Tại sao năm nay không bắn pháo hoa

Hôm nay 31.12, Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Chỉ thị số 35 của Thủ tướng về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Tại sao năm nay không bắn pháo hoa

Sẽ không có pháo hoa trong dịp tết Nguyên đán 2022

Chỉ thị giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128 về ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19"; chủ động các phương án đáp ứng với các cấp độ dịch Covid-19.

Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế ứng trực 24/24 giờ; có phương án bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, vật tư, thiết bị (nhất là máy thở, ô xy y tế) để tổ chức điều trị người bệnh Covid-19, cấp cứu do tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, sinh đẻ trong những ngày tết, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, tăng giá hàng loạt; tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi đầu cơ, tích trữ, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành.

Chương trình đếm ngược đón năm mới ở TP.HCM không mời khán giả

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.

Bộ GTVT tăng cường công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, không để xảy ra tình trạng người dân không được về quê ăn tết do không có tàu, xe; bảo đảm linh hoạt, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định; tổ chức vận chuyển hàng hóa.

Không tổ chức đi thăm, chúc tết cấp trên

\n

Chỉ thị giao Bộ VH-TT-DL được yêu cầu chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn các địa phương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Trong khi đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư được yêu cầu tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của địa phương và Bộ Y tế để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Chỉ thị yêu cầu các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước thực hiện nghiêm việc không tổ chức đi thăm, chúc tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của T.Ư thăm, chúc tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm biếu, tặng quà tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; không sử dụng ngân sách Nhà nước, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động trái quy định; không tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan; dành thời gian đi thăm hỏi các gia đình chính sách, các hộ nghèo, các gia đình bị ảnh hưởng do dịch bệnh, thiên tai, bão, lũ.

Ngay sau kỳ nghỉ tết, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khẩn trương tập trung vào công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bản tin Covid-19 ngày 31.12: Cả nước thêm 16.515 ca | Phát hiện 15 ca nhiễm biến thể Omicron

Cũng trong hôm nay, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký công điện của Thủ tướng về tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp tết Dương lịch 2022.

Công điện yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt tại các điểm tham quan, du lịch, nhà ga, sân bay, bệnh viện, chợ, siêu thị; hạn chế tối đa các sự kiện tập trung đông người. Bộ Y tế tăng cường các giải pháp chuyên môn giám sát dịch bệnh để chỉ đạo, đề xuất chỉ đạo theo thẩm quyền các biện pháp ứng phó hiệu quả, phù hợp.

Tin liên quan

Một loạt thành phố lớn ở Việt Nam công bố sẽ không bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch và Âm lịch sau khi có chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại sao năm nay không bắn pháo hoa

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bắn pháo hoa ngày 1/1/2015 ở TP. HCM

Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành chỉ thị yêu cầu các địa phương không bắn pháo hoa dịp tết, dành thời gian và kinh phí chăm lo tết cho người nghèo.

Chỉ thị số 11-CT/TW được Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh ký ngày 20/12 để đón Tết năm 2017 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Chỉ thị được mô tả là một phần để tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

"Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; các địa phương không chúc Tết Trung ương."

"Thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức. Các địa phương không bắn pháo hoa trong dịp Tết; dành thời gian và kinh phí chăm lo Tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách."

"Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm việc sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động trong dịp Tết, lễ hội…", chỉ thị do ông Đinh Thế Huynh, cựu Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trong 5 năm, viết.

Việc không bắn pháo hoa đêm giao thừa sẽ tiết kiệm cho Hà Nội khoảng 10 tỷ đồng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội Tô Văn Động nêu ước tính tại cuộc gặp gỡ báo chí hôm 23/12, theo Thời báo Kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên ông Động cho biết vào dịp Giáng sinh, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, tại các điểm vui chơi công cộng của Hà Nội vẫn sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa.

Còn tại TP. HCM, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Thu nói với báo Tuổi Trẻ rằng "nếu bỏ bắn pháo hoa thì có lẽ người dân TP.HCM cũng buồn".

Tuy vậy, bà nói thành phố vẫn có các hoạt động lễ hội, văn hóa, văn nghệ khác.

Tại Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố ban đầu có kế hoạch bắn pháo hoa nhân kỷ niệm 20 năm Đà Nẵng trực thuộc Trung ương (1/1/1997 - 1/1/2017) và Tết Nguyên đán Đinh Dậu.

Tuy vậy, Đà Nẵng đã quyết định ngừng các kế hoạch bắn pháo hoa trong cả hai dịp này.

Cụ thể, tại cuộc họp giao ban trực tuyến với các quận, huyện, sáng 19/1, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, thành phố đã xin ý kiến Chính phủ về việc bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán NhâmDần 2022. Tuy nhiên, Trung ương đề nghị Hà Nội không thực hiện việc này và thành phố sẽ chấp hành nghiêm túc.

Tiếp đó, ngày 21/1, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã ký chỉ thị số 03 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Tại sao năm nay không bắn pháo hoa

Hà Nội, TP.HCM không tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2022. (Ảnh minh họa)

Theo đó, Hà Nội tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và TP để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

TP.HCM tổ chức 18 hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán

Tại buổi họp báo chiều 13/1, ông Võ Trọng Nam - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán 2022 TPHCM không tổ chức bắn pháo hoa vào đêm giao thừa. Đây là năm thứ hai liên tiếp đô thị lớn nhất nước không bắn pháo hoa mừng Tết Nguyên đán.

Tuy không bắn pháo hoa nhưng ông Võ Trọng Nam cho biết, TP.HCM sẽ tổ chức 18 hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán, kéo dài từ nay đến hết tháng 2.

Các hoạt động gồm: mừng xuân Nhâm Dần; gặp mặt kiều bào; Hội hoa xuân, chợ hoa Tết; chợ hoa Tết “Trên bến, dưới thuyền”; lễ dâng hương dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh; lễ hội đường sách; đường hoa Nguyễn Huệ; các hoạt động mừng xuân Nhâm Dần - mừng Đảng quang vinh; chương trình biểu diễn nghệ thuật 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; gặp mặt truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định,…

Tại sao năm nay không bắn pháo hoa

TP.HCM có nhiều chương trình lễ hội nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần. (Ảnh TTXVN)

Năm nay, TPHCM tiếp tục tổ chức hoạt động trang trí ánh sáng nghệ thuật đường phố trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đồng Khởi, Lê Duẩn, Nguyễn Huệ, Võ Thị Sáu, Lê Lợi. Khoảng một tuần nữa, thành phố sẽ hoàn thiện trang trí các con đường này.

Cũng theo lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao, để tôn vinh vai trò của bác sĩ, y tế phục vụ phòng, chống dịch, dù chưa tròn năm chẵn của ngành nghề nhưng lãnh đạo TPHCM sẽ tổ chức các hoạt động xứng tầm vào Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2 để tôn vinh đóng góp của lực lượng y bác sĩ thành phố.

Ngoài Hà Nội, TP.HCM nhiều tỉnh thành khác như: Hải Phòng, Cần Thơ... cũng đã thông báo không tổ chức hoặc hủy kế hoạch bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2022.

Ngày 7/1, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy ký văn bản gửi các sở quản lý văn hóa cả nước xung quanh nội dung tổ chức lễ hội dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Lãnh đạo Bộ đề nghị các Sở "chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, trình UBND tỉnh quyết định việc tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và hoạt động bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần".

Căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh tại địa phương, tổ chức các hoạt động du lịch, thể thao; hoạt động tại các bảo tàng, di tích, thư viện, rạp chiếu phim, địa điểm biểu diễn nghệ thuật theo Văn bản số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10 2021 của Bộ hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.