Tại sao ngực lại căng và đau

Trước mỗi kỳ kinh bạn gái thường có dấu hiệu đau ngực như là dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên đau ngực không chỉ xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt hãy xem yếu tố thời gian đau bao lâu cũng như dấu hiệu khác để biết chính xác có phải “đèn đỏ” sắp tới hay không?

Tại sao ngực lại căng và đau

Đau vú trước kỳ kinh diễn ra như nào?

Cảm giác đau vú trước kỳ kinh có thể khác nhau ở mỗi người. Cơn đau là có thể là đau nhức, căng tức, khó chịu ở vú. Một số người chỉ đau ở đầu ti, số khác đau lan cả vùng dưới cánh tay, nách… Bạn có thể đau vú nhiều hơn vào những ngày trước kỳ kinh, sau đó giảm dần trong và sau kỳ kinh.

Biểu hiện này có thể như sau:

  • Có thể đau ở một hoặc cả hai vú
  • Đau lan ra cả vùng dưới cánh tay
  • Cảm thấy đau nhiều hơn ở vùng núm vú
  • Đôi khi cảm thấy đau nhói, đôi khi chỉ là cảm giác ngứa.
  • Đau và sưng có thể xuất hiện cùng lúc

Một số người cảm thấy đau vú liên tục trong vài ngày, trong khi những người khác chỉ thấy thoáng đau mà không có để ý. Đau nhức vú cũng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu khi mặc áo ngực thông thường hoặc quần áo bó sát.

Nguyên nhân nào gây đau vú trước kỳ kinh?

Tại sao ngực lại căng và đau

Đau ngực là hiện tượng bình thường diễn ra trước kỳ kinh nguyệt, xảy ra vào khoảng thời gian rụng trứng, đó là khi buồng trứng phóng thích trứng để thụ tinh. Nó thường diễn ra từ 12 đến 14 ngày trước khi kinh nguyệt xuất hiện.

Nồng độ hormone thay đổi là nguyên nhân chính của hiện tượng căng và đau ngực trước kỳ kinh. Nồng đồ này thay đổi lên xuống trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian chính xác của những thay đổi này không giống nhau ở mỗi người. Estrogen khiến các ống dẫn sữa giãn nở ra, trong khi việc sản sinh progesterone sẽ khiến các tuyến sữa sưng và trướng lên. Hai nguyên nhân này đều có thể gây ra tình trạng đau ngực trước kỳ kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra nhiều triệu chứng, bao gồm cả đau ngực. Sự dao động của hormone trước kỳ kinh có thể dẫn đến căng hoặc đau vú.

Đau vú mấy ngày thì có kinh?

Không có chính xác thời gian cụ thể bởi với mỗi người thời gian này là khác nhau. Nhưng thường là từ 7-14 ngày trước kỳ kinh nguyệt.

Với bạn gái cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và thông thường thì Estrogen và progesterone đều tăng trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, tức là khoảng ngày 14-28 trong một chu kỳ điển hình kéo dài 28 ngày. Nồng độ estrogen cao nhất ở khoảng giữa chu kỳ, trong khi hàm lượng progesterone tăng lên vào tuần trước khi nguyệt san ghé thăm.

Thường dấu hiệu đau ngực xuất hiện khoảng 1 đến 2 tuần trước kỳ kinh nguyệt.

Cần làm gì để giảm đau vú trước kỳ kinh?

Tại sao ngực lại căng và đau

Hãy tham khảo cách làm giảm đau ngực tại nhà như sau:

  • Hãy mặc áo ngực vừa vặn, ban đêm bạn có thể thay chiếc áo ngực mỏng mềm hơn.
  • Chườm lạnh và nóng: bạn có thể chườm bằng đá lạnh hay bằng túi sưởi để giảm đau tức thời.
  • Cà phê: hạn chế caffeine là một phương pháp hiệu quả để kiểm soát cơn đau vú liên quan đến bệnh xơ nang tuyến vú.
  • Hút thuốc: phụ nữ bị đau vú nên ngừng hút thuốc. Người ta chỉ ra rằng nicotine làm co mạch máu và hút thuốc có nhiều khả năng gây viêm hơn.
  • Ăn ít muối để giảm giữ nước.
  • Hạn chế các chất gây kích ứng khác: Lưu ý các chất tẩy rửa hoặc xà phòng tắm có thể gây kích ứng da.
  • Cho con bú đúng cách: Nếu cơn đau vú của bạn liên quan đến việc cho con bú, hãy thử hút sữa để ngăn căng sữa và hãy xin lời khuyên từ bác sĩ .

Đau vú còn là dấu hiệu cảnh báo khác ngoài kinh nguyệt?

Đau ngực trước kỳ kinh nguyệt là biểu hiện hết sức bình thường. Bạn cũng không phải quá lo lắng về tình trạng đau xảy ra trước kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu đau vú kéo dài, không hết khi đến kinh thì bạn cần xem xét đến việc đau vú không phải do đến tháng nhé!

Đau vú ngoài trước kỳ kinh nguyệt còn có thể là trường hợp khác ví dụ như:

  • Mang thai: Để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau sinh, giai đoạn mang thai bộ ngực của bạn cũng lớn hơn, săn chắc hơn. Thay đổi này cũng gây cảm giác đau ở ngực, nhạy cảm hơn
  • Mãn kinh: Đau vú là cũng là một triệu chứng phổ biến của thời kỳ mãn kinh. Điều này xảy ra do sự dao động nội tiết tố làm phát sinh các triệu chứng khó chịu khác của thời kỳ mãn kinh.Nếu chị em trong độ tuổi mãn kinh thì nên suy nghĩ đến trường hợp đau vú do yếu tố này.
  • Bệnh viêm vú:  Viêm vú gây đau vú, sưng, nóng và đỏ vú. Viêm vú thường ảnh hưởng đến phụ nữ đang cho con bú (viêm vú cho con bú), mặc dù đôi khi tình trạng này có thể xảy ra ở những phụ nữ không cho con bú.
  • U vú: Đau vú không có nguyên nhân rõ ràng và có thể sờ thấy như những cục u nhỏ. Các mô vú dạng sợi này làm cho vú đặc và có khối u và có thể đau hơn khi hành kinh.

☛ Thông tin đầy đủ: Đau vú có thể là dấu hiệu sức khỏe gì ?

Khi nào cần đi thăm khám?

Nếu mức độ đau nhiều hơn và quá sức chịu đựng so với những cơn đau hàng tháng kinh nguyệt của bạn, hay cơn đau kéo dài hơn một vài tuần thì bạn cần đi thăm khám. Nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Sờ thấy cục u ở vú bị đau
  • Xuất hiện tiết dịch núm vú có máu hoặc có mùi hôi
  • Đau vú kéo dài hơn vài tuần
  • Đau vú khiến bạn khó thực hiện các hoạt động thường xuyên, ngay cả khi cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
  • Dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như ấm hoặc đỏ ở vú hoặc sốt.

Tình trạng đau ngực là dấu hiệu phổ biến gắn liền với “đèn đỏ”, tuy nhiên dấu hiệu này có sai khác so với các tháng kinh nguyệt trước đó của bạn thì nên chú ý hơn. Hi vọng bài viết đã giúp ích cho bạn. Chúc bạn sức khỏe.

Khi có thai, sự thay đổi hormone khiến cơ thể có những thay đổi. Nhiều mẹ bầu cho rằng, họ thường cảm thấy đau ngực khi có thai. Ngực đau như thế nào là có thai, sự khác biệt với đau khi kỳ kinh sắp đến không? Hãy tìm hiểu ngay thông tin sau đây.

1. Ngực đau khi mang thai do đâu?

– Khi mang thai, các mô xung quanh đầu ngực dày đặc và sần hơn khiến ngực cảm thấy đau, căng tức, các vùng gai gạo xung quanh đầu ngực rõ và sắc tố da thâm, đậm hơn.
– Đau ngực khi mang thai xuất hiện do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, đặc biệt là progesterone và estrogen. Khi đó lưu lượng máu lên ngực cũng bị ảnh hưởng, gây tình trạng căng tức.
– Ở tháng thứ 6 thai kỳ, đau ngực căng tức ngực còn là do cơ thể bắt đầu sản xuất sữa non, mẹ bầu cảm thấy đau nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ.

Tại sao ngực lại căng và đau

Ngực đau như thế nào là có thai, sự khác biệt với đau khi kỳ kinh sắp đến có không?

2. Ngực đau như thế nào là có thai?

Biểu hiện đau ngực khi mang thai không khác biệt gì so với khi đau ngực kỳ kinh nguyệt. Làm thế nào để phân biệt 2 triệu chứng này?
Tình trạng đau tức ngực khi mang thai xuất hiện ngay từ ngày thứ 2- ngày thứ 3 sau khi thụ thai. Sự thay đổi hormone không có thể khiến ngực không chỉ đau mà còn ngứa, nóng ran.

– Căng tức ngực và đau vùng nhũ hoa.

– Gai gạo quanh đầu ngực nổi rõ hơn.

– Nhũ hoa lớn hơn, quầng và đầu nhũ hoa sậm màu.

– Đau ngực kèm đi tiểu nhiều, buồn nôn, thân nhiệt tăng…

– Trong khi đau ngực tiền kinh nguyệt chỉ có biểu hiện hơi căng ngực, kích cỡ ngực lớn hơn một chút và biến mất sau khi kỳ kinh xuất hiện.

Tại sao ngực lại căng và đau

Mẹ bầu cảm thấy đau nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ

3. Đau ngực khi mang thai thế nào là không an toàn?

Các tháng cuối thai kỳ đau tức ngực thường là do tuyến sữa phát triển, căng tức sữa non, không phải là dấu hiệu đáng lo ngại.Hiện tượng đau ngực khi mang thai hầu hết là biểu hiện sinh lý phổ biến ở tất cả bà bầu. Tuy vậy các bà bầu cần lưu ý nếu có những biểu hiện kèm theo:– Đau ngực nhiều, kèm khó thở, ho.– Cơn đau ngực lan tỏa xuống 2 cánh tay, gây cảm giác mỏi mệt bải hoải.– Đau ngực kèm sốt dù không bị cảm cúm.– Đau ngực, đổ mồ hôi, khó thở, chóng mặt.

Với những tình trạng này chị em cần đi thăm khám sớm tìm nguyên nhân để có cách xử trí thích hợp.

Tại sao ngực lại căng và đau

Khi thấy có những tình trạng bất thường trong thai kỳ, cần đi khám tại cơ sở y tế

Ngực đau như thế nào là có thai không quá khó để nhận biết. Hãy theo dõi quan tâm hơn đến cơ thể của mình. Bên cạnh nhận biết dấu hiệu mang thai sớm qua tình trạng đau ngực, trễ kinh, cơ thể mệt mỏi buồn nôn thì chị em có thể dùng que thử thai tại nhà hoặc xét nghiệm kiểm tra tại cơ sở y tế để xác định mang thai chính xác hơn.