Tại sao jack ma bị điều tra

Jack Ma thất sủng là chuyện đương nhiên xảy ra!

Trong buổi thuyết trình trước thời điểm thực hiện thương vụ IPO siêu khủng trị giá 35 tỷ USD đối với tập đoàn Ant, Jack Ma đã dành hơn 20 phút để nói về sự lạc hậu trong điều hành nền kinh tế của chính quyền đã bóp nghẹt sự phát triển của doanh nghiệp.

Cá tính của Ma đã hại ông, hoặc đã đến lúc Trung Quốc ra tay với các tập đoàn lớn, Ant Group sau đó bị chặn IPO, khiến tổng tài sản của Alibaba mất 140 tỷ USD, tương đương 17%, không lâu sau Jack Ma mất ngôi vị người giàu nhất Trung Quốc.

Những tưởng với quyền lực kinh tế nắm trong tay, tỷ phú Jack Ma - nhà sáng lập hai siêu doanh nghiệp Alibaba và Ant sẽ trở nên bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, gần đây Jack liên tục dính rắc rối bởi chính quyền.

Những động thái của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với đại doanh nghiệp này cho thấy rất nhiều điều và sự phát triển quá nhanh của Alibaba cũng như kinh tế tư nhân thực sự là mối lo cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vậy, mối lo đó là gì?

Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội là vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, thông qua kinh tế nhà nước để điều tiết, kiểm soát tất cả các lĩnh vực khác trong xã hội, như tổ chức sản xuất, tổ chức phân phối hàng hóa và sở hữu tư liệu sản xuất.

Có kinh tế nhà nước trong tay sẽ củng cố vị thế thống trị cho chính đảng cầm quyền. Bởi suy đến cùng, kinh tế quyết định chính trị. Mặc dù kinh tế nhà nước kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ hàng loạt vẫn được duy trì, như những đứa “con cưng” của chế độ.

Thực tiễn này đang diễn ra rất rõ ở Trung Quốc, trong khi hàng loạt doanh nghiệp nhà nước đua nhau vỡ nợ thì kinh tế tư nhân phất lên nhanh chóng. Điều này gián tiếp giải thích vì sao Bắc Kinh dần dần siết chặt kinh tế tư nhân, bắt đầu từ các tập đoàn lớn.

Về lý luận, mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội là xây dựng xã hội đại đồng, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, xóa bỏ chế độ bóc lột kiểu tư bản nên phải thực hiện “công hữu hóa tư liệu sản xuất”. Bởi theo Marx, tư hữu hóa tư liệu sản xuất là nguồn gốc sinh ra bất bình đẳng xã hội. Ai nắm tư liệu sản xuất người đó là ông chủ.

Trung Quốc muốn bảo vệ hệ thống kinh tế nhà nước làm công cụ điều tiết

Về cơ bản, tất cả các nền kinh tế hiện nay đều vận hành dựa trên cả hai lý thuyết “bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình”. Nhưng trong các nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa thường nghiêng về thuyết “bàn tay hữu hình”.

Tức là, nhấn mạnh sự can thiệp và điều tiết thị trường của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách và công cụ điều hành kinh tế vĩ mô, như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương, chính sách thu nhập.

Như đã phân tích, muốn “gọi dạ bảo vâng” nhà nước phải có quyền lực kinh tế thông qua hệ thống doanh nghiệp mà nhà nước có phần vốn đủ để giữ vị trí lãnh đạo, điều hành.

Ví dụ, muốn giảm giá thịt lợn, phải làm sao? Thực tiễn đã chứng minh, điều tiết giá cả thị trường không thể thực hiện bằng mệnh lệnh hành chính, mà phải bằng công cụ kinh tế. Chí ít nhà nước phải tuồn ra thị trường một lượng hàng hóa vừa đủ để tăng nguồn “cung”, qua đó giảm nhiệt “cầu” và hạ giá, đây là nguyên tắc bất di bất dịch trong kinh tế.

Có thể thấy, khối kinh tế tư nhân thường vận hành đúng với các quy luật kinh tế, còn kinh tế nhà nước có lúc, có nơi vận hành theo ý chí chính trị của nhà cầm quyền. Đó là hai con đường xung khắc nhau.

Vậy nên nhiều khi có sự bất công giữa hai khu vực kinh tế về quyền thụ hưởng cơ chế, chính sách, quyền tiếp cận các nguồn lực như vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên.

Vì sao lâu nay Trung Quốc không đả động gì đến Jack Ma? Vì sự phát triển của Alibaba, Ant chưa đạt đến mức độ gây nguy hiểm cho chính quyền, và các tập đoàn này giúp tăng vị thế của Bắc Kinh trên trường quốc tế. Nhưng lúc này Bắc Kinh cảm nhận được mối lo nếu như để Jack Ma “coi trời bằng vung”.

Không riêng gì các nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, kể cả các nền kinh tế tư bản vẫn thấy lo lắng khi xuất hiện những đế chế kinh tế bất tuân mệnh lệnh nhà nước. Việc Mỹ “đặt vấn đề” với Facebook, Google, Youtobe cũng y hệt vậy.

Hiện nay, có hiện tượng tiếm quyền từ khối doanh nghiệp tư nhân trên phạm vi toàn cầu, một số nơi đã xảy ra xung đột gay gắt giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế.

Cuộc chiến này không ai thua, chẳng ai thắng. Kết quả cuối cùng sẽ làm sâu sắc thêm bản chất đan xen, hỗ trợ, tương ứng nhau giữa kinh tế và chính trị. Cụ thể, sẽ có màn thỏa hiệp, sở hữu chéo để doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận và nhà nước đảm bảo quyền hành. Bởi suy đến cùng hai thực thể này không thể sống thiếu nhau.

Đánh giá của bạn:

Đài truyền hình quốc gia CCTV của Trung Quốc sáng 3/5 đưa tin, cảnh sát ở thành phố Hàng Châu, nơi đặt trụ sở của tập đoàn Alibaba, đã thực hiện "các biện pháp cưỡng chế hình sự" đối với một người họ Mã vào ngày 25/4. Theo CCTV, nhân vật họ Mã nói trên bị bắt vì các cáo buộc tội sử dụng internet để tham gia vào các hoạt động đe dọa an ninh quốc gia.

Tập đoàn Alibaba do tỉ phú Jack Ma sáng lập đã lao đao vì các cuộc điều tra của nhà chức trách Trung Quốc. Ảnh: Nikkei

Lo sợ người bị bắt có thể là Jack Ma, tỉ phú sáng lập Alibaba, các nhà đầu tư đã cuống cuồng bán tháo cổ phiếu, khiến giá của cổ phiếu của tập đoàn trên sàn giao dịch Hong Kong sụt giảm tới 9,4% vào đầu phiên giao dịch trong ngày, tương đương với việc bốc hơi 26 tỉ USD giá trị, theo Bloomberg.

Bộ Công an Trung Quốc cho biết, Mã là họ phổ biến thứ 13 ở Trung Quốc. Chỉ tính riêng trong 12 triệu dân ở Hàng Châu ước tính đã có tới hơn 100.000 người họ Mã.

Tuy nhiên, việc tin đồn chưa kiểm chứng về Jack Ma khiến cổ phiếu tập đoàn của ông lao dốc ám chỉ các nhà đầu tư vẫn còn canh cánh về tương lai của Alibaba, ngay cả khi Bắc Kinh báo hiệu rằng họ có ý định giảm bớt chiến dịch trấn áp kéo dài 2 năm qua đối với lĩnh vực công nghệ trong nước, trước những lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế đại lục.

Tạp chí Fortune thống kê, cổ phiếu của Alibaba hiện giảm 66% giá trị so với thời kỳ đỉnh cao vào tháng 10/2020. Các nhà đầu tư bắt đầu bán ra cổ phiếu của tập đoàn sau khi Jack Ma, tại một hội nghị cấp cao dành cho các cơ quan quản lý tài chính và giám đốc ngân hàng mạnh nhất nước, lên tiếng chỉ trích các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc "kìm hãm sự đổi mới và tăng trưởng".

Nhà chức trách đáp trả bằng cách ra lệnh đình chỉ đợt phát hành cổ phiếu công khai lần đầu [IPO] trị giá 37 tỷ USD của Ant Group, một hãng công nghệ tài chính liên kết với Alibaba, cũng do Jack Ma sáng lập. Các cơ quan quản lý cũng mở một cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào tập đoàn thương mại điện tử này, dẫn đến khoản tiền phạt kỷ lục, lên tới 2,8 tỷ USD cho hành vi vi phạm luật chống cạnh tranh vào tháng 4/2021.

Ngay cả các nhà đầu tư lâu năm của Alibaba như công ty Nhật báo thuộc quyền quản lý của Charlie Munger cũng đang cắt giảm lượng cổ phiếu Alibaba nắm giữ.

Jack Ma, người đã rút khỏi vị trí chủ tịch điều hành Alibaba vào năm 2019, vắng bóng trước công chúng kể từ hồi tháng 1 năm nay, thời điểm ông có chuyến đi từ thiện tới một trường tiểu học ở đảo Hải Nam. 

Đến tháng 4, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc [CCDI], cơ quan chống tham nhũng hàng đầu nước này thông báo đang trực tiếp điều tra tầm ảnh hưởng của đế chế công nghệ tài chính của Jack Ma, bao gồm các giao dịch giữa tập đoàn Ant với các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.

CCDI cũng cho bắt giam và sau đó tiến hành hai trừ Đảng đối với cựu Bí thư thành ủy Hàng Châu Chu Giang Dũng vì cáo buộc tham nhũng. Ông Chu phải đối mặt các cáo buộc lợi dụng chức vụ, nhận các khoản hối lộ "khủng" suốt gần 20 năm qua. Một số bằng chứng điều tra ám chỉ, ông Chu đã dùng ảnh hưởng của bản thân để trợ giúp các doanh nghiệp, bao gồm cả Ant Group.

Tuấn Anh

Ngọc Vân   -   Thứ ba, 02/03/2021 18:19 [GMT+7]

Tỉ phú Trung Quốc Jack Ma. Ảnh: Tân Hoa Xã

Reuters đưa tin, theo danh sách Hurun Global Rich List mới nhất hôm 2.3, Jack Ma, người sáng lập Alibaba và Ant Group, đã mất ngôi vị người giàu nhất Trung Quốc, khi đế chế của ông bị các cơ quan quản lý Trung Quốc giám sát chặt chẽ.

Jack Ma và gia đình từng giữ vị trí người giàu nhất Trung Quốc trong danh sách người giàu toàn cầu của Hurun vào năm 2020 và 2019, nhưng hiện đang ở vị trí thứ 4 sau nhà sản xuất nước đóng chai Zhong Shanshan của Nongfu Spring, Pony Ma của Tencent Holding và Collin Huang của công ty thương mại điện tử mới nổi Pinduoduo.

Báo cáo của Hurun cho biết, việc Jack Ma bị rớt khỏi top 3 là do “các cơ quan quản lý của Trung Quốc tập trung giám sát Ant Group và Alibaba về các vấn đề chống độc quyền”.

Những tai ương gần đây ập xuống với Jack Ma sau một bài phát biểu ngày 24.10, trong đó ông đã chỉ trích hệ thống quản lý của Trung Quốc, dẫn đến việc hoãn IPO trị giá 37 tỉ USD của Ant Group chỉ vài ngày trước khi gã khổng lồ fintech niêm yết công khai.

Các cơ quan quản lý Trung Quốc kể từ đó đã thắt chặt giám sát các tập đoàn công nghệ của đất nước, trong đó Alibaba bị điều tra chính thức vào tháng 12.

Các nhà quản lý Trung Quốc cũng bắt đầu siết chặt hơn lĩnh vực fintech và đã yêu cầu Ant Group chuyển một số doanh nghiệp của mình thành công ty tài chính để được quản lý giống như các công ty tài chính truyền thống.

Sau đó, Jack Ma "mất tích" khỏi công chúng trong khoảng 3 tháng, gây ra những đồn đoán về tung tích của ông trùm công nghệ. Jack Ma tái xuất hồi tháng 1 trong một đoạn video dài 50 giây.

Zhong Shanshan, người giàu nhất Trung Quốc hiện tại, lần đầu tiên xuất hiện ở vị trí dẫn đầu nhờ vào giá cổ phiếu của Nongfu Spring và nhà sản xuất vaccine Beijing Wantai Biological Pharmacy Enterprise mà ông cũng đang kiểm soát.

Pony Ma có khối tài sản tăng 70% trong năm lên 480 tỉ nhân dân tệ [74,16 tỉ USD], trong khi tài sản của Collin Huang tăng 283% lên 450 tỉ nhân dân tệ [69,5 tỉ USD]. Tài sản của Jack Ma và gia đình ông tăng 22%, lên 360 tỉ nhân dân tệ [55,6 tỉ USD].

Zhang Yiming, người sáng lập TikTok của ByteDance lần đầu tiên lọt vào top 5 bảng xếp hạng các tỉ phú Trung Quốc trong danh sách của Hurun, với tài sản cá nhân ước tính là 54 tỉ USD.

Video liên quan

Chủ Đề