Tại sao nói bản chất của nhà nước mang tính giai cấp

3/18/2014 2:53:41 PM

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là sự kết tinh giữa “ý Đảng với lòng Dân”, mang bản chất giai cấp công nhân và có tính xã hội sâu sắc; trong đó, quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được hiến định đầy đủ, toàn diện.

Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 [Hiến pháp năm 2013] - văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng nhất của nước ta, được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28-11-2013; có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2014, đang được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân triển khai thực hiện. Theo dõi quá trình xây dựng, hình thành và thông qua, dư luận quốc tế và trong nước đánh giá cao Hiến pháp năm 2013 về nhiều khía cạnh, nổi bật là: bảo đảm tính thực tiễn, khoa học, phù hợp với giá trị, chuẩn mực của Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Và thực sự là bản Hiếp pháp hội tụ ý chí, nguyện vọng của toàn dân và Đảng cầm quyền, thể hiện sâu sắc tính giai cấp, tính xã hội và tính nhân dân. Song, một số “nhà khoa học”, “nhà chính trị”, “nhà hoạt động nhân quyền”,… ở trong và ngoài nước, với bản chất thù địch, chống phá đã “đăng đàn” cho rằng, bản Hiến pháp “nặng” về tính giai cấp, còn tính xã hội thì “mờ nhạt”, quyền con người, quyền công dân bị vi phạm. Đây là những quan điểm hoàn toàn sai trái, cố tình xuyên tạc, luận giải hồ đồ, thiếu trách nhiệm về Hiến pháp năm 2013.

Trước hết, bàn về tính giai cấp của hiến pháp. Từ thực tế lịch sử của xã hội tư sản Pháp những năm 1848-1851, C. Mác đã chỉ ra rằng, hiến pháp là kết quả sự vận động của đời sống chính trị, không những nội dung mà cả hình thức của nó đều chịu tác động trực tiếp của tiến trình đấu tranh giai cấp. Đó là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật để bảo vệ giai cấp mình. Vì vậy, nó mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội. Đây là một trong các phát kiến vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, đưa lại cho Học thuyết của hai ông tính khoa học, cách mạng sâu sắc. Lý luận cũng như lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới đã xác định, pháp luật nói chung, hiến pháp nói riêng là công cụ pháp lý mang tính cưỡng bức của giai cấp nắm quyền lực nhà nước, nhằm quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội; bảo vệ và duy trì trật tự công cộng phù hợp với ý chí, lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nhà nước ta ra đời sau Cách mạng Tháng Tám thành công - cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo với nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, mà đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Do vậy, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân là điều hiển nhiên, không có gì phải bàn cãi. Song, hoàn toàn khác với bản chất giai cấp của hiến pháp các nhà nước tư sản, Hiến pháp năm 2013 là sự thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đem lại ấm no, hạnh phúc cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Ở nước ta, pháp luật nói chung, Hiến pháp nói riêng là thể hiện ý chí, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước XHCN, trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng và tự giác chấp hành. Đó là công cụ pháp lý của Nhà nước để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của quốc gia, dân tộc; mang lại lợi ích cho số đông chứ không chỉ vì lợi ích của số ít nhà tư bản như trong xã hội tư sản.

Bên cạnh tính giai cấp, cần khẳng định rằng, Hiến pháp năm 2013 có tính xã hội sâu sắc. Trước hết, về mặt lợi ích, do sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, nên Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện đầy đủ lợi ích của toàn thể nhân dân. Cùng với đó, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: từ chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đến kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ Tổ quốc,... đều được hiến định trong Hiến pháp [cụ thể, tại Chương III có 14 điều về vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường]. Song, thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong Hiến pháp năm 2013 là quan điểm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân...” [khoản 1, 2, Điều 2]. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 bổ sung và phát triển nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [khoản 3, Điều 2]. Đây là điểm mới quan trọng của Hiến pháp năm 2013 so với các bản Hiến pháp trước đây. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận, là cơ sở để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quyền lực nhà nước và phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những tinh hoa, tư tưởng tiến bộ của các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, tổng kết việc thực hiện Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 thể hiện đầy đủ hơn “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”; xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước và những bảo đảm của Nhà nước; đó là: công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng: quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác [Điều 15].

Đặc biệt là, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một số quyền mới. Đó là: quyền sống [Điều 19]; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác [khoản 3, Điều 20]; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư [khoản 1, Điều 21]; quyền được bảo đảm an sinh xã hội [Điều 34]; quyền kết hôn và ly hôn [khoản 1, Điều 36]; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa [Điều 41]; quyền xác định dân tộc [Điều 42]; quyền được sống trong môi trường trong lành [Điều 43]. Những bổ sung này cho thấy, Nhà nước ta nhận thức ngày càng rõ hơn về quyền con người và hết sức chú trọng đến bảo đảm thực hiện quyền con người theo cam kết và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cho đến nay, lịch sử lập nước [Tuyên ngôn độc lập năm 1945], lập hiến nước ta mới hơn nửa thế kỷ, kể từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, thế nhưng nội dung của nó thể hiện rõ tính ưu việt, phát triển và hoàn thiện không ngừng, nhất là về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Các quyền cơ bản đó mang đậm thuộc tính tự nhiên và bất khả xâm phạm, như: quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc,... thể hiện rõ bản chất dân chủ, nhân đạo và tiến bộ của chế độ XHCN, được các quốc gia trên thế giới thừa nhận, đánh giá cao. Điều đó, đồng thời cũng phản bác những luận điệu cho rằng tính xã hội của Hiến pháp năm 2013 “mờ nhạt”, vi phạm quyền con người là hoàn toàn không có cơ sở, phi thực tế, phiến diện.

Chính vì tính xã hội “đậm nét”, quyền con người được hiến định đầy đủ, toàn diện, nên nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều chung nhận xét: Hiến pháp năm 2013 của chúng ta là bản Hiến pháp cô đọng, khúc triết, mạch lạc, dễ hiểu và mẫu mực trên mọi phương diện. Đây cũng là minh chứng rõ ràng không ai có thể phủ nhận. Những luận điệu kích động, xuyên tạc hòng đánh tráo sự thật, đi ngược lại bản chất của vấn đề sẽ chỉ là vô vọng./.

Đại tá, PGS, TS. PHẠM XUÂN MÁT và Đại tá, TS. NGUYỄN HỮU PHÚC

Học viện Chính trị

Nội dung chi tiết

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Bài viết sau đây Luật Thiên Minh sẽ chia sẻ về vấn đề Tính giai cấp của pháp luật ? Vì sao nói pháp luật có tính giai cấp? Mời quý khách hàng tham khảo.

Tính giai cấp của pháp luật

Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu sau:

– Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội. Theo nghĩa thông thường, ý chí được hiểu là “Khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đó”

– Ý chí là khả năng đặc thù của loài người vì các loài động vật khác chỉ hành động theo bản năng mà không có ý chí còn con người khi đã có khả năng nhận thức đầy đủ thì hành vi của họ luôn nhằm đạt tới một mục đích nhất định.

Các giai cấp thống trị lực lượng cầm quyền trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố và bảo vệ quyền thống trị của mình, chúng tìm mọi cách để đạt mục đích đó. Một trong những cách hiệu quả nhất là biến ý chí của chúng thành ý chí của nhà nước và từ ý chí của nhà nước sẽ thể hiện thành các qui định cụ thể của pháp luật, tức là thành các quy tắc xử sự có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoăc thực hiện trong toàn xã hội.

C. Mác và Ănghen khi nghiên cứu về pháp luật tư sản đã đi đến kết luận: Pháp luật tư sản chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung của nó là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư sản quyết định.

– Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hoá thành ý chí của nhà nước. Ý chí đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do nhà nước cơ quan có thêm  quyền ban hành. Nhà nước ban hành và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện.

– Pháp luật là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích của giai cấp thống trị. Mục đích của pháp luật trước hết là nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng tới các quan hệ xã hội phát triẻn theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị.

Pháp luật là sự thể chế hoá nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu, chính sách, đường lối chính trị của lực lượng cầm quyền, giúp cho lực lượng này thực hiện được quyền lãnh đạo của nó đối với toàn xã hội. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

Vì sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp?

Trong pháp luật có nhiều qui định thể hiện tính giai cấp của nó như: các qui định thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữ tài sản, quyền thống trị về chính trị và tư tưởng, quyền lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của lực lượng cầm  quyền; xác lập hệ tư tưởng thống trị trong xã hội…

– Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.

– Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

– Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kì kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những nét riêng và cách biểu hiện riêng. Ví dụ: Pháp luật chủ nô công khai qui định quyền lực vô hạn của chủ nô, tình trạng vô quyền của nô lệ. Pháp luật phong kiến công khai qui định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến cũng như quy định các chế tài hà khắc dã man để đàn áp nhân dân lao động.

Xem thêm: 

>>> Điều kiện áp dụng phương pháp định giá đất

>>> Đất được sử dụng để xây dựng nhà chung cư

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

Trân trọng !

Video liên quan

Chủ Đề