Thai 29 tuần cổ tử cung dài bao nhiêu?

Tuy nhiên, tùy vào thể trạng riêng biệt mà bác sĩ cũng sẽ gợi ý cho mức cân nặng phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên lưu tâm đến việc ngực của bạn trở nên to hơn và nặng hơn, vì vậy nên mặc áo ngực có tính năng hỗ trợ.

Triệu chứng thai tuần 29

Sau đây là một vài triệu chứng mà bạn sẽ gặp phải khi ở tuần 29 trong thai kỳ:

  • Ợ nóng khi mang thai vẫn tiếp tục kéo dài
  • Khó thở do thai nhi tạo sức nặng lên phổi
  • Táo bón, gặp khó khăn khi đi vệ sinh hoặc thậm chí là bị trĩ
  • Dễ mất tập trung, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ do cơ thể gia tăng sản xuất nội tiết tố
  • Bạn cũng có thể bị đau lưng và đau chân
  • Ngứa ở vùng bụng do da bị kéo căng.
  • Khó chịu trong khi ngủ do cảm giác không thoải mái
  • Đi tiểu thường xuyên

Siêu âm thai tuần 29

Tuần này, hình thức siêu âm thai sẽ cho thấy em bé phát triển nhanh như thế nào. Những cú đạp của con xuất hiện ngày càng thường xuyên và mạnh mẽ do bên trong túi ối có ít không gian để di chuyển.

Thỉnh thoảng, bạn có thể cảm thấy những chuyển động giống như co giật lẻ tẻ bên trong bụng, thực chất hiện tượng này là do em bé đang nấc cụt đấy.

Thai nhi có thể trông hơi mũm mĩm thông qua hình ản siêu âm. Bên cạnh đó, con đang có một chút mỡ trắng dưới da, bên cạnh lớp mỡ nâu trước đó. Làn da của bé cũng trở nên mịn màng hơn.

Lời khuyên về thai kỳ 29 tuần

Bà bầu 29 tuần nên ăn gì?

Thai 29 tuần cổ tử cung dài bao nhiêu?

Ăn đúng và đủ là bí quyết để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cần biết mình nên ăn gì và cần hạn chế các loại thực phẩm nào.

Do thai nhi đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, mẹ bầu cũng nên đáp ứng nhu cầu về mặt dinh dưỡng. Thực phẩm trong tuần thứ 29 của thai kỳ nên bao gồm sắt, canxi và vitamin C.

Lượng canxi mẹ bầu cần bổ sung rơi vào khoảng 200 mg mỗi ngày.

Do vậy, hãy cố gắng chọn lựa thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống nhằm hỗ trợ em bé tạo ra tế bào hồng cầu, chẳng hạn như rau lá xanh, thịt nạc và ngũ cốc

Bạn có thể thèm cảm đồ ngọt, bánh ngọt, sôcôla và các loại thức ăn nhanh khác. Hãy nuông chiều bản thân một chút vào mỗi cuối tuần bởi điều này sẽ giúp cải thiện tâm trạng của mẹ bầu đấy.

Thực phẩm giàu vitamin C như bông cải, cà rốt, khoai lang… cũng rất tốt cho bé vì chúng hỗ trợ tạo ra các mô liên kết cần thiết cho các mạch máu.

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hãy liên lạc ngay với bác sĩ nếu mẹ đang lo lắng về việc thai nhi ít chuyển động vào tuần thai 29. Mẹ có thể được hỏi về thời gian cuối cùng mà mẹ cảm thấy sự chuyển động của thai hoặc mẹ cảm thấy thai chuyển động bao nhiêu lần trong vòng vài giờ. Bác sĩ có thể muốn kiểm tra tình trạng thai nhi.

Thông thường thì mọi thứ đều ổn. Nhưng nếu như phát hiện có vấn đề thì có thể em bé cần được sinh sớm hoặc cần được thực hiện các bước hỗ trợ khác. Hành động kịp thời có thể ngăn ngừa được các vấn đề nghiêm trọng.

Mẹ cũng có thể bị tĩnh mạch hình mạng nhện trên da. Chúng là những đốm đỏ tỏa ra từ trung tâm và trông giống như chân nhện và là kết quả của việc gia tăng lưu thông máu. Mẹ có thể nhận thấy chúng trên mặt, cổ, ngực trên hoặc cánh tay và chúng sẽ có thể tự biến mất một vài tuần sau khi em bé được sinh ra.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Thai 29 tuần cổ tử cung dài bao nhiêu?

Giai đoạn thai 29 tuần, đây có thể là lần cuối mẹ kiểm tra hàng tháng với bác sĩ. Bắt đầu tháng tiếp theo, mẹ sẽ có thể gặp bác sĩ thường xuyên hơn, cứ mỗi hai tuần vào lúc đầu và mỗi một tuần sau đó cho đến khi em bé được sinh ra.

Trong lần kiểm tra tháng này, bác sĩ sẽ kiểm tra lại huyết áp và trọng lượng của mẹ và hỏi mẹ về bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng mà mẹ có thể gặp phải. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ mô tả các cử động và lịch trình hoạt động của bé như khi nào bé hoạt động và khi nào bé giữ yên lặng.

Cũng như các lần khám trước sinh khác, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của em bé bằng cách đo tử cung của mẹ.

Thai 29 tuần là được 7 tháng, gần bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Vậy thai 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Em bé đã phát triển như thế nào rồi? Mời các mẹ hãy cùng Monkey đi tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 29 tuần trong bài viết dưới đây nhé.

Thai 29 tuần cổ tử cung dài bao nhiêu?

10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã
giỏi tiếng Anh như người bản xứ &
phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua
các app của Monkey

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn sản phẩm phù hợp cho con.

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên

*Vui lòng kiểm tra lại SĐT

*Bạn chưa chọn mục nào!

ĐĂNG KÝ MUA MONKEY

Sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi

Niềm hạnh phúc của mỗi mẹ bầu là được thấy thai nhi lớn lên từng ngày. Hơn nữa, việc theo dõi sự phát triển của bé thường xuyên còn giúp mẹ phát hiện các vấn đề bất thường để xử lý kịp thời. Vậy thai nhi 29 tuần tuổi đã phát triển như thế nào mẹ đã biết hay chưa?

Thai 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Mang thai 29 tuần bé nặng bao nhiêu là điều thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Theo bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của WHO, thai 29 tuần sẽ có chiều dài khoảng 39,3 cm, nặng khoảng 1,239 kg. Với chỉ số như vậy ta có thể ước lượng em bé đang bằng cỡ một quả bưởi. Cân nặng của bé ở giai đoạn này đã tích được một nửa trọng lượng khi sinh ra.

Thai 29 tuần cổ tử cung dài bao nhiêu?

Ngoài cân nặng và chiều dài, mẹ bầu cũng nên quan tâm đến các chỉ số quan trọng khác như:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 67 – 79mm

  • Chiều dài xương đùi của thai (FL): 51 – 61 mm

  • Chu vi bụng của bé (AC): 233 – 272mm

  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): 259 – 291mm

Nếu đi siêu âm kiểm tra thấy em bé đạt chiều cao, cân nặng xấp xỉ mức như vậy thì mẹ yên tâm rằng bé vẫn đang phát triển tốt. Nếu thai nhi chưa đạt mức tiêu chuẩn, mẹ hãy chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và luyện tập để con yêu phát triển tốt hơn nhé.

Sự phát triển các bộ phận trên cơ thể thai nhi 29 tuần

Bên cạnh thắc mắc em bé 29 tuần nặng bao nhiêu thì mẹ bầu cũng nên biết lúc này con đã phát triển những bộ phận nào trên cơ thể. 

Theo các chuyên gia, lúc này não bộ, xương, răng, phổi, cơ bắp và cơ quan sinh dục của thai nhi đang dần hoàn thiện hơn. Vì vậy, mẹ cần chú ý bồi bổ đầy đủ chất dinh dưỡng để bé được phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não.

Thai 29 tuần cổ tử cung dài bao nhiêu?

Bên cạnh đó, để phù hợp với sự phát triển của não bộ, đầu của bé cũng trở nên to hơn trước. Đầu của bé cũng đã chuyển hướng về phía tử cung, nằm dọc theo chiều bụng bầu của mẹ. Xung quanh khắp cơ thể còn có một lớp lông tơ mềm để bảo vệ bé. Sự phát triển ngày càng lớn của thai nhi chiếm nhiều diện tích nên lượng nước ối đang có dấu hiệu giảm so với trước.

Thai nhi 29 tuần đã biết làm gì?

Khi mang thai 29 tuần, chắc chắn mẹ bầu nào cũng cảm nhận được những cú huých, đạp mạnh vào bụng. Bởi lúc này thai nhi đã lớn hơn trước, kích thước phù hợp với không gian trong tử cung nên bé dễ dàng đạp được nhiều. Đó là lúc mẹ biết con yêu đang rất khỏe mạnh.

Thai 29 tuần cổ tử cung dài bao nhiêu?

Bên cạnh đó, em bé còn biết đưa tay lên miệng để mút hoặc gương mặt biểu lộ cảm xúc như: nhăn mặt, cười hay chớp mắt. Trong giai đoạn này, não bộ của bé cũng đang phát triển mạnh nên bé có thể cảm nhận được âm thanh, ánh sáng từ bên ngoài. Vì vậy, nếu muốn con thông minh, ba mẹ hãy dành thời gian trò chuyện hoặc cho bé nghe nhạc nhiều hơn nhé.

Các bài viết không thể bỏ lỡ

Thai 29 tuần cổ tử cung dài bao nhiêu?

Top 5 lý do khiến mẹ có thai 2 tuần bị đau bụng dưới không được chủ quan

Thai 29 tuần cổ tử cung dài bao nhiêu?

Bà bầu 10 tuần quan hệ được không? Những lưu ý khi “yêu” giữ an toàn cho bé

Thai 29 tuần cổ tử cung dài bao nhiêu?

Phụ nữ mang thai 23 tuần đau xương mu hãy lưu ngay “bí kíp” này

Cơ thể mẹ bầu 29 tuần thay đổi như thế nào?

Khi mang thai tuần 29, mẹ bầu phải trải qua rất nhiều sự thay đổi cả về thể chất lẫn tâm trạng của mẹ bầu. Cụ thể, chiếc bụng bầu của mẹ nhô ra khiến mẹ đứng thẳng mà khó quan sát thấy được bàn chân của mình, hay hoạt động cúi người cũng gặp khó khăn hơn. Kích thước thai nhi lớn có thể khiến mẹ bị suy giãn tĩnh mạch, khó thở và đi tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng vì tất cả những vấn đề này có thể khỏi sau khi sinh.

Thai 29 tuần cổ tử cung dài bao nhiêu?

So với lúc mới mang thai, trọng lượng của bà bầu 29 tuần đã tăng lên khoảng 8,6 - 11,3 kg. Một số trường hợp mẹ bầu tăng cân quá mức có thể gặp tình trạng phù chân, ảnh hưởng đến hoạt động đi lại hàng ngày.

Ngoài ra, sự thay đổi nồng độ hormone cộng với chế độ dinh dưỡng không khoa học có thể khiến mẹ bị táo bón, lâu ngày dẫn đến trĩ. Hay thậm chí nếu mẹ không chăm sóc sức khỏe tốt còn có thể phải đối mặt với nguy cơ biến chứng tiền sản giật. Vì vậy, mẹ bầu 29 tuần hãy chú ý đi khám định kỳ đúng lịch để tầm soát sức khỏe thai kỳ kịp thời, giảm thiểu rủi ro xảy ra.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai 29 tuần hay bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ thì tâm trạng cũng thay đổi thất thường. Mẹ có thể dễ bực bội, xúc động hay lo âu,...nên các bố và những người thân trong gia đình hãy chú ý và chia sẻ, động viên bà bầu nhiều hơn nhé.

Xem thêm:

  • Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 là do đâu? Mẹ bầu nên làm gì?
  • Mang thai 26 tuần bị ra máu có phải dấu hiệu sảy thai? Mẹ bầu nên làm gì?

Bà bầu cần lưu ý những gì khi mang thai 29 tuần?

Thai 29 tuần cổ tử cung dài bao nhiêu?

Ngoài việc quan tâm đến thai nhi 29 tuần nặng bao nhiêu thì mẹ bầu còn phải biết làm thế nào để bé phát triển đạt tiêu chuẩn. Dưới đây là những lời khuyên từ chuyên gia mà các chị em cần lưu ý để giúp cho mẹ khỏe, bé phát triển tốt:

  • Chú ý khám thai định kỳ đúng lịch hoặc đi khám ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường như: âm đạo ra máu, đau bụng/đau lưng dữ dội hoặc thành từng cơn, sốt cao, choáng váng, ngất xỉu,...

  • Thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để tầm soát bệnh kịp thời, đặc biệt là các mẹ có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ, người béo phì, thừa cân,...

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, mẹ bầu nên giữ thói quen đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ sẽ tốt cho sức khỏe rất nhiều, buổi trưa nghỉ ngơi khoảng 30-60 phút để giúp đầu óc tỉnh táo, giảm bớt mệt mỏi hơn.

  • Nên ngủ nghiêng người sang bên trái và thi thoảng xoay người nghiêng sang phải để tránh mỏi lưng, đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đi nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

  • Hạn chế đi lại nhiều, sử dụng giày dép cao gót hoặc đứng/ngồi quá lâu một chỗ, đặc biệt là cần tránh làm việc nặng nhọc có thể khiến mẹ kiệt sức, phù chân,...

  • Nên rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng vừa sức như: đi bộ, tập yoga, bơi lội, ngồi thiền,...

  • Uống nhiều nước và bổ sung nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón.

  • Thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe, tốt cho thai nhi. Dù vậy nhưng mẹ vẫn cần chú ý duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh để tăng cân quá mức dẫn đến tiểu đường hoặc tiền sản giật,...

  • Kiêng ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thực phẩm tái sống và các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích, hút thuốc lá.... Đây là một trong những thủ phạm nguy hiểm có thể khiến mẹ bị ngộ độc, đau bụng, đi ngoài, thậm chí là co thắt tử cung dẫn đến sinh non,...

  • Mẹ nên áp dụng các phương pháp thai giáo cho con trong giai đoạn này, đặc biệt thai giáo thính giác. Lý do bởi lúc này bé đang phát triển não bộ và đã biết cảm nhận âm thanh, ánh sáng,...từ bên ngoài khá rõ ràng. 

Mẹ có thể tham khảo ứng dụng Monkey Stories hoặc VMonkey để giúp con thai giáo đạt hiệu quả tốt nhất. Đây là hai phần mềm dạy tiếng Anh và tiếng Việt cho trẻ, trong đó có rất nhiều câu chuyện hay, ý nghĩa, âm thanh sống động giúp bé cảm nhận rõ hơn. Đặc biệt, việc cho bé nghe tiếng Anh từ sớm là cách “tắm ngôn ngữ” cho trẻ, tạo tiền đề rất tốt để bé phát triển ngôn ngữ sau khi chào đời.

Như vậy, bài viết này không chỉ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc “Thai 29 tuần nặng bao nhiêu?” mà còn tư vấn mẹ cách chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Hy vọng những kiến thức quan trọng này sẽ góp phần giúp cho mẹ khỏe, bé phát triển tốt nhất. 

Nếu còn những thắc mắc nào liên quan đến kiến thức thai sản hay chăm sóc nuôi dạy con, giáo dục sớm cho trẻ, ba mẹ hãy truy cập ngay danh mục Ba mẹ cần biết tại website Monkey.edu.vn nhé!