Thành tựu của Liên minh châu Âu (EU)

Liên minh châu Âu trước những thách thức sau 60 năm tồn tại

VTV.vn - 60 năm trôi qua, Liên minh châu Âu ngày nay với nhiều thành tựu lớn, nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức để tồn tại.

Cách đây 60 năm, ngày 25/3, tại thủ đô Roma của Italy đã đánh dấu một sự kiện quan trọng: Hiệp ước Roma được ký kết với 6 thành viên bao gồm: Bỉ, Đức, Hà Lan, Italy, Luxembourg và Pháp, tạo nền móng cho sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu (EU) ngày nay.

Một cộng đồng chung ngày càng trải rộng với 28 nước thành viên, Liên minh châu Âu đã trở thành một trong 3 cực kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới và được coi như một liên minh thành công nhất. Cho đến tháng 6/2016, khi Vương quốc Anh bỏ phiếu, rời bỏ mái nhà chung.

EU "trách" Anh vì ra đi, nhưng người Anh có lý do của mình. 60 năm dài như một đời người, châu Âu đã dần già yếu với quá nhiều căn bệnh.

Mâu thuẫn đã phát sinh giữa các nước Tây Âu phát triển và giàu với các nước mới gia nhập ở Trung và Đông Âu.

Một cơ chế tiền tệ và tài khóa chung, khi mỗi nước đều có vấn đề riêng đã đẩy một loạt quốc gia như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha rơi vào khủng hoảng nợ công trầm trọng. Cả các trụ cột như Pháp, Italy cũng rơi vào suy thoái với tỉ lệ thất nghiệp cao.

Khó xử lý về mặt kinh tế đến các vấn đề chính trị xã hội, EU cũng đau đầu để dung hòa một mái nhà quá đông thành viên, như gần đây là vấn đề người tị nạn, đến giờ vẫn chưa có một tiếng nói chung.

Thêm nữa, hàng loạt các vụ tấn công khủng bố xảy ra tại Pháp, Đức, Bỉ, Anh... dưới nhiều cấp độ, đã đặt châu Âu vào một cuộc chiến vô cùng khó khăn. Vấn đề an ninh đã khiến Hiệp ước Schengen, niềm tự hào của EU bị xem xét lại.

60 năm, nếu không muốn tan rã, đã đến lúc mái nhà chung, cơ thể chung phải tìm cách chữa bệnh, phải tìm cách hồi sinh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online!

Từ khóa:

liên minh châu Âu, kinh tế châu Âu, khủng hoảng nợ công

Tóm tắt mục V. Liên minh châu ÂU (EU). Ngày 18-4-1951, “Cộng đồng than-thép châu Âu” thành lập

Mục 2

2. Quá trình hình thành và phát triển

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu tập trung phát triển, có nhu cầu hợp tác để cùng phát triển.

- 18/04/1951: 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm bua (Lucxemburg) thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC).

- 25/03/1957: Sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

Lễ kí kết Hiệp ước Roma (25/3/1957)

- 1/7/1967: Ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

- 07/12/1991: Hiệp ước Maxtrich được ký kết, khẳng định một tiến trình hình thành một Liên bang châu Âu mới vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung…

- 1/1/1993: EEC thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.

- 1994: Kết nạp thêm 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển.

- 2002: Đồng tiền chung châu Âu (EURO) chính thức được lưu hành => thống nhất kinh tế, thị trường.

- 01/05/2004: Kết nạp thêm 10 nước thành viên Đông Âu, nâng tổng số thành viên lên 25.

- 2007: Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 nước.

Lược đồ các nước thuộc Liên minh châu Âu (2007)

- 2016, sau cuộc trưng cầu dân ý, nước Anh tách khỏi Liên minh châu Âu.

Mục 4

4. Tổ chức và hoạt động:

* Tổ chức:

- Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 5 cơ quan chính là: Hội đồng Châu âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban Châu âu, quốc hội Châu Âu, Tòa án Châu Âu và một số ủy ban chuyên môn khác.

* Hoạt động:

- Từ năm 1991 - 2000, Liên minh châu Âu (EU) có những hoạt động chính như:

+ 6/1979: Bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.

+ 3/1995: Hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau.

+ 01/01/1999: Đồng tiền chung châu Âu được đưa vào sử dụng, đồng EURO.

+ 1990: Quan hệ Việt Nam - EU được thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện.

+ 7/1995: EU và Việt Nam ký Hiệp Định hợp tác toàn diện.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu

* Đánh giá:

=> Liên minh châu Âu được đánh giá là tổ chức liên kết kinh tế, chính trị khu vực lớn nhất thế giới, với những hoạt động hiệu quả, chiếm ¼ GDP kinh tế thế giới.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

TIẾT 1: EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1. Sự ra đời và phát triển

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu tăng cường liên kết.

- Năm 1951 thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.

- Năm 1957: sáng lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).

- Năm 1958: Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

- Năm 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC).

- Năm 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

- Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước.

2. Mục đích và thể chế

- Mục đích:

+ Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên.

+ Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế, luật pháp, an ninh và ngoại giao.

- Các cơ quan đầu não của EU:

+ Hội đồng châu Âu

+ Nghị viện châu Âu

+ Hội đồng bộ trưởng EU

+ Ủy ban Liên minh châu Âu

→ Những cơ quan này quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị.

II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới

- Hình thành nên thị trường chung và sử dụng đồng tiền chung (Euro) → EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

- Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các nước thành viên.

2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

- Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.

- Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung một mức thuế.

- EU dẫn đầu thế giới về thương mại.

- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.

- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản.

TIẾT 2: EU – HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN

I. THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU

1. Tự do lưu thông

- EU thiết lập thị trường chung Châu Âu từ 01/01/1993.

- Bốn mặt tự do lưu thông là:

+ Tự do di chuyển

+ Tự do lưu thông dịch vụ

+ Tự do lưu thông hàng hóa

+ Tự do lưu thông tiền vốn

- Ý nghĩa của tự do lưu thông:

+ Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.

+ Thực hiện một chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh Châu Âu.

+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

2. Euro (ơ-rô) - đồng tiền chung của EU

- Đồng tiền chung Euro được sử dụng từ năm 1999 đến nay ở EU.

- Lợi ích:

+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu.

+ Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

+ Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

+ Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

II. HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ

1. Sản xuất máy bay Airbus (E-bớt)

- Do Anh, Pháp, Đức sáng lập.

- Cạnh tranh có hiệu quả với các hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì.

2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ

- Được hoàn thành vào năm 1994, nối liền nước Anh với lục địa châu Âu.

- Lợi ích:

+ Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại.

+ Đường sắt siêu tốc phục vụ có thể cạnh tranh với hàng không..

III. LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU (EUROREGION)

1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu

- Khái niệm: Liên kết vùng châu Âu là khu vực biên biới ở châu Âu mà ở đó các hoạt động hợp tác liên kết về các mặt giữa các nước khác nhau được thực hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.

- Ý nghĩa:

+ Tăng cường liên kết và nhất thể hóa thể chế ở châu Âu.

+ Chính quyền và nhân dân vùng biên giới cùng thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng lợi thế của mỗi nước.

+ Tăng cường tính đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.

2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ

- Vị trí: Khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức, Bỉ.

- Lợi ích:

+ Có khoảng 30.000 người/ngày đi sang nước láng giềng làm việc.

+ Các trường Đại học tổ chức khóa đào tạo chung.

+ Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.

TIẾT 3: THỰC HÀNH TÌM HIỂU VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU

I. TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA VIỆC HÌNH THÀNH MỘT EU THỐNG NHẤT

- Thuận lợi:

+ Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.

+ Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa EU về các mặt kinh tế - xã hội.

+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.

+ Sử dụng đồng tiền chung có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

- Khó khăn: Việc chuyển đổi sang đồng ơ-rô có thể xảy ra tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.

II. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

- EU chỉ chiếm 2,2% diện tích lục địa của Trái Đất và 7,1% dân số của thế giới nhưng chiếm tới:

+ 30,9% GDP của thế giới (2004).

+ 26% sản lượng ôtô của thế giới.

+ 37,7% xuất khẩu của thế giới.

+ 19,9% mức tiêu thụ năng lượng của toàn thế giới.

- Nếu so sánh với Hoa Kì và Nhật Bản, thì EU đã vượt lên đứng đầu (năm 2004) thế giới về tổng giá trị GDP trong tổng giá trị kinh tế và cả tổng giá trị xuất khẩu của thế giới.

- Xét về nhiều chỉ số kinh tế, EU đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.

TIẾT 4: CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

- Nước Đức có vị trí địa lí quan trọng ở châu Âu:

+ Nằm ở trung tâm châu Âu, tiếp giáp với 9 nước và giáp biển Bắc, biển Ban-tích.

+ Thuận lợi thông thương với các nước khác, cầu nối giữa Đông – Tây, Bắc - Nam của châu Âu.

+ Có vai trò chủ chốt trong EU (là một trong những nước sáng lập ra EU).

- Khí hậu: ôn đới với nhiều cảnh quan đa dạng thu hút du khách.

- Tuy nhiên, Đức lại nghèo khoáng sản, đáng kể là than nâu, than đá và muối mỏ.

II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

- Mức sống cao, hệ thống phúc lợi và bảo hiểm tốt.

- Dân số già, tỉ suất sinh thấp → chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích gia đình đông con.

- Dân số tăng chủ yếu do nhập cư.

- Giáo dục đào tạo được chú trọng đầu tư.

III. KINH TẾ

1. Khái quát

- Đức là đầu tàu của EU, là một cường quốc kinh tế, đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm chủ yếu 70%, nông nghiệp và công nghiệp là 30%.

2. Công gnhiệp

- Là nước công nghiệp phát triển với trình độ cao trên thế giới.

- Các ngành công nghiệp có vị trí cao nổi tiếng trên thế giới: chế tạo ôtô, máy móc, hóa chất, kĩ thuật điện và điện tử, công nghệ môi trường.

- Năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại → sản phẩm chất lượng cao.

- Người lao động sáng tạo.

3. Nông nghiệp

- Được cơ giới hóa, chuyên môn hóa, áp dụng kĩ thuật cao nên năng suất tăng mạnh.

- Các nông sản chủ yếu: lúa mì, củ cải đường, bò, lợn, sữa...


Page 2

Thành tựu của Liên minh châu Âu (EU)

SureLRN

Thành tựu của Liên minh châu Âu (EU)