Tầm quan trọng của hứng thú học tập

[Last Updated On: 15/07/2021 By Lytuong.net]

Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm.

Hứng thú luôn có hai yếu tố.

Đối tượng phải có ý nghĩa đối với đời sống cá nhân [yếu tố nhận thức]. Đối tượng có khả năng hấp dẫn, tạo ra những khoái cảm [yếu tố cảm xúc]. Chính vì đặc điểm này mà hứng thú lôi cuốn con người hướng về phía nó, tạo ra tâm lí khát khao tiếp cận và đi sâu tìm hiểu nó. Đây là đặc trưng quan trọng của hứng thú giúp ta phân biệt nhu cầu và hứng thú và không thể đồng nhất nhu cầu và hứng thú tuy nhu cầu và hứng thú có mối quan hệ mật thiết.

Vai trò của hứng thú

– Hứng thú làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, hoạt động trí tuệ.

Khi có hứng thú với một đối tượng nào đó, cá nhân có sự tập trung cao độ của chú ý, tình cảm, hướng toàn bộ quá trình nhận thức vào đối tượng khiến quá trình này nhạy bén và sâu sắc.

Khi hứng thú, chú ý không chủ định xuất hiện nhanh, chú ý có chủ định được duy trì dễ dàng.

Tính tích cực trí tuệ của học sinh được định hướng và duy trì bởi hứng thú. Học sinh không thể chiếm lĩnh được đối tượng mà nó không hứng thú. Nó có thể ghi nhớ những sự kiện do ảnh hưởng của sự sợ hãi hay để lẩn tránh sự nhục nhã của thất bại nhưng sự học tập như thêm không có hiệu quả. Muốn đứa trẻ có thể biểu hiện sự tưởng tượng và phương pháp sáng tạo trong lĩnh vực nào đó thì nó cần phải ham mê sâu sắc lĩnh vực này và điều đó chỉ có thể đảm bảo được nhờ hứng thú. Nếu nhận thức chiều sâu của đối tượng trở thành sự cần thiết, thiết thân với đứa trẻ thì những nỗ lực thường xuyên vượt ra ngoài phạm vi tri thức hiện có sẽ trở thành cuộc phiêu lưu đầy xáo động đối với nó.

– Hứng thú làm tăng sức làm việc

Do ý nghĩa và đặc biệt do sự hấp dẫn của đối tượng mà cá nhân làm việc say sưa, dẻo dai, bền bỉ, khả năng khắc phục khó khăn lớn.

– Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động sáng tạo.

Khi hứng thú, con người không chỉ dừng lại ở chỗ tích cực tìm hiểu, thưởng thức, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đối tượng mà còn tích cực hoạt động theo hướng phù hợp với hứng thú đó. Hứng thú không chỉ dừng ở sự thích thú vẻ bề ngoài, sự tò mò mang tính hiếu kì. Hứng thú chân chính luôn thúc đẩy con người hành động, hành động sáng tạo để chiếm lĩnh đối tượng đó.

Các nghiên cứu giáo dục đều rất coi trọng vai trò của hứng thú trong việc học của con trẻ. Chẳng hạn, ở Đài Loan, khi tham gia đánh giá trên diện rộng bởi các đánh giá quốc tế, họ đều có xếp hạng rất cao trong môn Toán. Nhưng khi phân tích các chỉ số, thì họ không yên tâm, vì học sinh lại không có hứng thú trong học Toán.

Tương tự là trường hợp của Anh. Năm 2010, trong nghiên cứu của mình tôi cũng gặp phải vấn đề đó. Trong hơn 1.000 học sinh trung học phổ thông được hỏi, hầu hết các em không học Toán bởi hứng thú mà chủ yếu chỉ để đạt kết quả tốt ở các kỳ thi.

Năm 2011, khi nghiên cứu triển khai “Chương trình Phát triển tư duy thông qua môn Toán cho trẻ em [POMATH]”, tôi và các cộng sự khảo sát các phụ huynh có con trong độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi. Thật bất ngờ, đa số họ cũng không quan tâm đến hứng thú học tập của con.

Trên thế giới, có các nghiên cứu đã thiết lập được mối quan hệ giữa tình cảm và học tập [Ormrod, 1999]. Học sinh trở nên thành thạo hơn trong giải quyết vấn đề khi chúng thích những gì chúng đang và sẽ làm. Những học sinh có tâm trạng tốt và đang hứng khởi học tập có thể chú tâm tới những thông tin được truyền đạt, ghi nhớ, ôn nhẩm lại có chủ đích để áp dụng. Tâm trạng lo lắng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học hành.

Học sinh trở nên thành thạo hơn trong giải quyết vấn đề khi chúng thích những gì chúng đang và sẽ làm.

Vì vậy cần phải khơi dậy hứng thú ở mức tối đa để có được kết quả tối đa. Lớp học có môi trường tích cực hơn sẽ thúc đẩy học sinh tham gia và học hỏi nhiều hơn so với các lớp học có môi trường tiêu cực [Fraser, 1994]. Trong khi đó, hiện nay rất nhiều người nghĩ và đã dạy học lại cho rằng hứng thú chẳng có gì quan trọng, chỉ cần kết quả cao mà thôi. Sự thật là khi có kết quả cao mà không có hứng thú thì sẽ có nhiều hậu quả:

- Người ta sẽ học mà vô cảm, sau này không muốn áp dụng. Đây chính là căn nguyên của thứ tri thức chết đang có đầy rẫy trong mỗi người.

- Sự không hứng thú sẽ tạo thành thói quen, và họ sẽ không có hứng thú cả với những thứ khác hoặc tìm đến một hình thức nào đó, đối nghịch để có hứng thú [chúng ta đều biết nó nguy hiểm đến mức nào] - Không có hứng thú sẽ không đam mê, không sáng tạo - Không có hứng thú thì sẽ khó biết cách làm cho người khác có hứng thú.

V.A Krutexki - một nhà nghiên cứu tâm lý học toán, cấu trúc tâm lý của năng lực toán đã chỉ ra mối quan hệ giữa ba dạng mức độ tư duy:

- Mức độ tư duy tích cực: học sinh chăm chú lắng nghe, cố gắng hiểu, tham gia nhiệt tình vào bài giảng

- Mức độ tư duy độc lập: học sinh tự đọc, tự chứng minh các vấn đề được thầy nêu ra, có thể là nghiên cứu gợi ý thậm chí đưa ra đáp án.

- Mức độ tư duy sáng tạo: học sinh tự nêu ra, khám phá vấn đề.  Bước đầu có thể theo được định hướng của thầy.

Ông cũng khẳng định rằng hứng thú có tác động vào cả ba mức độ trên. Ngược lại nếu không có hứng thú, chẳng có mức độ nào được xác lập.

Hứng thú sẽ thúc đẩy đam mê, sáng tạo.

Học tập qua trải nghiệm [experiential learning] là một cách học thông qua làm, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Học thuyết này gắn liền với David Kolb [1939] và các nhà tâm lý học, giáo dục học như John Dewey, Kurt Lewin, Jean Piaget, Lev Vygotsky, William James, Carl Jung, Paulo Freire, Carl Rogers and Mary Parker Follett.

Experiential learning thường được cho là ngược lại với Academic learning [cách học hàn lâm], là quá trình đạt được thông tin thông qua nghiên cứu một vấn đề mà không cần kinh nghiệm trực tiếp [direct experience] - cách học này đang phổ biến ở Việt Nam.

Kolb [2015] đã cho thấy học trải nghiệm có ảnh hướng đến phong cách học tập. Trong đó, có ảnh hưởng đến phong cách tư duy [khả năng tham gia vào tranh luận logic, tưởng tượng, và nhất là hứng thú đối với việc học]. Thông qua trải nghiệm, học sinh sẽ có cơ hội để hình thành thói quen hành động khi giải quyết vấn đề, tìm kiếm thông tin, tưởng tượng ra tính khả thi, kết nối liên tục với kinh nghiệm... Tưởng tượng chính là mầm mống của sáng tạo. 

Lý thuyết học tập qua trải nghiệm chỉ ra rằng: việc dạy học không phải là tiến hành công việc tới người học thông qua thực thi hàng loạt các kỹ thuật, mà là công việc mà người dạy làm cùng với người học trong một mối quan hệ đầy ý nghĩa và chia sẻ kinh nghiệm. Để tạo ra cơ hội cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, người dạy cần thay đổi vai trò của mình so với truyền thống trước đây.

Người dạy có vai trò là người hỗ trợ [Facilitator]; là chuyên gia bộ môn [Subject Expert] người dạy giúp người học tổ chức và kết nối những phản ánh của họ về kiến thức dựa trên các vấn đề của môn học. Giáo viên dạy bằng ví dụ, làm mẫu và khuyến khích người học tư duy phản biện tổ chức và phân tích một cách hệ thống kiến thức môn học. Các kiến thức này được truyền dạy thông qua bài giảng và sách giáo khoa.

Chẳng hạn trong môn Toán, việc học trải nghiệm sẽ khắc phục những nhược điểm hiện nay như: chỉ trả lời câu hỏi [có một đáp án], áp dụng cứng nhắc công thức, giải những dạng bài có sẵn... 

Nếu với một tình huống toán học, trẻ em được trải nghiệm qua mô hình, qua các trò chơi, tập tìm nó được ẩn ở đâu trong cuộc sống… thì các em được trải nghiệm, và có cơ hội tìm thấy ứng dụng của tri thức Toán, thấy gần gũi, có ích mà có thêm hứng thú với môn Toán.

Hơn nữa, các nhà khoa học đã nghiên cứu và khuyến cáo trải nghiệm chẳng những phát triển trí tuệ, giúp học tốt môn toán mà còn tăng chỉ số đam mê PQ [Passion Quotient] để học sinh có điều kiện phát triển hài hòa IQ [Intelligence Quotient – chỉ số thông minh], EQ [Emotional Quotient - chỉ số cảm xúc, CQ [Creative Quotient – chỉ số sáng tạo] và AQ [Adversity Quotient - chỉ số vượt khó]…

LỜI MỞ ĐẦUNhư các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng các hoạt động của con người cũngnhư năng suất lao động là yếu tố trung tâm chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tốkhác nhau trong đó có sự hứng thú. Vậy hứng thú là gì?-Một cách khái quát có thể hiểu: “Hứng thú là thái độ con người đối với sự vật, hiệntượng nào đó. Hứng thú là biểu hiện của xu hướng về mặt nhận thức của cá nhân với hiệnthực khách quan, biểu hiện sự ham thích của con người về sự vật, hiện tượng nào đó”.Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, công việc lập lại mỗi ngày, áp lực bủa vây, lươngthưởng không tương xứng, môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, mối quan hệ đồngnghiệp nhiều mâu thuẫn….đều dễ khiến người ta rơi vào trạng thái mất hứng thú vớicông việc. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy chán nản, không còn thiết tha với công việc dẫnđến làm việc không hiệu quả.Vì vậy để đạt được kết quả hơn cả sự mong đợi thì không thể thiếu niềm hứng thú. Quađó nhóm em xin đưa ra đề tài thảo luận: “Vai trò của hứng thú tác động đến hiệu quảcông việc”. Bài thảo luận còn những hạn chế và thiếu sót mong cô giáo đóng góp ý kiếnđể bài thảo luận của nhóm em hoàn thiện hơn.Nhóm em xin chân thành cảm ơn!PHẦN MỘT : XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU1, Lý do chọn đề tàiCác nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trongquá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cựcvào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con ngườicũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong công việc, hứng thú có vaitrò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với những nhiệm vụ được giao tỉ lệthuận với năng suất làm việc của nhân viên.Sự thất vọng và chán nản trong công việc của nhiều nhân viên hiện nay đang gia tăng.Có một số lý do giải thích cho việc này, chẳng hạn như họ cảm thấy không có bất cứ aitrong các nhà quản lý doanh nghiệp đã và đang lắng nghe những mối quan tâm, khúcmắc, đề xuất và phàn nàn của họ; họ cảm thấy rằng mình đang đâm đầu vào những vị trímà không có triển vọng thăng tiến nào cảl; họ chán nản bởi vì các nhiệm vụ quá đều đềuvà đơn lẻ, họ không được động viên, khích lệ để thực hiện những dự án mới hay nhữngtrách nhiệm mới trong công ty. Hay đơn giản là quá nhiều áp lực trong cuộc sống, giađình, áp lực từ quản lý giám đốc,....Tất cả điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ nhảy việc và giảmhiệu suất công việc. Chúng ta cần tìm hiểu rõ mấu chốt để đưa ra giải pháp cho vấn đềnày cải thiện tình hình tạo hứng thú cho nhân viên làm việc.2. Mục đích nghiên cứuThông qua bài thảo luận, nhóm mong muốn có thể giúp cho sinh viên có thể hiểu rõ vaitrò quan trọng của hứng thú từ đó có thể tìm cho mình hứng thú để học tập cũng như làlàm việc.3. Đối tượng nghiên cứuTác động của hứng thú đến hiệu quả công việc.4. Nhiệm vụ nghiên cứu:- Làm rõ khái niệm, vai trò, ý nghĩa của hứng thú, chỉ ra những nhân tố có ảnh hưởng đếnhứng thú.- Chỉ ra thực trạng hứng thú của sinh viên đại học Thương mại đối với công việc học tập.5. Phương pháp nghiên cứu:-Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại vàhệ thống hoá tài liệu văn bản, lí luận.-Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, trò chuyện,phỏng vấn,…PHẦN HAI : NỘI DUNG NGHIÊN CỨUI.Cơ sở lý luận1. Sơ lược lịch sử những nghiên cứu về hứng thú :Những công trình nghiên cứu về hứng thú xuất hiện tương đối sớm và ngày được càngphát triển.- Ovide Decroly [1871 - 1932] bác sĩ, nhà tâm lý học người Bỉ, khi nghiên cứu về khảnăng tập đọc và tập là tính của trẻ, đã xây dựng học thuyết về trung tâm hứng thú, về laođộng tích cực.- LK. Strong đã nghiên cứu “sự thay đỏi hứng thú cùng lứa tuổi”. Từ những năm1931, ông đã đưa ra quan điểm và phương pháp nghiên cứu hứng thú bằng bảng hỏi.- Năm 1938, Ch.Buher trong công trình “phát triển hứng thú ở trẻ em” đã tìm hiểukhái niệm hứng thú.- Đến năm1946 E.Clapade với vấn đề “tâm lý trẻ em và thực nghiệm sư phạm” đã đưara khái niệm hứng thú dựa trên tính chất sinh học. Trong giáo dục chức năng Clapade đãnhấn mạnh tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động của con người. Ông cho rằngquy luật của hứng thú là cái trục duy nhất mà các hệ thống phải xoay quanh nó.- Từ những năm 1940 của thế kỉ XX : A.F. Beliep đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩvề “Tâm lý học hứng thú”.- Các nhà tâm lý học như S.L.Subinstein, N.G.Morodov...đã quan tâm nghiên cứu kháiniệm hứng thú, con dường hình thành hứng thú và cho rằng hứng thú là biểu hiện củahứng thú, tình cảm.- John Dewey [1859 - 1952] nhà giáo dục học, nhà tâm lý học người Mỹ. Năm 1896,sáng lập trường thực nghiệm, trong đó ưu tiên hứng thú của học sinh và nhu cầu của củahọc sinh từng lứa tuổi. Hứng thú thực sự xuất hiện khi cái tôi đồng nhất với một ý tưởnghoặc một vật thể, đồng thời tìm thấy ở chúng phương tiện biểu lộ.- D.Super trong “tâm lý học hứng thú” [1961] đã xây dựng phương pháp về hứng thútrong cấu trúc nhân cách.- Năm1982 Đinh Thị Chiến “bước đầu tìm hiểu hứng thú về nghề sư phạm của giáotrình Cao đẳng sư phạm Nghĩa Bình”. Tác giả đưa ra 3 biện pháp giáo dục hứng thú đốivới nghề sư phạm cho giáo trình, trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò dặc biệt quan trọngcủa dư luận xã hội2. Khái niệm về hứng thú.Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chúý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng sự thích thú được thỏa mãn với đốitượng. . Một sự vật, hiện tượng nào đó ...3. Các loại hứng thú.Có rất nhiều loại hứng thú khác nhau. Ta có thể phân loại hứng thú như:3.1. Căn cứ vào nội dung của đối tượng và phạm vi hoạt động gắn với hứng thú ta có thểchia hứng thú thành:- Hứng thú vật chất: Là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng muốn có chỗ đầy đủ,tiện nghi, thích ăn, mặc đẹp.- Hứng thú nhận thức: Là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc nhận thứcđược một hoặc một số lĩnh vực khoa học nhằm vào mặt nội dung của nó cũng như quátrình hoạt động. Trong đó cá nhân k chỉ dừng lại ở những đặc điểm bên ngoài của sự vậthiện tượng muốn nhận thức. Hứng thú học tập được coi là một biểu hiện đặc biệt củahứng thú nhận thức, hứng thú khoa học có tính chất chuyên môn như:+Hứng thú toán học.+Hứng thú vật lý.+Hứng thú triết học.+Hứng thú tâm lý học- Hứng thú lao động nghề nghiệp: là hứng thú đối với một nghành nghề cụ thể như:+ Hứng thú nghề sư phạm.+ Hứng thú đối với nghề nông.+ Hứng thú đối với công việc hành chính.- Hứng thú xã hội - chính trị: Là loại hứng thú đối với hình thức nhất định của công tácxã hội, hứng thú đối với hoạt động chính trị, hứng thú đối với tin tức thời sự.- Hứng thú mý thuật: Là loại hứng thú với cái hay, cái đẹp trong văn học, phim ảnh, âmnhạc, hội họa.3.2. Căn cứ vào chiều hướng hứng thú ta chia hứng thú thành hứng thú trực tiếp, hứngthú gián tiếp.- Hứng thú trực tiếp: là loại hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt động như hứng thúđối với quá trình nhận thức, quá trình lao động và hoạt động sáng tạo.- Hứng thú gián tiếp: Là loại hứng thú đối với kết quả của quá trình hoạt động.Sự tương quan đúng mức giữa hứng thú trực tiếp và gián tiếp là điều kiện thuận lợi chohoạt động tích cực của bản thân. Trong học tập người ta thường dùng hưng thú gián tiếptrong học tập.3.3. Căn cứ vào hiệu quả của việc hứng thú ta có thể chia hứng thú thành hứng thú thụđộng [ Hứng thú tiêu cực] và hứng thú chủ động [ Hứng thú tích cực].- Hứng thú thụ động: Là loại hứng thú tĩnh quan, khi con người chỉ dừng lại ở sự thíchngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, nhưng không thể hiện tính tíchcực để nhận thức sâu sắc hơn, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vựcmình hứng thú.- Hứng thú chủ động: Là loại mà con người không chỉ chiêm ngưỡng đối tượng gây nênhứng thú mà còn lao vào hoạt động với mục đích làm chủ đối tượng. Hứng thú tích cực làmột nguồn kích thích sự phát triển của nhân cách, hình thành kỹ năng, kỹ sả là nguồn gốccủa sự sáng tạo.3.4. Căn cứ vào khối lượng của hứng thú[ Phạm vi khái quát của đối tượng, có thể chiahứng thú thành hứng thú rộng và hứng thú hẹp].- Hứng thú rộng: Là loại hứng thú bao quát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực nhưng thườngkhông sâu. Tuy nhiên cũng có trường hợp vừa có hứng thú rộng nhưng lại sâu sắc vấn đề.- Hứng thú hẹp: Là loại hứng thú đối với từng mặt, từng nghành nghề cụ thể, một lĩnhvực cụ thể.Trong cuộc sống cá nhân đòi hỏi phải có hai loại hứng thú này, vì nếu chỉ có hứng thúhẹp mà không có hứng thú rộng thì nhân cách họ của sẽ không toàn diện, song nếu chỉ cóhứng thú rộng thì nhân cách sẽ phát triển hời hợt, thiếu sâu sắc.3.5. Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú có thể phân chia hứng thú sâu sắc và hứng thúhời hợt bên ngoài.- Hứng thú sâu sắc: Thường thể hiện thái độ trân trọng, có trách nhiệm đối với ccoongviệc. Những người có hứng thú sâu sắc, mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức, đisâu nắm vững đến mức hoàn hảo nghề nghiệp của mình.- Hứng thú hời hợt bên ngoài: Thường là người qua loa đại khái trong quá trình nhận thứcvà trong thực tiễn họ là những người nhẹ dạ, nông nổi.3.6. Căn cứ vào tính bền vững của hứng thú ta có hứng thú bền vững hay không bềnvững.- Hứng thú bền vững: Thường gắn liền với nâng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụvà khuynh hướng của mình.- Hứng thú không bền vững: Thường bắt nguồn từ sự hời hợt đối tượng hứng thú. Xuấthiện ở cả trẻ em và người lớn.Trong thực tế ở mỗi cá nhân, các loại hứng thú này có thể kết hợp với nhau theo một cáchriêng, tiêu biểu cho cá nhân đó. Các cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối.4. Vai trò và ý nghĩa của hứng thú :-Đối với hoạt động nói chung: Trong quá trình hoạt động của con người, cùng với nhucầu, hứng thú kích thích hoạt động làm cho con người say mê hoạt động đem lại hiệu quảcao trong hoạt động của mình. Hứng thú hình thành và phát triển dẫn đến nhu cầu tronglĩch vực đó phát triển dễ dàng hơn. Nhu cầu và hứng thú có quan hệ mật thiết với nhau,nhu cầu là tiền đề, cơ sở của hứng thú, khi có hứng thú với một cái gì thì cá nhân sẽ hoạtđộng tích cực chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống lúc đó xuất hiệnnhu cầu mới cao hơn. Công việc nào có hứng thú cao hơn người thực hiện nó một cáchdễ dàng, có hiệu quả cao, tạo ra xúc cảm dương tính mạnh mẽ đối với người tiến hànhhoạt động đó, và họ sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc, công việc trở nên nhẹ nhàng, íttốn công sức hơn, có sự tập trung cao. Ngược lại người ta cảm thấy gượng ép, công việctrở nên nặng nhọc khó khăn làm cho người ta mệt mỏi, chất lượng hoạt động giảm rõ rệt.- Đối với hoạt động nhận thức: Hứng thú là động lực giúp con người tiến hành hoạt độngnhận thức đạt hiệu quả, hứng thú tạo ra động cơ quan trọng của hoạt động. Hứng thú làmtích cực hóa các quá trình tâm lý [tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng...]- Đối với năng lực: Khi chúng ta được làm việc phù hợp với hứng thú, thì dù phải vượtqua khó khăn, người ta vẫn cảm thấy thoải mái làm cho năng lực trong lĩnh vực hoạtđộng ấy dễ dàng hình thành, phát triển. Năng lực phụ thuộc vào sự luyện tập, nhưng chỉcó hứng thú mới cho phép người ta say sưa làm một việc gì đó tương đối lâu dài khôngmệt mỏi mà không sớm thỏa mãn mà thôi. Hứng thú làm cho năng khiếu thêm sắc bén.Đối với người học việc hình thành năng lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có hứngthú của người học đối với môn học là rất quan trọng, trong quá trình giảng dạy giảng viênphải thu hút được người học vào bài giảng làm cho người học có hứng thú đối với mônhọc. Hứng thú là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân.Hứng thú và năng lực có quan hệ biện chứng với nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia vàngược lại. Hứng thú và năng lực là một cặp không tách rời khỏi nhau, có nghĩa là tài năngsẽ bị thui chột nếu hứng thú không thực sự sâu sắc, đầy đủ, nói chung hứng thú khôngđược nuôi dưỡng lâu dài nếu không có những năng lực cần thiết để thỏa mãn hứng thú.Đối với người học hứng thú học tập có vai trò quan trọng. Nó tạo ra động cơ chủ đạo củahoạt động học tập, đối với người học, vì vậy việc hình thành và phát triển hứng thú nóichung hứng thú học tập nói riêng của người học là mục đích gần của người giảng viên.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hứng thú:5.1.Chủ quan:- Trình độ phát triển trí tuệ của 1 cá nhân: đây là yếu tố quan trọng giúp cá nhân nhậnthấy tầm quan trọng của công việc và ý nghĩa của nó đối với mình.- Thái độ đúng đắn đối với công việc: sự thích thú, niềm đam mê với công việc là yếu tốquan trọng nhất góp phần vào sự hứng thú của con người.5.2. Khách quan:- Chính sách đãi ngộ, lương thưởng: là động lực thúc đẩy họ làm việc.- Môi trường làm việc: là không khí làm việc, mối quan hệ với cấp trên và nhân viênkhác... Trong một tập thể có nề nếp, có sự cạnh tranh giữa các nhân viên cũng là yếu tốgiúp cho từng cá nhân nỗ lực trong công việc.- Điều kiện cơ sở vật chất: văn phòng, bàn làm việc, phương tiện làm việc [ máy tính, sổsách, bút... ]. Nếu được làm việc trong điều kiện vật chất đầy đủ, con người sẽ thấy thoảimái, dễ chịu, giúp họ làm việc tốt hơn.II. Thực trạng:1. Thực trạng học tập hiện nay của sinh viên Thương MạiLà sinh viên còn ngồi trên ghế trường đại học, công việc lớn nhật hiện tại của chúng tachính là học tập. Sau đây nhóm mình xin đưa ra những nét cơ bản về thực trạng hứng thúhọc tập của sinh viên thương mai.Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗingười và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục hiện nay là nguyên nhânlàm trì trệ sự phát triển của Việt Nam.Bàn về tính không hiệu quả của giáo dục ngày nay đặc biệt là giáo dục Đại học, người tathường đổ lỗi do thiếu trang thiết bị học tập, thương mại hóa giáo dục, phong cách giảngdạy của giảng viên, việc học thiên về lý thuyết nhiều hơn thực tiễn ... mà quên đi thái độcủa SV trong việc học của mình. Theo số liệu khảo sát của báo Tuổi trẻ thì chỉ 30% trongsố những sinh viên được hỏi có thái độ tích cực trong học tập, trong khi có đến 60% chọngiải pháp học đối phó.Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc để giành đượcmột chiếc ghế lên giảng đường Đại học thì không ít Sinh viên đã vội vàng tự mãn, xemĐại học chỉ là nơi xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua đòi cùng chúng bạn thay vì biếttrân trọng thành quả của mình họ sẽ không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môncho bản thân. Tại sao lại như vậy? Một trong những lý do là khả năng tiếp cận thông tincủa SV ta còn kém. Khi còn học phổ thông, đặc biệt là cấp III, các bạn học sinh đã phảimang trên vai gánh nặng tâm lý từ gia đình, người thân là phải vào Đại học. Nhưng bảnthân những cô, cậu ấy chưa hoặc không nhận thức được vào Đại học để làm gì? Vàchuyên ngành mình chọn có phù hợp với mục tiêu, sở thích, tính cách năng lực của bảnthân hay không? Chính vì thế mà khi đã đậu vào Đại học rồi thì cũng đồng nghĩa với việcđã làm xong nghĩa vụ với bố mẹ và người thân chứ không phải đạt được ước mơ củachính bản thân thì làm gì có được sự trân trọng thành quả cố gắng học tập.Một lý do khác nữa là Sinh viên năm thứ nhất thường chịu ảnh hưởng nhiều từ “sự hướngdẫn” của các anh chị đi trước. Các bạn đang cực kỳ thỏa mãn với chính mình, 12 năm đènsách rồi, chọi bao nhiêu đối thủ mới nghiễm nhiên trở thành sinh viên Đại học, thỏa mãnmong ước của bố mẹ, thầy cô, bè bạn. Càng nghĩ các bạn càng tự hào và hài lòng về bảnthân mình lắm. Rồi các bạn dần cảm thấy cái lý lẽ “nghỉ xả hơi” rất có tình, có lý. Đúngquá! Theo quan điểm năm nhất ăn chơi, năm hai thong thả, năm ba cố gắng, năm tưchuẩn bị ra trường thì các bạn chỉ mới ở giai đoạn I mà thôi vội gì. “Thả phanh” ungdung suốt học kỳ để rồi đến kỳ thi lại lao đầu vào học, thức khuya dậy sớm chạy mãi màvẫn không đuổi kịp khối kiến thức mà cả học kỳ không thèm để mắt tới. Cứ chọn đại một“tủ” may mắn thì trúng, còn không thì... thi lại. Thi lại mà rớt thì ... học lại.... Những bạnnày thường đến lớp thi bằng khuôn mặt mệt mỏi và đương nhiên kết quả đạt được chỉcó... trời mới biết. May mắn thì qua, coi như thoát hiểm, còn không lại lục đục mượn vởbạn bè ôn luyện, lại thi, qua được lần hai có thể thở phào, hú vía, còn nếu không, chuyệnnhỏ, học lại với các em cũng vui. Kết quả là các cô cậu sinh viên được “tốt nghiệp sớm”hoặc “tốt nghiệp trễ” hay tốt nghiệp đúng lúc nhưng không biết gì? " Đây cũng là hiệntrạng “học để lấy bằng cấp chứ không phải để lấy kiến thức” - tấm bằng cử nhân củachúng ta lúc này có giá trị bằng một tờ giấy chứng nhận “năng lực ảo" là công lao củanhững đêm thức trắng ôm tập “tụng” một cách vội vã gấp gáp để rồi quên ngay sau khikỳ thi vừa kết thúc.Làm thêm, dạy kèm, bán hàng , tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc không theo nổichương trình học ĐH là những lý do sinh viên bị buộc thôi học. Tuy nhiên đó không phảilà lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưng kết quả học tập vẫnđạt điểm cao. sinh viên không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn củamình, mặc dù trong phương pháp giảng dạy ĐH nhiều thầy cô lên lớp chỉ hướng dẫn vàđưa ra những tư liệu, liệu, đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm kiếm tham khảo.Trong khi đó, ở Việt Nam, thầy giáo phải nhắc đi nhắc lại cho sinh viên từng ý bài họccho sinh viên vì sợ họ quên. Có những sinh viên không chịu đọc giáo trình trước khi đếnlớp khiến thầy phải ghi chú gạch từng ý trong trang giáo trình cho sinh viên. Thầy phải“cầm tay chỉ việc” cho từng sinh viên...Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh chương trình học tập ĐH hiện nay đã nặng nề, thì côngcụ để truyền tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài lòng. Nhân viên quản lý thưviện cho biết, một ngày bình quân chỉ có khoảng chục em đến đây ngồi học, tìm tòi tưliệu. Có điều một số sinh viên đến mượn hai ba cuốn sách rồi đánh bài “chuồn” luôn, hếthọc kỳ mà vẫn không thấy bóng dáng các bạn đến thư viện để trả sách lại.Đa số sinh viên Thương Mại đều đi làm thêm.Việc ra môi trường bên ngoài làm việc làcơ hội để sinh viên mở mang kiến thức. Vì môi trường thực tế khá năng động nên khi đếntrường học tập nhiều sinh viên cảm thấy nhàm chán.Thực tế cũng khá nhiều sinh viên, dođi làm thêm nhiều quá sức của mình nên khi đến trường thái độ học tập uể oải,chống đốithậm chí là bỏ học.2. Hứng thú làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp:Theo khảo sát thì 70% sinh viên Việt Nam ra trường làm trái ngành, trái nghề mình học,có nhiều người phải làm những công việc không như mình mong muốn từ đầu, điều đólàm cho không ít người cảm thấy không thấy hứng thú với công việc. Bên cạnh đó áp lựccông việc nặng nề, hay môi trường làm việc không thoải mái sẽ dẫn đến tình trạng“stress” cho nhân viên. Nhưng vì cuộc sống, họ bắt buộc phải tiếp tục làm việc dù khônghề có hứng thú, tuy nhiên hiệu quả công việc không cao.Ngày nay, khi đất nước phát triển thì con người theo đó cũng phát triển hơn, nếu nói hoàntoàn 70% những người làm trái ngành, trái nghề kia đều làm việc không tốt do không cóhứng thú thì chưa đúng. Bởi con người ngày nay ngày càng năng động và sáng tạo, dùlàm không đúng ngành nghề nhưng họ vẫn tự tìm ra cho mình hứng thú, tự tạo ra chomình môi trường làm việc phù hợp để có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Sau đâylà một vài giải pháp hữu ích đã được áp dụng nhiều để nâng cao hứng thú trong côngviệc, những giải pháp này cũng có thể áp dụng tốt đối với học sinh, sinh viên trong côngviệc học tập.3. Giải pháp cải thiện hứng thú trong công việc:3.1 Tăng cường tập trung:Trong khi làm việc, sẽ có rất nhiều việc diễn ra trong tâm trí, hoặc các nhân tố bênngoài khiến bạn bị phân tâm. Do đó, khi làm bất kỳ một việc nào đó, hãy dồn sự tậptrung tư tưởng tối đa cho công việc.3.2 Suy nghĩ tích cực:Suy nghĩ tiêu cực có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản hơn. Khi thấy mấthứng thú, hãy nhắc nhở bản thân nghĩ về những khía cạnh tích cực trong công việcnhư: Bạn đang có công việc đúng chuyên môn mà nhiều người ao ước, bạn được trảlương đều đặn và mức lương đủ cho bạn trang trải cuộc sống, môi trường làm việcthân thiện và mọi người luôn yêu quý nhau… Suy nghĩ như vậy sẽ khiến bạn phấnchấn và lạc quan hơn.3.3 Thử thách bản thân:Hãy tìm kiếm những thách thức mới trong công việc, bởi một trong những lý do khiếnbạn cảm thấy chán việc chính là sự nhàm chán. Hãy sáng tạo để công việc của bạn trởnên thú vị hơn. Hãy chủ động trao đổi với sếp để nhận một dự án mới, giúp đỡ mộtnhân viên mới hay tìm hiểu công việc ở những bộ phận khác để có tầm nhìn bao quáthơn về mô hình kinh doanh của công ty…3.4 Học, học nữa, học mãi:Các khóa học liên quan đến công việc sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn, mang lại điềumới mẻ trong công việc, hơn nữa lại giúp bạn bổ sung thêm kiến thức, thêm vào hồ sơtìm việc khi bạn sẵn sàng tìm kiếm cơ hội mới.3.5 Mang niềm vui vào nơi làm việc:Công việc của bạn cần sự nghiêm túc, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thểcó chút niềm vui nào khi làm việc. Hãy tự tạo ra những niềm vui nho nhỏ ở nơi làmviệc, như mang một ít bánh kẹo đến công ty ăn cùng đồng nghiệp, hay ăn trưa cùngmọi người, rủ đồng nghiệp tham gia các hoạt động giải trí ngoài giờ.3.6 Sắp xếp lại thời gian:Trạng thái mệt mỏi, chán chường đôi khi do cảm giác “quá tải” gây ra. Nếu bạn đangcảm thấy mình dành quá nhiều thời gian cho công việc, không có chút thời gian nàocho sở thích cá nhân, thì hãy dừng ngay việc này lại. Bạn cần sắp xếp, điều chỉnh lạithời gian để hoàn thành công việc cho phù hợp và cho phép bản thân rời khỏi vănphòng đúng giờ. Tuy nhiên, ai rồi cũng có lúc phải làm việc ngoài giờ để hoàn thànhcông việc, dự án. Tuy nhiên, đừng để tình trạng này xảy ra quá thường xuyên.3.7 Tô điểm cho cuộc sống cá nhân:Ngoài công việc, bạn cũng nên làm nhiều điều thú vị khác cho cuộc sống. Nếu tuầnlàm việc của bạn đơn thuần chỉ là buổi sáng thức dậy, ăn sáng, đi làm, về nhà, ăn tối,xem tivi, sau đó đi ngủ, thì thật là nhàm chán.Bạn nên cố gắng dung hòa những hoạt động xã hội vào tuần làm việc. Ví dụ như đăngký lớp học yoga hay đi xem một bộ phim ngoài rạp, đi cà phê với bạn bè… Điều nàykhông chỉ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà đôi khi có những điều để mong đợitrong suốt tuần làm việc cũng sẽ giúp bạn làm việc năng suất hơn.KẾT LUẬNTìm hiểu về tác động của hứng thú đối với công việc từ đó chúng ta có thể thấy được tầmquan trọng của hứng thú và từ đó rút ra được những cơ sở cần thiết cho việc tìm cáchnâng cao hứng thú cho học sinh sinh viên trong công việc học tập, cho nhân viên trongquá trình làm việc. Do hứng thú chịu tác động từ rất nhiều yếu tố khác nhau nên khôngchỉ người làm việc tự tạo ra hứng thú cho mình mà người quản lý cũng cần phải sáng tạo,tìm ra cách khơi gợi hứng thú cho cấp dưới từ đó tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất.Ngày nay, nền kinh tế của nước ta đang ngày một phát triển mạnh mẽ tạo ra nhiều cơ hộiviệc làm hơn tuy nhiên lượng việc làm ấy vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm củangười dân, chính vì thế sự cạnh tranh về việc làm giữa những người lao động là rất lớn.Để tạo cho mình có cơ hội được nhận vào làm việc, hãy chuẩn bị kĩ từ kiến thức chuyênmôn, ngoại hình, các kĩ năng cơ bản như kĩ năng máy tính, ngoại ngữ… và mang theomình một sự hứng thú, nhiệt tình với công việc mà bạn đang hướng tới.Mong rằng bài thảo luận của nhóm mình sẽ giúp ích cho các bạn. Bài thảo luận của nhóm3 còn nhiều thiếu sót, mong cô và các bạn nhận xét và giúp nhóm hoàn thiện hơn.

Video liên quan

Chủ Đề