất kể đồ ăn gì bạn cho chúng.

Nhưng cũng nhiều chú chó khó tính trong việc ăn uống, lý do là chúng được nuông chiều và thường xuyên được ăn thức ăn ngon. Vậy nên khi bạn thay đổi chế độ ăn cho cún, chúng thường bất mãn và bỏ ăn.

Thức ăn có thể đã hết hạn khiến một số thành phần trở nên biến chất và không còn ngon lành như trước.

Có những thay đổi nhỏ trong thực phẩm chúng ta không nhận ra như mới hỏng hay ôi thiu… Nhưng chó là loài động vật có chiếc mũi khá nhạy cảm, chúng sẽ phát hiện và không ăn những loại thực phẩm có mùi khác lạ.

Chó của bạn cũng có thể không thích một số thành phần có trong thức ăn và hạt bạn mua về. Bên cạnh đó, nhiệt độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn ở chó.

Năm bước để tìm ra nguyên nhân khiến chó biếng ăn

Bước 1: Quan sát hành vi của chó

Khi cho chó ăn bạn hãy để ý xem chó chỉ ngửi thức ăn rồi bỏ đi hay chỉ ăn chọn lọc một vài loại thức ăn. Quan sát xem chó có hành động như ngày thường không hay có những đổi khác trong thói quen cử chỉ hàng ngày. Nếu chó của bạn bị nôn mửa, tiêu chảy, hôn mê và mất nước, hãy gặp và nghe tư vấn từ bác sĩ thú y.

Nếu ngoài việc bỏ ăn, chú chó của bạn có dấu hiệu trốn tránh, nằm ngủ hết phần lớn thời gian trong ngày hay mất hứng thú, giảm tương tác với chủ, thì có thể đây là những triệu chứng của bệnh trầm cảm ở chó. 

Tại sao chó lại bỏ ăn
Quan sát hành vi của chó để tìm ra nguyên nhân biếng ăn

Nếu bạn nhận thấy răng bị gãy, lung lay hoặc nướu bị viêm, đây có thể là nguyên nhân đằng sau lý do tại sao chó của bạn không ăn. Khi kiểm tra trên cơ thể cún cưng nhà bạn hãy tìm ký sinh trùng, những thay đổi trên lông và da của chúng cũng như bất kỳ khối u hoặc vết thương nào. Nếu bạn thấy điều gì đó đáng ngờ, hãy lập tức tìm đến bác sĩ thú y.

Bước 3: Tìm hiểu các vấn đề về thực phẩm

Nếu cún cưng bỏ bữa, hãy đảm bảo rằng không có bất kỳ vấn đề gì với chất lượng đồ ăn. Kiểm tra nhãn để biết hạn sử dụng, kiểm tra màu sắc và mùi xem thức ăn có bị biến chất hay không. Nếu bạn nghi ngờ thức ăn đã hư hỏng, hãy bỏ đi và cho chó ăn món khác.

Bước 4: Kiểm tra môi trường sống

Nếu chó của bạn bỏ ăn, có thể là do chúng ăn nhầm những thứ gây rối loạn đường tiêu hóa. Kiểm tra môi trường trong nhà, ngoài vườn cũng như những nơi mà cún cưng có thể lui tới và ăn những vật phẩm lạ. Hãy đặc biệt cẩn thận nếu trong nhà bạn có thuốc hay hóa chất có thể trong tầm mắt của chó. 

Chó là loài động vật có tính cách hiếu kỳ nên không quá bất ngờ khi chúng vô ý ăn phải những thứ không nên. Nếu thiếu bất cứ thứ gì và chó bắt đầu bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy đưa đến cơ sở thú y.

Nếu chó con của bạn hoặc chó mới chuyển về nhà không chịu ăn, khả năng là bé đang cảm thấy không thoải mái với môi trường mới. Còn nếu chó có tiếp xúc với những người khác trong ngày, hãy tìm hiểu xem có ai đó đã cho chó ăn đồ gì lạ hay không?

Bước 5: Cuối cùng hãy nhớ lại những hành động trước đây của bạn

Bạn đã cho chó ăn nhiều đồ ăn ngon hay đồ ăn vặt chưa? Nếu bạn có, nó có thể giải thích cho việc chán ăn. Hoặc có thể con chó của bạn chỉ đang chờ đợi một thứ gì đó ngon hơn thay vì những bữa ăn nhàm chán và lặp lại.

Tại sao chó lại bỏ ăn
Cũng có thể chó của bạn đang không hài lòng với các thức ăn hiện tại

Bạn sẽ có những cách khắc phục tình trạng này ở cún cưng khác nhau tùy theo nguyên do mà mình xác định được.

Nếu chó bỏ bữa vì vấn đề tâm lý, thói quen

Bạn có thể thay đổi vị trí ăn cho chó mỗi ngày và quan sát lượng thức ăn cún ăn vào trong mỗi lần đó. Từ đó rút ra sở thích về môi trường xung quanh khi ăn của bé cún. Nếu chó bỏ ăn vì thay đổi môi trường như gửi nhờ hàng xóm trông hộ thì kiên nhẫn và tạo môi trường thoải mái là giải pháp tốt nhất.

Đặc biệt chó bỏ bữa vì vấn đề tâm lý và hành vi thì quá trình khắc phục trở nên căng thẳng và khó khăn hơn. Nếu sau một thời gian mà tình hình vẫn chưa tiến triển hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y cũng như các chuyên gia huấn luyện thú cưng.

Nếu nguyên nhân là do bệnh lý

Nếu bạn đã có kinh nghiệm chăm sóc chó bị ốm thì có lẽ đây là vấn đề không quá xa lạ. Tuy nhiên đối với bạn lần đầu nuôi hoặc mới gặp loại tình huống này cách tốt nhất là đưa cún đến gặp bác sĩ thú y để có các cách trị liệu đúng đắn.

Đối với những em cún đang trong quá trình hồi phục sức khỏe sau khi vừa trải qua một cuộc phẫu thuộc hay vết thương khiến chó trở nên mệt mỏi dẫn đến chán ăn.

Bạn có thể mua gel dinh dưỡng có bán tại các cửa hàng thú cưng để hỗ trợ chó trong giai đoạn này. Chỉ cần sử dụng hai lần mỗi ngày chó đã được cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết trong một ngày. Tuy nhiên trước hết bạn phải xác định được khẩu phần ăn của chó:

Buổi đầu tiên lấy một lượng thức ăn như hằng ngày và cho chó ăn. Nếu cún chỉ ngửi và bỏ đi hãy bỏ thức ăn của buổi hôm đó. Buổi thứ hai, hãy giảm khẩu phần ăn bằng một nửa buổi trước. Nếu cún vẫn tiếp tục từ chối không ăn hãy bỏ phần thức ăn thừa đi. 

Cứ thế các buổi sau bạn hãy giảm 50% lượng đồ ăn so với buổi trước cho đến khi chó chịu ăn. Sau đó bạn hãy quan sát thái độ của chúng khi ăn để đánh giá mức độ thèm ăn, vẫn giữ lại khẩu phần ăn này cho buổi sau và đánh giá tiếp.

Nếu nguyên nhân nằm ở thức ăn

Không nên cho phép gia đình, bạn bè hoặc hàng xóm cho chó ăn những loại thức ăn để qua ngày. Hoặc những mẩu thức ăn rơi vãi.

Nếu cùng lúc đó trong nhà nuôi thêm những thú cưng khác hãy chắc chắn để chúng không ăn đồ ăn của nhau vì mỗi loại vật nuôi đều có khẩu phần ăn và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

Bạn cũng phải bịt kín tất cả thùng rác hoặc để những nơi cún cưng không thể trèo vào bên trong và ăn phải đồ ăn thừa còn sót lại. Những thức ăn này trước hết không đảm bảo về mặt vệ sinh, có thể đã bị ôi thiu gây khó chịu, khó tiêu ở chó. Là nguyên nhân khiến chó lười ăn.

Bạn hãy cố gắng đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày của cún cưng bằng việc kết hợp thức ăn hạt và thức ăn ướt cho chó. Thay đổi nhiều loại thức ăn để tìm ra vị mà chó bạn thích ăn.

Nếu bạn muốn thay đổi khẩu phần ăn hãy thực hiện theo quá trình nhất định. Với tỷ lệ 75% lượng thức ăn cũ với 25% lượng thức ăn mới. Khi nó bắt đầu ăn trở lại, hãy từ từ tăng lượng thức ăn mới lên. Cố gắng đừng lặp lại những loại thức ăn mà chú chó của bạn đã từng ăn.

Tại sao chó lại bỏ ăn
Mang cún đi khám bác sĩ thú y nếu tình trạng tệ hơn

Bạn có thể dùng các loại men tiêu hóa để kích thích ngon miệng ở chó, tuy nhiên chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ thú y. Hãy kết hợp với việc thay đổi thức ăn cho chó thường xuyên để đổi mới khẩu vị cho cún, bên cạnh đó dễ xác định được món yêu thích của chúng là gì.

Ngoài ra có thể kích thích chó thèm ăn bằng các biện pháp tự nhiên như cho chó tập luyện để chúng cảm thấy đói hoặc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

Chó biếng ăn ban đầu có thể là dấu hiệu không đáng quan ngại và sẽ bắt đầu ăn trở lại sau một hai bữa. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài mà không xác định được nguyên nhân hay cách khắc phục sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của cún.

Xem nhiều hơn tại Chợ Tốt

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn đối phó với hiện tượng chó biếng ăn, từ đó đảm bảo cho sức khỏe và tinh thần của cún cưng của mình. Đừng quên tham khảo thêm những bài viết khác của Chợ Tốt Thú Cưng để có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc thú cưng nhé! Tại kênh mua bán thú cưng Chợ Tốt đang có rất nhiều chó cảnh giá rẻ đang đợi bạn đón về, hãy ghé thăm ngay để mang những em cún ưng ý về nhé.

Một số bài viết khác về chăm sóc chó cảnh mà bạn có thể tham khảo thêm:

Trải nghiệm mua bán chó cảnh nhanh chóng, tiện lợi, chất lượng tại Chợ Tốt

Tại sao chó lại bỏ ăn