Ten nữ sinh viên bị bỏng do nổ hóa chất năm 2024

Mới đây, trên diễn đàn Pdp Confessions của Trường THPT Phan Đình Phùng [Hà Nội], cũng như nhiều trang facebook share câu chuyện của một nữ sinh đã bị bỏng nặng trong giờ thực hành môn hóa học. Theo câu chuyện mà chủ tài khoản facebook Diepanh đồng thời cũng là nạn nhân thì sau vụ việc người gây ra vụ nổ, không hề bị kỷ luật, không thăm hỏi động viên cũng như phía nhà trường không có biện pháp răn đe đối với nam sinh này.

Câu chuyện của Diepanh - cô nữ sinh bị bỏng sau giờ thí nghiệm hóa học.

Theo đó, câu chuyện của Diepanh có nội dung: "Tớ, là một học sinh lớp 12, đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, và tớ vừa bị đoạt mất ước mơ của chính bản thân mình. Đầu tháng 1 vừa rồi trường mình đã xảy ra tai nạn ở trong phòng thí nghiệm. Do sự thiếu trách nhiệm của cô giáo được uỷ thác trông bọn tớ [đã vắng mặt không lí do] nên 1 số bạn nam lớp tớ đã nghịch dụng cụ thí nghiệm. Cụ thể nghịch gì thì tớ không biết vì tớ chỉ là người qua đường, và đã xảy ra 1 vụ nổ mà theo mọi người kể lại là cái đèn cồn bị nổ, tớ bị bỏng hết từ mặt đến bụng - cấp độ 3 , nó ăn sâu vào từng thớ thịt của tớ, đau đớn thế nào thì chắc các cậu biết rồi đấy".

Nữ sinh này viết tiếp: "Kể từ bây giờ, khắp người tớ sẽ là những mảng da nhăn lại, co lại sần sùi lồi lõm mà công nghệ cũng khó cứu được. Đau đớn 1 tháng qua từng khiến tớ muốn từ bỏ tất cả, tay phải tớ co gân không làm được chuyện gì, ngay cả viết. Tớ không thi nổi đại học nữa rồi, công sức 1 năm rưỡi ròng rã qua đổ xuống sông xuống bể hết rồi. Mà tớ đâu có làm gì sai, tớ đâu phải người nghịch".

"Gia đình cậu bạn đó thực sự rất có điều kiện, vậy nên suốt 1 tháng ròng rã vừa rồi, khi tớ đấu tranh từng tí 1 để dành lại cuộc sống của mình, thì bạn ấy không bị 1 hình phạt kỉ luật gì cả, nhà trường còn có hành vi che giấu sự việc trên và điều đó là không công bằng với tớ". Trích đoạn chia sẻ trên diễn đàn của trường.

Ngay sau khi câu chuyện của Diepanh được chia sẻ, không chỉ riêng các học sinh hiện đang theo học trường THPT Phan Đình Phùng thương xót, bức xúc mà còn rất nhiều học sinh đang theo học các trường khác trên địa bàn Hà Nội cảm thông. Đặc biệt, rất nhiều bạn bè của nữ sinh này đã bình luận với mong muốn nữ sinh này cố gắng vượt qua tất cả từ nỗi đau về thể xác, đến tinh thần để sớm trở lại việc học tập.

Lãnh đạo trường THPT Phan Đình Phùng nói gì

Trước vấn đề trên, chiều ngày 6/2, bà Nguyễn Thị Nhâm Huyền [hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng] xác nhận đúng là có sự việc như trên, sự việc xảy ra vào tiết thực hành hóa ngày 5/1/2017 của lớp 12A2.

Trường THPT Phan Đình Phùng.

Cũng theo bà Huyền thì sự việc xảy ra lúc tất cả học sinh lớp 12A2 đã thực hành xong, trong lúc thu dọn đồ đạc thì nam sinh V. đã sơ ý gây ra vụ nổ trong phòng thí nghiệm khiến các học sinh V., Th. và D.A bị thương. Ngay sau khi xảy ra sự việc, 3 nạn nhân được đưa đến bệnh viện Xanh-Pôn cấp cứu.

2 trong 3 nạn nhân đã được xuất viện ngay sau đó, tuy nhiên do vết bỏng nặng nên D.A phải điều trị đến hết ngày 9/1/2017 mới được xuất viện và điều trị tại nhà.

Nói thêm về sự việc, bà Huyền cho biết: "Ngay sau khi xảy ra sự việc, lãnh đạo nhà trường đã báo cáo sự việc lên Sở Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường cũng đã tiến hành họp kỷ luật, trong thời gian tới sẽ đưa ra quyết định kỷ luật đối với các cá nhân".

VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 [TP. Hồ Chí Minh] vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi bỏng nặng do cồn, hiện đang được các y bác sĩ tích cực điều trị.

Bệnh nhi N.K.H., [nữ, sinh năm 2019, trú tại tỉnh Đồng Nai] nhập viện trong tình trạng sốc, bỏng nặng vùng đầu, ngực, đùi, mông và hai tay.

Sau khi được chống sốc, truyền dịch, vận mạch tại Khoa Cấp cứu, bệnh nhi tiếp tục được các y bác sĩ theo dõi tích cực.

Theo gia đình, thời điểm xảy ra sự cố, bệnh nhi đang chơi với bạn ở sau nhà. Do không chứng kiến trẻ nghịch cồn nên bệnh nhi chỉ được người thân phát hiện và dập lửa tại chỗ khi bị lửa bén vào người.

Cồn là chất dễ cháy, dễ bắt lửa. Hiểm họa cháy nổ do cồn gây ra rất nghiêm trọng. Bỏng do cồn là một trong những tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ nhỏ, xảy ra khi trẻ sử dụng các chất hóa học, thích khám phá, tìm hiểu và thử nghiệm. Phần lớn các sự cố xảy ra khi không có người lớn bên cạnh.

Trước những hậu quả từ bỏng, BSCK1. Ngô Hồng Phúc, Phó Trưởng Khoa Bỏng - Chỉnh trực của Bệnh viện Nhi đồng 2 có những thông tin lưu ý đến phụ huynh. Khi phát hiện trẻ bị bỏng, phụ huynh nên:

- Bình tĩnh và đưa trẻ ra khỏi khu vực gây bỏng;

- Loại bỏ quần áo hoặc vật dụng gây bỏng nếu có thể nhưng không cố gắng kéo ra nếu chúng bám vào da;

- Làm mát vết bỏng bằng cách đưa chỗ bỏng vào vòi nước đang chảy với áp lực vừa phải khoảng 15 phút. Không sử dụng đá hoặc nước đá lạnh trực tiếp lên vùng da bỏng;

- Sử dụng gạc, khăn hoặc vải sạch để choàng lại vết thương, phòng ngừa nhiễm khuẩn và giảm đau;

- Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục sơ cứu và điều trị. Trong thời gian đó, hãy giữ ấm cho trẻ bằng cách che chắn hoặc đắp thêm chăn mền;

Lưu ý trong khi sơ cứu vết bỏng, nên tránh sử dụng các loại thuốc dân gian, mỡ trăn, nước mắm hay kem đánh răng, vì nó có thể gây nhiễm trùng và kéo dài quá trình điều trị.

Phụ huynh cần chú ý và cảnh giác đối với các hóa chất có thể gây cháy nổ, gây bỏng. Cần để xa tầm với của trẻ để đảm bảo an toàn cho các em và tránh được những sự cố đáng tiếc do bỏng gây ra.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Chủ Đề