Tại sao tế bào nhân sơ có nhiều bộ phần bên ngoài màng tế bào

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

  • Giải Sinh Học Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
  • Giải Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 10 trang 46: Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể biết các cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó?

Trả lời:

Trên màng sinh chất có các gai glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy các tế bào có thể nhận ra các tế bào lạ khi được ghép vào và đào thải chúng.

Câu 1 trang 46 Sinh học 10: Nêu cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào.

Trả lời:

– Cấu trúc khung xương tế bào: Khung xương tế bào được tạo thành từ các vi ông, vi sợi và vi trung gian. Sợi trung gian là các sợi prôtêin đặc và cũng được cấu tạo từ các đơn phân.

– Chức năng: Khung xương tế bào có chức năng như một giá đỡ cơ học cho tế bào và nó tạo cho tế bào động vật có được hình dạng nhất định. Ngoài ra, khung xương tế bào cũng là nơi neo đậu của các bào quan và còn giúp tế bào di chuyển.

Câu 2 trang 46 Sinh học 10: Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.

Trả lời:

– Cấu trúc của màng sinh chất: Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chính là phôtpholipit. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người màng sinh chất còn được bổ sung thêm nhiều phân tử colestêron có tác dụng làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Màng sinh chất có thể coi như bộ mặt của tế bào và các thành phần như prôtêin, lipôprôtêin và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.

– Chức năng của màng sinh chất:

+ Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chi cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra và vào được tế bào. Với đặc tính chỉ cho một số chất nhất định ra vào tế bào bên ngoài, ta thường nói màng sinh chất cho tính bán thấm.

+ Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở nên nó luôn phải thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và phải trả lời được những kích thích của điều kiện ngoại cảnh.

+ Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).

Câu 3 trang 46 Sinh học 10: Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn.

Trả lời:

Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật còn có thành tế bào.

– Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu bằng xelulôzơ.

– Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptiđôglican.

Câu 4 trang 46 Sinh học 10: Chất nền ngoại bào là gì? Nêu chức năng của chất nền ngoại bào.

Trả lời:

– Cấu trúc của chất nền ngoại bào: chất nền ngoại bào của tế bào người và động vật bao bên ngoài màng sinh chất. Chất nền ngoại bào được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.

– Chức năng của chất nền ngoại bào: chất nền ngoại bào có nhiệm vụ giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.

Các cấu tạo bên ngoài màng sinh chất: Thành tế bào, Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật và nấm còn được bao bọc bởi thành tế bào.

a) Thành tế bào

Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật và nấm còn được bao bọc bởi thành tế bào. Ở thực vật, thành tế bào có cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ, còn ở nấm là kitin. Thành tế bào quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào

b) Chất nền ngoại bào

Bên ngoài màng sinh chất của tế bào người cũng như tế bào động vật còn cấu trúc được gọi là chất nền ngoại bào.

Chất nền ngoại bào cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin . kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau (hình Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định giúp tế bào thu nhận thông tin.

Như mọi người đã biết để có được như hiện tại vạn vật đã tiến hóa và phát triển không ngừng. Để có được như ngày hôm nay thì sinh vật có mặt đầu tiên xuất hiện phải nhận được sự tán dương sâu sắc. Và sinh vật xuất hiện đầu tiên ấy không ai khác chính là tế bào nhân sơ. Vậy tế bào nhân sơ là gì? Hãy cùng lessonopoly tham khảo qua bài viết sau đây nhé!

Tại sao tế bào nhân sơ có nhiều bộ phần bên ngoài màng tế bào
Sinh vật nhân sơ hay sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân nguyên thủy

Sinh vật nhân sơ hay sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân nguyên thủy (Prokaryote) là nhóm sinh vật mà tế bào không có màng nhân. Tuy nhiên, trong tế bào của một số loài Planctomycetales, ADN được bao bọc bởi một màng đơn. Đặc điểm chính để phân biệt với các sinh vật nhân chuẩn được các nhà sinh học phân tử thường sử dụng là trình tự gene mã hóa cho rARN.

Sinh vật nhân sơ không có các bào quan và cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote. Hầu hết các chức năng của các bào quan như ty thể, lục lạp, bộ máy Golgi được tiến hành trên màng sinh chất. Sinh vật nhân sơ có 3 vùng cấu trúc chính là:

Tiên mao (flagella), tiêm mao, hay lông nhung (pili) – là các protein bám trên bề mặt tế bào;

Vỏ tế bào bao gồm capsule, thành tế bào và màng sinh chất;

Vùng tế bào chất có chứa ADN genome, các ribosome và các thể vẩn (inclusion body).

Đặc trưng của tế bào nhân sơ:

Tế bào chất của sinh vật nhân sơ là phần dịch lỏng chiếm hầu hết thể tích tế bào, khuếch tán vật chất và chứa các hạt ribosome nằm tự do trong tế bào.

Màng sinh chất là lớp phospholipid kép phân tách phần tế bào chất với môi trường xung quanh. Màng sinh học này có tính bán thấm, hay còn gọi là thấm có chọn lọc.

Màng sinh chất có một phần gấp nếp được gọi là mezosome, là điểm đính của ADN vùng nhân khi xảy ra phân bào, mezosome có mang ezyme hô hấp nên có chức năng hô hấp thiếu khí.

Tại sao tế bào nhân sơ có nhiều bộ phần bên ngoài màng tế bào
Sinh vật nhân sơ không có các bào quan và cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote

Hầu hết các sinh vật nhân sơ đều có thành tế bào (trừ Mycoplasma, Thermoplasma (archaea), và Planctomycetales. Chúng được cấu tạo từ peptidoglycan và hoạt động như một rào cản phụ để chọn lọc những chất vào ra tế bào. Thành tế bào cũng giúp vi khuẩn giữ nguyên hình dạng và không bị tác động của áp suất thẩm thấu trong môi trường nhược trương.

Vỏ nhầy capsule là rào cản phụ giúp bảo vệ tế bào, chọn lọc các chất ra vào tế bào.

Trừ một số rất ít loài (như vi khuẩn Borrelia burgdorferi gây bệnh Lyme), thì nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ thường là một phân tử ADN vòng nằm ở vùng nhân, gọi là ADN – nhiễm sắc thể hay tên đầy đủ là nhiễm sắc thể nhân sơ. Mặc dù không phải có màng nhân hoàn chỉnh, nhưng ADN được cô đặc tạo thành thể nhân. Tế bào sinh vật nhân sơ còn chứa những cấu trúc ADN ngoài nhiễm sắc thể gọi là plasmid, nó cũng có dạng vòng nhưng nhỏ hơn ADN nhiễm sắc thể. Trên các plasmid thường chứa các gene có chức năng bổ sung, ví dụ gene kháng sinh.

Sinh vật nhân sơ mang các tiên mao giúp tế bào di chuyển chủ động trong môi trường.

Kích thước nhỏ, từ 1 đến 5 µm, khoảng 1/10 tế bào nhân thực.

Tỉ lệ S/V lớn → 100% diện tích tế bào tiếp xúc môi trường → trao đổi chất nhanh → sinh sản, sinh trưởng nhanh → phân bố rộng trong các loại môi trường.

Tại sao tế bào nhân sơ có nhiều bộ phần bên ngoài màng tế bào

– Chưa có nhân hoàn chỉnh.

– Tế bào chất không có hệ thống nội màng.

– Kích thước nhỏ (1/10 kích thước tế bào nhân thực) ⟶ có lợi:

+ Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh.

+ Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.

Hãy cùng tham khảo video sau đây để hiểu hơn về tế bào nhân sơ nhé!

Tại sao tế bào nhân sơ có nhiều bộ phần bên ngoài màng tế bào
Cấu tạo của tế bào nhân sơ

Tế bào nhân sơ có cấu tạo khá đơn giản, gồm có 3 thành phần chính : màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. Ngoài các thành phần đó, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông.

Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Được cấu tạo bởi peptiđôglican. Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào.

Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại : Gram dương và gram âm. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ. Biết được sự khác biệt này chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.

Một số loại tế bào nhân sơ, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy. 

Những vi khuẩn gây bệnh ở người có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.

Màng sinh chất của vi khuẩn cũng như của các loại tế bào khác đều được cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và prôtêin.

Một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông nhung mao.

Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Tế bào chất ở tế bào nhân sơ gồm 2 thành phần chính là bào tương và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác. Không có hệ thống nội màng, các bào quan (trừ ribôxôm) và khung tế bào.

Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin và rARN, là nơi tổng hợp các loại prôtêin của tế bào. Trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ. 

Xem thêm: Bảng tuần hoàn hóa học và những điều bạn nên biết

Xem thêm: Bảng nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học và bài tập vận dụng có đáp án

Tại sao tế bào nhân sơ có nhiều bộ phần bên ngoài màng tế bào

Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ không được bao bọc bởi các lớp màng và chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng. Vì thế, tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ (chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc như ở tế bào nhân thực).

Ngoài ADN ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit.

Bài viết trên đã gửi đến bạn những kiến thức quan trọng liên quan đến tế bào nhân sơ. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn trong môn sinh học của mình. Tế bào nhân sơ là dạng tế bào khởi nguyên của những thế hệ tế bào sau này. Bạn hãy lưu ý những kiến thức trên nhé!