Tâm quan trọng của sức khỏe tâm thần

Đó là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm về giải pháp đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh [HS], do Ủy ban Văn hóa - Giáo dục [Quốc hội] tổ chức chiều 8.4.

Bà Nguyễn Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành [Trường ĐH Sư phạm Hà Nội], mang đến buổi tọa đàm những lo lắng khi chứng kiến những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đối với chính HS và giáo viên [GV] của trường bà. Từ đợt dịch đầu tiên năm 2020, khi hết giãn cách xã hội, HS trở lại trường, bà đã nhận thấy sự tương tác, giao tiếp của các em với thầy cô, bạn bè, trong các hoạt động chung của nhà trường đều bị ảnh hưởng rất nhiều.

Rất ít trường học có phòng tư vấn học đường với giáo viên có chuyên môn tâm lý, dù đây là yêu cầu bức thiết trong các nhà trường

Dù đưa ra nhiều giải pháp nhưng bà Thu Anh cho biết đến đợt dịch này, khi HS trở lại trường sau gần 1 năm học ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bà vẫn nhận thấy những ảnh hưởng rõ rệt bởi “hậu Covid-19” cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. GV không còn chuyên nghiệp như trước.

Mỗi trường nên có một vị trí chuyên trách trong trường học để chia sẻ, hướng dẫn, giải quyết những vấn đề tâm thần, tâm lý học sinh

“Kết quả kiểm tra giữa học kỳ 2 khi HS quay trở lại trường khiến chúng tôi, nếu nói nhẹ thì là “choáng” mà nặng hơn phải là “sốc”, vì kết quả giảm sút quá nhiều so với kiểm tra cùng kỳ cách đây 2 năm”, bà Thu Anh nói.

“Nó giả vờ đấy... vẫn ăn mỗi bữa 2 bát cơm…”

Bà Thu Anh cũng cho rằng ngày càng nhiều người quan tâm sức khỏe thể chất nhưng chưa quan tâm sức khỏe tâm thần. Bà nêu ví dụ có trường hợp một phụ huynh có con phải đi khám tâm thần ở Bệnh viện Bạch Mai [Hà Nội], bác sĩ yêu cầu nhập viện điều trị ít nhất 10 ngày thì ông bố tỏ ra không tin và cho rằng con mình “nó giả vờ đấy, nó vẫn ăn mỗi bữa 2 bát cơm, vẫn vào mạng, xem ti vi bình thường, chỉ khi học thì mới kêu mệt”.

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Khám chữa bệnh [Bộ Y tế], nêu con số của Tổ chức Y tế thế giới [WHO]: 14% trẻ em trên toàn cầu đang bị rối loạn tâm thần, trầm cảm lo âu. Tự tử đứng hàng thứ tư trong các nguyên nhân tử vong của trẻ em. Trẻ em đang có khá nhiều áp lực, trong đó áp lực học tập là lớn nhất, sau đó là áp lực gia đình, các vấn đề tác động của xã hội…

Đồng quan điểm, bà Vũ Thị Hoa, đại diện Cục Trẻ em [Bộ LĐ-TB-XH], nhận định hiện chúng ta mới quan tâm đến việc điều trị khi đã xảy ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần trẻ em chứ chưa quan tâm đến việc phòng ngừa. Trong khi đó, tất cả các vấn đề về tâm lý ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Đại diện Vụ Gia đình [Bộ VH-TT-DL] cũng cho rằng, việc có hơn 60% trẻ em gọi đến tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em nói đang bị áp lực học hành, 8% nói bị bạo lực gia đình, hơn 30% nói bố mẹ không quan tâm… cho thấy cần có chương riêng về bảo vệ trẻ em trong gia đình khi sửa luật Hôn nhân và gia đình sắp tới.

Giáo sư Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục [ĐH Quốc gia Hà Nội], chỉ ra quan sát suốt thời gian qua cho thấy khi mỗi sự việc liên quan đến sức khỏe tâm thần của HS xảy ra, chúng ta thường gắn nguyên nhân với nguyên cớ.

Theo giáo sư Thanh, nếu cứ giải quyết theo nguyên cớ của từng vụ việc thì sẽ không bao giờ đủ và không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Không thể đòi hỏi một cuộc sống không có áp lực hay stress vì đó là điều không tưởng. Tuy nhiên, cần chuyên gia chỉ ra thế nào là áp lực quá ngưỡng chịu đựng. Muốn như vậy cần có thống kê đầy đủ hơn để có bức tranh toàn diện khi đưa ra các quyết sách có liên quan đến vấn đề này.

Ở khía cạnh tư vấn tâm lý học đường, giáo sư Thanh nêu thực trạng: Quy định của Bộ GD-ĐT đã có vị trí nhân viên tư vấn tâm lý trong mỗi trường học, thế nhưng khi đưa về thực hiện thì các Bộ có liên quan như Bộ Nội vụ lại nói không thể có biên chế riêng cho nhân viên tâm lý trong trường học được. Điều đó dẫn tới các trường hiện đang điều động GV kiêm nhiệm vai trò của nhân viên tư vấn tâm lý.

“Do không được đào tạo một cách căn bản, gốc rễ và tâm lý học nên không khéo sẽ “chữa lợn lành thành lợn toi”, rất nguy hiểm”, giáo sư Thanh nói và cho biết, thực tế quá trình tham gia bồi dưỡng cho đội ngũ GV kiêm nhiệm tư vấn tâm lý HS thì thấy GV vẫn có tư tưởng dùng quyền lực chuyên môn để tư vấn tâm lý cho HS khiến các em cảm thấy ức chế và hành động tiêu cực…

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục Hà Nội, phát biểu: “Thực tế về nhu cầu tư vấn tâm lý học đường bức xúc như vậy nhưng các bộ có liên quan lại không giải quyết. Tôi đề nghị Quốc hội cần làm trọng tài cho việc này, gốc rễ làm thay đổi thì không thể không giải quyết”.

Bà Nguyễn Bích Thủy, đại diện Vụ Công tác chính trị - HSSV [Bộ GD-ĐT], cũng nêu khi khảo sát thực tế ở các địa phương cho thấy do kiêm nhiệm nên có trường năm nay bố trí GV A phụ trách tư vấn tâm lý đi tập huấn, nhận chứng chỉ nhưng sang năm lại đổi sang GV B trong khi GV này chưa từng được tập huấn nghiệp vụ, cũng không có kinh phí cho việc tập huấn lại như vậy ở một trường. Dù khẳng định sắp tới Bộ sẽ sửa các thông tư liên quan đến tâm lý học đường, công tác xã hội trong trường học để phù hợp hơn với tình hình thực tế, nhưng bà Thủy cho rằng vẫn phải tiếp tục chấp nhận GV kiêm nhiệm, thay vì tuyển nhân viên chuyên trách.

Theo đại diện UNICEF tại VN, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư về tâm lý học đường nhưng lại không nêu kinh phí từ ngân sách cấp cho nội dung này thế nào, hiện sự quan tâm cũng như thù lao cho công việc này cũng không được quan tâm như lĩnh vực khác. Đầu tư cơ sở hạ tầng ở các trường cho công tác này cũng chưa được quan tâm, nhiều trường không có phòng riêng, đủ kín đáo để HS tìm đến khi gặp vấn đề tâm lý…

Phải quan tâm đến phát triển con người

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng nếu cứ chạy theo giải quyết từng vụ việc nhỏ lẻ theo kiểu “ăn đong” thì sẽ không bao giờ hết các vụ việc đáng tiếc.

Theo ông Lâm, điều quan trọng là chương trình giáo dục phải tạo “kháng thể” cho HS, tăng khả năng chịu áp lực, đối mặt và giải quyết các vấn đề của cuộc sống chứ không phải chỉ loanh quanh đổ lỗi. Ông cho rằng hiện nay giáo dục của chúng ta chỉ chú trọng chạy theo điểm số, bằng cấp chứ chưa thực sự quan tâm đến phát triển con người. Nhiều HS học giỏi nhưng lại không đủ năng lực thích ứng với thực tiễn cuộc sống cũng như sự phát triển của xã hội.

Ông Tùng Lâm đề nghị: Chương trình giáo dục phải phát huy được khả năng, năng lực tiềm ẩn của mỗi đứa trẻ. “Kháng thể” phải được xây dựng từ mầm non và thay đổi dần theo lứa tuổi tiểu học, THCS, THPT…

Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, liên quan đến sức khỏe tâm thần của trẻ em, ưu tiên số 1 phải là phòng ngừa thay vì điều trị; thứ hai là phải phát hiện, can thiệp sớm thì hiệu quả cao hơn. Việc phát hiện sớm, can thiệp sớm các dấu hiệu sức khỏe tâm thần của trẻ có vấn đề, không ai khác chính là cha mẹ các em, sau đó là GV rồi mới đến cộng đồng. “Người phát hiện sớm là người có thể can thiệp tốt nhất, còn khi đến cơ sở y tế khám chữa bệnh đã là giai đoạn sau”, ông Khoa nhấn mạnh.

Anh Lê Hải Long, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch Hội Đồng đội T.Ư, nêu thực tế số lượng nhà văn hóa thiếu nhi cấp huyện, cấp tỉnh giảm nhiều so với trước đây trên cả nước, trong khi đây là mô hình rất cần thiết để trẻ em được rèn luyện kỹ năng sống, năng khiếu và nơi vui chơi, giảm áp lực trong học tập, cuộc sống. Do vậy, anh Long kiến nghị cần quan tâm đúng mức đến các thiết chế văn hóa dành cho trẻ em, giúp các em có chỗ vui chơi lành mạnh.

Sửa luật để có công cụ hữu hiệu hơn bảo vệ trẻ em

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục [Quốc hội], cho rằng Ủy ban đã và sẽ quan tâm nhiều hơn bằng những hành động cụ thể trong thời gian tới. Thay vì né tránh, chúng ta phải đối diện với vấn đề sức khỏe tâm thần của HS để đưa ra những giải pháp dựa trên tổng hòa trách nhiệm, trong đó chú trọng đến phòng ngừa thay vì để đến giai đoạn muộn là điều trị.

Bà Hoa cho biết cần thiết phải sửa luật liên quan để đưa kỹ hơn nội dung phòng chống bạo lực gia đình nhằm có công cụ hữu hiệu nhất bảo vệ trẻ em trước những tác động của sự phát triển của xã hội.

Rối loạn tâm thần làm thâm hụt khoản đóng góp gần 390 tỉ USD mỗi năm

Đại diện UNICEF tại VN cho hay, theo dữ liệu từ UNICEF mới đây, cứ 7 em trên toàn cầu thì có ít nhất 1 em bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa vì dịch bệnh. Hơn 1,6 tỉ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục. Gián đoạn trong sinh hoạt, giáo dục, giải trí cũng như trăn trở về thu nhập gia đình và sức khỏe đang khiến nhiều người trẻ rơi vào cảnh lo sợ, tức giận và băn khoăn về tương lai.

Không chỉ gây tác động khôn lường đối với cuộc sống của trẻ em, đại diện UNICEF cho rằng, rối loạn tâm thần dẫn đến khuyết tật hoặc tử vong ở thanh thiếu niên và còn làm thâm hụt khoản đóng góp ước tính lên tới gần 390 tỉ USD mỗi năm cho các nền kinh tế.

Tin liên quan

Nhiều yếu tố trong cuộc sống cá nhân và các yếu tố thể chất đều góp phần tác động lên sức khỏe tâm thần.

Việc chăm sóc sức khỏe tâm thần giúp duy trì khả năng tận hưởng cuộc sống cũng như giữ được sự cân bằng trong cuộc sống, nhận thức tốt về trách nhiệm và nỗ lực.

Trạng thái căng thẳng, trầm cảm và lo lắng đều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Nhìn chung các tình trạng rối loạn tâm lý đều có thể có nguồn gốc thực thể.

Trong bài viết này sẽ trình bày tổng quan về sức khỏe tâm thần và bệnh tâm thần. Mô tả các loại rối loạn tâm thần thường gặp, các dấu hiệu ban đầu và một số hướng điều trị.

Sức khỏe tâm thần là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO]: “Sức khỏe tâm thần là trạng thái hạnh phúc trong đó một cá nhân nhận ra khả năng của chính mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng”

Việc bảo tồn và phục hồi sức khỏe tâm thần là rất quan trọng đối với cộng đồng và xã hội.

Yếu tố nguy cơ

Các rối loạn sức khỏe tâm thần bất kể tuổi tác, giới tính, dân tộc.

Ở Hoa Kỳ và các nước phát triển, rối loạn tâm thần là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật. Hoàn cảnh xã hội và tài chính, các yếu tố sinh học và môi trường sống đều có thể ảnh hưởng.

Các yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần:

  • Áp lực kinh tế và xã hội
  • Tài chính hạn chế hoặc thuộc nhóm bị phân biệt đối xử làm tăng nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần.

Nhiều nghiên cứu khoa học chia các yếu tố ảnh hưởng lên sức khỏe tâm thần thành hai nhóm là các yếu tố có thể thay đổi và các yếu tố không thể thay đổi

Các yếu tố có thể thay đổi đối với các rối loạn sức khỏe tâm thần:

  • Điều kiện kinh tế xã hội, như nghề nghiệp;
  • Mức độ tham gia các hoạt động xã hội;
  • Giáo dục;
  • Chất lượng nhà ở;
  • Các yếu tố không thể thay đổi:
  • Giới tính;
  • Tuổi tác;
  • Dân tộc;

Giới tính hiện nay được xếp vào nhóm yếu tố có thể và không thể thay đổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần cao 3,96 lần.

Các yếu tố sinh học

Di truyền là yếu tố ảnh hưởng sức khỏe tâm thần vì một số gen hoặc đột biến xảy ra đã được chứng minh là có liên quan đến bệnh như trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt. Tuy nhiên những người không có đột biến gen liên quan hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh vẫn có thể có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Các tình trạng sức khỏe tâm thần như căng thẳng, trầm cảm và lo lắng do các vấn đề sức khỏe thể chất, thay đổi cuộc sống như ung thư, tiểu đường và đau mãn tính.

Các rối loạn tâm thần thường gặp

Các loại bệnh tâm thần thường gặp:

  • Rối loạn lo âu;
  • Rối loạn khí sắc;
  • Tâm thần phân liệt;

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là tình trạng thường gặp nhất. Người bệnh biểu hiện sợ hãi hoặc lo lắng liên quan đến đồ vật, tình huống. Hầu hết sẽ tránh tiếp xúc với bất cứ thứ gì gây ra sự lo lắng cho họ. Một số ví dụ về rối loạn lo âu:

Rối loạn lo âu toàn thể [GAD]

GAD là sự lo lắng quá mức về nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

Các triệu chứng thường gặp:

  • Bồn chồn;
  • Mệt mỏi;
  • Căng cơ;
  • Rối loạn giấc ngủ;

Người bệnh thường lo lắng quá mức khi gặp phải những tình huống hàng ngày dù không gây nguy hiểm như việc nhà hoặc việc giữ lịch hẹn- làm việc.

Rối loạn hoảng sợ

Người mắc chứng rối loạn hoảng sợ thường xuyên trải qua các cơn sợ hãi liên quan đến những nỗi kinh hoàng trong tưởng tượng, cảm giác sắp xảy ra thảm họa hay cái chết.

Ám ảnh

Có nhiều loại ám ảnh khác nhau:

  • Ám ảnh đơn giản: liên quan đến nỗi sợ hãi quá mức đối với các đối tượng, tình huống hoặc động vật cụ thể. Chứng sợ nhện là một ví dụ;

  • Ám ảnh sợ xã hội: đây là nỗi sợ khi phải chịu sự đánh giá của người khác. Những người mắc chứng sợ xã hội thường hạn chế tiếp xúc với môi trường xã hội;

  • Ám ảnh sợ khoảng trống: là nỗi sợ hãi về những tình huống khó khăn trong việc di chuyển như đang ở trong thang máy hoặc tàu đang di chuyển;

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế [OCD]

Những người bị OCD thường xuyên phải trải qua những suy nghĩ căng thẳng, liên tục và bị thôi thúc mạnh mẽ thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại, ví dụ như rửa tay.

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn [PTSD]

PTSD xảy ra sau khi một người trải qua hoặc chứng kiến ​​một sự kiện căng thẳng hoặc đau buồn, họ nghĩ rằng cuộc sống của họ hoặc cuộc sống của người khác đang gặp nguy hiểm. Họ cảm thấy sợ hãi hoặc không kiểm soát được những gì đang xảy ra.

Rối loạn khí sắc

Người mắc bệnh có những thay đổi về tâm trạng liên quan đến hưng cảm [là giai đoạn có nhiều năng lượng và phấn chấn] hoặc trầm cảm. Ví dụ về rối loạn tâm trạng bao gồm:

Trầm cảm nặng: người mắc trầm cảm nặng có tâm trạng thấp thỏm và mất hứng thú với các hoạt động và sự kiện mà họ đã yêu thích trước đó, cảm thấy buồn bã kéo dài hoặc buồn bã tột độ;

Rối loạn lưỡng cực: người mắc rối loạn lưỡng cực có những thay đổi bất thường về tâm trạng, cảm giác mất sức- thiếu năng lượng cho các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Phấn khích hoặc vui quá mức bình thường được gọi là giai đoạn hưng cảm, trong khi giai đoạn trầm cảm mang đến tâm trạng buồn bã, tiêu cực;

Rối loạn cảm xúc theo mùa [SAD]: Giảm ánh sáng ở các tháng mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân gây ra loại trầm cảm nặng này. Thường gặp ở các nước xa đường xích đạo;

Tâm thần phân liệt

Các dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt thường phát triển ở độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi. Bệnh biểu hiện là những suy nghĩ rời rạc và cảm thấy khó khăn trong việc xử lý thông tin. Bệnh tâm thần phân liệt biểu hiện bằng các triệu chứng “dương tính” và “âm tính”. Các triệu chứng dương tính như ảo tưởng, quá khích và ảo giác. Các triệu chứng âm tính như thiếu động lực và tâm trạng không ổn định hoặc cảm thấy tiêu cực.

Dấu hiệu sớm của bệnh

Không có phương pháp đáng tin cậy để xác định bệnh tâm thần. Tuy nhiên nên chú ý những dấu hiệu sau có thể là rối loạn sức khỏe tâm thần:

  • Xa lánh khỏi bạn bè, gia đình và đồng nghiệp;
  • Lãng tránh các hoạt động mà họ thường thích;
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít ăn quá nhiều hoặc quá ít;
  • Cảm thấy tuyệt vọng;
  • Sử dụng các chất làm thay đổi tâm trạng như rượu và nicotin thường xuyên hơn;
  • Thể hiện cảm xúc tiêu cực;
  • Cảm thấy bối rối vì không thể hoàn thành công việc hàng ngày như đi làm hoặc nấu ăn;
  • Có những suy nghĩ dai dẳng hoặc ký ức tiêu cực xuất hiện lại thường xuyên;
  • Nghĩ đến việc gây tổn hại cho bản thân hoặc người khác;
  • Nghe giọng nói người khác trong đầu;

Điều trị

Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần. Việc điều trị mang tính cá nhân cao và không giống nhau ở mỗi người.

Điều trị kết hợp nhiều phương pháp thường mang lại hiệu quả cao hơn. Người bệnh cần hợp tác và được động viên để hợp tác với bác sĩ để giúp họ xác định bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Một số phương pháp điều trị:

Điều trị tâm lý hay liệu pháp trò chuyện

Phương pháp này giúp tiếp cận tâm lý để điều trị bệnh tâm thần. Liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp hành vi biện chứng là một số ví dụ.

Bác sĩ tâm thần, bác sĩ tâm lý, nhà tâm lý học và một số bác sĩ chuyên khoa tâm thần có khả năng thực hiện phương pháp này.

Phương pháp giúp người bệnh có thể hiểu được họ đang mắc bệnh và bắt đầu thực hiện điều trị với những suy nghĩ lành mạnh hơn để hỗ trợ cuộc sống hàng ngày, giảm nguy cơ tự cô lập và tự làm hại bản thân.

Điều trị thuốc

Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và thuốc giải lo âu là loại thuốc thường được chọn.

Mặc dù thuốc không thể chữa khỏi các rối loạn tâm thần nhưng giúp cải thiện các triệu chứng và giúp người bệnh tiếp tục tương tác với xã hội và thực hiện lại các thói quen bình thường của mình.

Một số loại thuốc giúp tạo cảm giác dễ chịu cho trung khu thần kinh ở não như serotonin.

Thay đổi lối sống

Người bệnh cần thay đổi lối sống để tạo điều kiện cho sức khỏe thể chất và tinh thần trở nên tích cực hơn.

Giảm uống rượu, ngủ nhiều hơn và ăn uống cân bằng, bổ dưỡng. Nên nghỉ ngơi để giải quyết các vấn đề liên quan đến những mối quan hệ cá nhân gây tổn hại đến sức khỏe tâm thần của họ.

Các kỹ thuật như hít thở sâu, thiền và chánh niệm giúp người mắc rối loạn lo âu hay trầm cảm thư giãn. Tham gia các câu lạc bộ nhiều bạn bè và gia đình giúp bổ trợ phục hồi bệnh.

Chống tự sát

Nếu bạn biết ai đó có nguy cơ tự sát hoặc làm tổn thương người khác cần:

  • Hỏi ngay: "Bạn có ý định tự sát không?"
  • Lắng nghe người đó mà không phán xét;
  • Liên lạc với bác sĩ hoặc chuyên viên tâm thần;
  • Ở lại với người đó cho đến khi có sự trợ giúp;
  • Cố gắng loại bỏ mọi vũ khí, các đồ vật có thể gây tổn hại bản thân và người khác;

Xem thêm: Trầm cảm, phân loại và các yếu tố nguy cơ

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề