Thế nào là pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường

Nguyên nhân gây suy thoái môi trường

Hiện nay, suy thoái môi trường là một trong những mối đe dọa lớn nhất đang được thế giới quan tâm. Suy thoái môi trường gây ảnh hưởng xấu cho con người và sinh vật và sự thay đổi này chủ yếu do những tác động của con người tới môi trường. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây suy thoái môi trường, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật bảo vệ môi trường 2020

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Suy thoái môi trường là gì?

Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 thì Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Một thành phần môi trường khi bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu:

– Có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường đó hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại.

– Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật. Nghĩa là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người hoặc gây những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất … thì mới con thành phần môi trường đó bị suy thoái.

– Số lượng và chất lượng các thành phần môi trường có thể bị thay thế do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường, làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật.

Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng như dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu hủy so với trử lượng của nó.

2. Nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường

Suy thoái môi trường thường là hậu quả của hành vi sử dụng, khai thác quá mức các thành phần môi trường, làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Nói cách khác, ô nhiễm môi trường thường bắt nguồn từ hành vi đưa vào môi trường các chất thải loại, các chất độc hại, các chất gây nhiễm bẩn môi trường, còn suy thoái môi trường thường bắt nguồn từ hành vi lấy đi các giá trị sinh thái của các thành phần môi trường, làm suy giảm chất lượng của các nguồn tài nguyên.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường, có thể kể đến:

Thứ nhất, Nguyên nhân chính dẫn đến một loạt sự suy thoái môi trường sinh thái, trước hết phải kể đến sự phát triển của công nghiệp ồ ạt, đặc biệt là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Thứ hai là tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói rừng đóng vai trò quan trọng cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng… Thế nhưng cứ mỗi ngày trôi qua có tới hàng nghìn ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến sự nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển – một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.

Thứ ba là do sự mất cân bằng tài nguyên và dân số. Dân số tăng nhanh đòi hỏi phải khai thác các tài nguyên tự do nhiều hơn nhịp điệu cao hơn, chất thải các loại tăng nhanh hơn dẫn tới phá vỡ cân bằng, vắt kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, Các nguyên nhân tự nhiên như tuyết lở, động đất, sóng thần, cháy rừng có thể tàn phá hoàn toàn các loài động vật và thực vật gần đó đến mức tuyệt chủng tại khu vực đó. Điều này có xảy ra khi có một thiên tai lớn phá hủy hết mọi vật chất của môi trường đó hoặc do sự xâm lấn của những loài ngoại lai vào môi trường đó gây ra sự thoái hóa lâu dài. Loại thứ hai thường xảy ra sau khi những thảm họa sóng thần thì các loài bò sát và bọ bị cuốn trôi trôi khỏi bờ biển.

3. Các biện pháp phòng chống suy thoái môi trường

Thứ nhất, Chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường thông qua thực hiện phân vùng môi trường, nâng cao hiệu quả đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, quản lý dựa trên giấy phép môi trường.

Cụ thể, phải thiết lập các cơ chế kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động phát triển gây hại đến môi trường trong từng vùng, đặc biệt chú trọng đến các vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải. Rà soát, hoàn thiện các quy định, tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá môi trường chiến lược để hạn chế tối đa những định hướng phát triển gây hại đến môi trường trong các chiến lược, quy hoạch. Phân luồng các dự án đầu tư mới theo mức độ tác động đến môi trường ngay từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư để kiểm soát trong suốt vòng đời hoạt động; đặc biệt chú trọng đối với nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao. Kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thông qua giấy phép môi trường dựa trên kết quả đánh giá tác động môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường, khả năng chịu tải môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Thứ hai, chủ động phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các vấn đề môi trường xuyên biên giới. Phát triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Trong đó, khuyến khích sử dụng các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện xanh hóa các ngành sản xuất công nghiệp và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao, các khu công nghiệp sinh thái; thúc đẩy phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Thứ ba, Đẩy mạnh thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; kiểm soát ô nhiễm, phát triển các mô hình khu dân cư, tuyến đường… kiểu mẫu, xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp; duy trì và nâng cao chất lượng môi trường nông thôn; Lồng ghép, thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội…

Thứ tư, Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt [cưỡng chế hành chính và xử lý hình sự] phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.

Thứ năm, Triển khai thực hiện đầy đủ Luật bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm về tài nguyên môi trường, tập trung xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả của chiến tranh. Tăng cường giám sát công khai đầy đủ, kịp thời thông tin về chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu công nghiệp tập trung, khu đông dân cư. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường ở các cụm công nghiệp, làng nghề và khu vực nông thôn.

Thứ sáu, Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

Thứ bảy, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw về nguyên nhân gây suy thoái môi trường. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Xem thêm:

Sự cố môi trường là gì?

Ứng phó với sự cố môi trường là một trong những hình thức pháp lý của kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây nên, đồng thời nhanh chóng tìm ra các giải pháp khôi phục lại tình trạng môi trường như trước khi bị ô nhiễm. Vậy sự cố môi trường là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật bảo vệ môi trường 2020

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Sự cố môi trường là gì?

Theo quy định tại khoản 14 điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 thì sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.

Có thể kể đến một số sự cố môi trường thường xảy ra và để lại hậu quả nguy hại đối với con người và thiên nhiên như sau:

– Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, sạt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;

– Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kĩ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng gây nguy hại cho môi trường;

– Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các sở công nghiệp khác;

– Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ.

2. Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường

Sự cố môi trường không tự nhiên mà xảy ra, do có sự tác động của tự nhiên và con người.

Thứ nhất, những trận bão lũ hay những đợt hạn hán khô hạn kéo dài, gây ra tình trạng nứt nẻ đất đai. Cùng với đó là những trận động đất xuất hiện do núi lửa phun trào, những trận mưa axit, mưa đá rất nguy hiểm và những đợt biến đổi khí hậu vô cùng khắc nghiệt.

Thứ hai, những trận hỏa hoạn, những trận cháy rừng, những yếu tố gây hại trực tiếp đến môi trường khiến cho môi trường không ngừng biến động, gây nhiều ảnh hưởng tới đời sống con người.

Thứ ba, ý thức của con người gây ra các sự cố môi trường không mong muốn như vứt rác thải bừa bãi, đổ dầu xuống nguồn nước, vứt xác động vật xuống nước làm ô nhiễm nguồn nước…

3. Hậu quả của sự cố ô nhiễm môi trường

Sự cố môi trường gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.

Thứ nhất, Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

Thứ hai, Suy thoái môi trường

Suy thoái môi trường là sự giảm về số lượng và chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.

Một thành phần môi trường khi bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu:

+ Có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường đó hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại.

+ Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật. Nghĩa là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người hoặc gây những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, sạt lở đất … thì mới coi thành phần môi trường đó bị suy thoái.

Số lượng và chất lượng các thành phần môi trường có thể bị thay thế do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường, làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật. Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng như dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu hủy so với trữ lượng của nó.

4. Quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

Theo quy định tại Điều 121 Luật bảo vệ môi trường 2020 thì pháp luật quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như sau:

– Việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phải tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, môi trường.

– Ứng phó sự cố môi trường thực hiện theo phương châm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

– Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường, chi trả chi phí ứng phó sự cố môi trường.

– Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức ứng phó sự cố môi trường, ứng phó sự cố môi trường phải theo sự phân công, phân cấp, chỉ huy thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố môi trường.

– Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố môi trường.

– Việc phòng ngừa sự cố môi trường do rò rỉ, tràn đổ, phát tán chất thải [sau đây gọi chung là sự cố chất thải] được thực hiện theo quy định của Luật này. Việc phòng ngừa sự cố môi trường do hóa chất, phóng xạ, dầu tràn, dịch bệnh và do nguyên nhân khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

5. Phòng ngừa sự cố môi trường

Để phòng ngừa sự cố môi trường, tại Điều 122 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định về trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh; Ủy ban nhân dân; Bộ, cơ quan ngang bộ trong phòng ngừa sự cố môi trường với các biện pháp sau đây:

Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau đây:

+ Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.

Hoạt động ứng phó sự cố môi trường đòi hỏi cơ sở, tổ chức phải đầu tư nhiều nguồn nhân lực, vật tư và phải định kỳ duy trì bảo dưỡng. Vì vậy, các chủ dự án đầu tư, cơ sở phải nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trong công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, thường xuyên kiểm tra giám sát môi trường trên khu vực theo đúng quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây: Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ sự cố môi trường có thể xảy ra trên địa bàn; Xây dựng cơ sở dữ liệu và lập, công khai thông tin về các nguồn có nguy cơ gây ra sự cố môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Xây dựng và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn.

Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau đây:

– Hướng dẫn, kiểm tra và xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; các hoạt động chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

– Hướng dẫn nội dung kế hoạch ứng phó sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước; quy trình, kỹ thuật ứng phó sự cố môi trường, kịch bản sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

– Xây dựng, đề nghị Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia thuộc phạm vi quản lý;

– Tham gia Ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia thuộc phạm vi quản lý theo phân công của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

Trên đây là tư vấn của Phamlaw về khái niệm sự cố môi trường. Nếu bạn có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

Sự cố môi trường là gì – Luật Phamlaw

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề