Tại sao trước khi hiến máu không được uống rượu

06/06/2020 09:29

Máu là loại thuốc điều trị đặc biệt quý giá, chỉ có thể được hiến tặng từ những người khỏe mạnh, xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng. Chính vì vậy nguồn máu hiến tặng lại càng trở nên vô cùng cần thiết đối với người bệnh, đặc biệt là người bệnh cấp cứu.

Ai cũng mong muốn mình khỏe mạnh. Thật không may khi ai đó mang bệnh trong mình. Hãy tham gia hiến máu để chia sẻ với những người không may mắn và cho chính tương lai của mỗi chúng ta. Trước khi đi hiến máu, bạn hãy lưu ý một số điểm dưới đây:

Với những người sức khỏe bình thường đủ điều kiện để hiến máu thì cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp trước ngày hiến máu. Khoảng một tuần trước khi hiến máu cần ăn uống đủ chất, không nên bỏ bữa, không uống rượu bia, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, hạn chế thức khuya, đảm bảo giấc ngủ sâu và đủ giấc.

Buổi tối trước ngày đi hiến máu cần chú ý: Không ăn nhậu quá khuya, không uống rượu bia và các chất kích thích; Không nên ăn các món ăn nhiều đường, nhiều dầu mvà ngủ đủ giấc 7- 8 tiếng/đêm.

Buổi sáng ngày đi hiến máu: Bạn nên ăn nhẹ trước khi đi, hạn chế thức ăn béo ngọt; chuẩn bị chứng minh thư nhân dân và giấy tờ tùy thân khác.

Trong khi hiến máu: Bạn nên nghỉ ngơi trước khi làm thủ tục hiến máu. Thư giãn, tránh căng thẳng, có thể nghe nhạc nhẹ để giảm bớt lo lắng hoặc trò chuyện với những người xung quanh để nhận được những kinh nghiệm và chia sẻ từ mọi người. Trong thời gian lấy máu nếu thấy bất cứ biểu hiện như: chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi, đau buốt ở vị trí kim tiêm thì cần báo ngay cho nhân viên y tế.

Ngay sau khi hiến máu: Chỉ được đứng dậy và rời khỏi vị trí khi được sự đồng ý của nhân viên y tế. Nếu có biểu hiện chóng mặt buồn nôn nhẹ nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ, có thể uống một chút nước ấm có pha đường hoặc uống trà gừng. Ấn nhẹ vào miếng bông bịt tại vị trí mũi kim lấy máu, đợi khi máu không chảy ra thì bỏ miếng bông đi, không nên bỏ miếng bông quá sớm sẽ gây chảy máu. Nếu thấy chảy máu thì ngay lập tức ấn miếng bông xuống bịt chặt vị trí lấy máu, xin thêm miếng bông khô để thay, tuyệt đối không sử dụng bông ướt. Chỉ giữ nhẹ miếng bông và ấn xuống không nên day mạnh miếng bông dễ làm bầm tím quanh vị trí lấy máu. Nếu xuất hiện bầm tím thì không nên lo lắng, lấy đá chườm nhẹ trên vết bầm. Sau hai ngày vết bầm tím sẽ nhạt dần, chườm ấm tại vị trí này. Sau khoảng 1 tuần vết bầm tím sẽ hết.

Sau khi hiến máu: Bạn cần ăn uống và nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục dần, không nên tham gia các môn thể thao đòi hỏi thể lực mạnh, các hoạt động vận động nhiều mất sức như: đá bóng, chạy bộ, leo núi; ăn uống đầy đủ và tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho máu như: thịt bò, gan, trứng, sữa, quả bơ, măng cụt, cà rốt, cà chua,…Nếu cần thiết có thể sử dụng các sản phẩm chứa Sắt và acid folic, vitamin B12 rất tốt cho quá trình tạo máu. Nếu ăn uống và sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, bạn có thể hiến máu lại sau 3-4 tháng.

Người dân tham gia hiến máu trực tiếp tại địa điểm hiến máu cố định của Trung tâm Truyền máu tại địa chỉ: Phòng 132, Tầng 1 nhà C2, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Thời gian: từ 7h30 đến 16h00 các ngày trong tuần.

Hoặc liên hệ Tổng đài CSKH 19001902 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Phòng Công tác xã hội

Hiến máu là hành động cao đẹp, giúp mang đến món quà sức khỏe vô giá cho người bệnh. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn giữ sức khỏe và yên tâm hơn trong mỗi lần hiến máu.

Trước khi hiến máu

  • Đêm trước hiến máu không nên thức quá khuya [ngủ ít nhất 6 tiếng].
  • Nên ăn nhẹ, KHÔNG ăn các đồ ăn có nhiều đạm, nhiều mỡ.
  • KHÔNG uống rượu, bia.
  • Chuẩn bị tâm lý thực sự thoải mái.
  • Mang theo giấy tờ tùy thân.
  • Uống nhiều nước.

Ngay sau khi hiến máu

  • Duỗi thẳng, hơi nâng cao cánh tay trong 15 phút.
  • Hạn chế gập tay trong quá trình nghỉ sau hiến máu.
  • Nghỉ tại điểm hiến máu tối thiểu 15 phút.
  • Uống nhiều nước.
  • Chỉ ra về khi cảm thấy thực sự thoải mái.
  • Nếu xuất hiện chảy máu từ vết băng cầm máu:
    • Nâng cánh tay lên và ấn nhẹ vào vết bông.
    • Ngồi xuống ghế và thông báo cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Nếu có các biểu hiện bất thường về sức khỏe: mệt, chóng mặt hoặc vã mồ hôi

  • Ngay lập tức ngồi xuống hoặc nằm ngay xuống, tốt nhất là nâng cao chân.
  • Giữ bình tĩnh, hít sâu, thở ra chậm.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ của bất kì ai xung quanh đang ở gần đó.
  • Báo ngay cho nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên.
  • Chỉ ngồi dậy và đứng lên khi hết cảm giác chóng mặt, mệt mỏi.

Sau khi rời điểm hiến máu

  • Tiếp tục uống nhiều nước để bổ sung lại thể tích bị mất khi hiến máu.
  • Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường; tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa, dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.

Trong vòng 48 tiếng sau hiến máu

  • Tránh thức khuya, dùng các chất kích thích như rượu, bia.
  • Không hút thuốc lá trong vòng 4 tiếng.
  • Tránh nâng vật nặng bằng tay vừa hiến máu.
  • Tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều thể lực như: thi đấu thể thao, đá bóng, tập thể hình, leo trèo cao…; đề phòng bị bầm tím tay và chóng mặt.

Lưu ý chăm sóc vị trí chọc kim

  • Băng cầm máu cần được giữ ít nhất trong 4 – 6 giờ;
  • Trong 1 số trường hợp ít gặp, nếu sau khi tháo băng, vẫn có máu tươi chảy ra, hãy ấn nhẹ tay vào vị trí bông băng. Đồng thời nâng cao cánh tay 3-5 phút, sau đó băng lại. Giữ băng thêm 6 giờ nữa.
  • Nếu sau hiến máu, quý vị thấy xuất hiện vết bầm tím tại vị trí lấy máu, đừng quá lo lắng.
    • Trong ngày đầu, có thể dùng đá lạnh chườm lên vị trí bị bầm tím.
    • Sau 1 ngày, chuyển sang chườm ấm [chườm 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút]. Vết bầm tím thường sẽ tự tan và biến mất sau 1 tuần.

Nếu vị trí chọc kim bị sưng to, vết bầm lan rộng, đau hoặc bị tê, hoặc có bất kỳ điều gì khiến quý vị bận tâm, vui lòng liên hệ 0976 99 00 66 [Tổng đài Chăm sóc người HM] hoặc 024.37821898 [Khoa Tiếp nhận máu và các thành phần máu] để được tư vấn và hỗ trợ.

Khoa Tiếp nhận máu và các thành phần máu

Video liên quan

Chủ Đề