Thế nào là từ thuần Việt và Hàn Việt?

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
*****

LỮ TUYẾT CẦM
(LU XUE QIN)

TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG TỪ THUẦN VIỆT VÀ
HÁN VIỆT TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, tháng 11 năm 2011


2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
*****

LỮ TUYẾT CẦM
(LU XUE QIN)

TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG TỪ THUẦN VIỆT VÀ HÁN
VIỆT TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Trí Dõi

Hà Nội, tháng 11 năm 2011

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHỤC VỤ CHO LUẬN VĂN 3
1.1. Cách hiểu về tục ngữ ở Việt Nam 3
1.1.1 Hiểu về tục ngữ 3
1.1.2. Phân biệt tạm thời giữa tục ngữ và thành ngữ hiện nay 5
1.2. Cách hiểu về từ ngữ thuần Việt và Hàn - Việt trong luận văn 8
1.2.1. Từ thuần Việt và nguồn gốc tiếng Việt 8
1.2.2. Từ Hán Việt 13
Chương 2 23
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT VÀ THUẦN VIỆT TRONG
TỤC NGỮ 23
2.1. Sơ bộ về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của tục ngữ 23
2.1.1. Cấu trúc của tục ngữ 23
2.1.2. Ngữ nghĩa của tục ngữ………………………………………………26
2.2. Tình hình sử dụng từ Hán Việt và thuần Việt trong tục ngữ Việt trên cứ
liệu thu thập tục ngữ Việt………………………………………………… 27
2.2.1. Tình hình sử dụng từ Hán Việt trong tục ngữ Việt 28
2.2.2. Tình hình sử dụng từ thuần Việt trong tục ngữ Việt 34
2.3. Tiểu kết. 42
Chương 3: 43
NHẬN XÉT VỀ NÉT VĂN HÓA DÂN TỘC QUA TỪ NGỮ HÁN VIỆT VÀ
TỪ NGỮ THUẦN VIỆT TRONG TỤC NGỮ TIẾNG VIỆT (SO SÁNH VỚI
TỤC NGỮ TIẾNG HÁN) 43
3.1. Hiểu biết văn hóa qua từ ngữ Hán Việt và từ ngữ thuần Việt trong tục
ngữ 43

2
3.1.1. Khái niệm văn hóa 43

3.1.2. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. 45
3.2. Nét văn hóa dân tộc thể hiện qua từ ngữ thuần Việt trong tục ngữ Viêt 48
3.2.1 Hình ảnh con người được thể hiện qua từ ngữ thuần Việt trong tục
ngữ (So sánh với tục ngữ tiếng Hán). 48
3.2.2. Hình ảnh giới tự nhiên thể hiện qua từ ngữ thuần Việt trong tục
ngữ Việt (So sánh với tục ngữ tiếng Hán). 53
3.3. Tiểu kết 62
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHỤC VỤ CHO LUẬN VĂN
1.1 Cách hiểu về tục ngữ ở Việt Nam
1.1.1 Hiểu về tục ngữ
Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân
về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về
trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong
phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc
tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu.
Với các đặc thù như ngắn gọn, dễ nhớ, giàu hình tượng, giàu nhịp điệu,
gần gũi với mọi người mà tục ngữ là một loại hình văn hóa dân gian có mối
quan hệ mật thiết nhất với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
Đa số các câu tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các
kiểu ngắt nhịp thường dựa vào cơ sở: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở
đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp
nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý.
Thường thường tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể
gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
1.1.2 Phân biệt tạm thời giữa tục ngữ và thành ngữ hiện nay
Tất cả các công trình sưu tập trên đã đóng góp vào việc bảo tồn và giới
thiệu được một phần quan trọng vốn tục ngữ cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Trước tiên quan sát phương pháp biên soạn của các công trình này, hầu hết
các tác phẩm giới thiệu trên đây đều không giới thiệu riêng biệt giữa tục ngữ

và ca dao, thành ngữ, đặc biệt là không phân biệt với thành ngữ. Tục ngữ và
thành ngữ ít khi được người ta xem xét một cách rạch ròi như là hai loại hình

4
sáng tạo dân gian khác nhau, thể hiện rõ nét nhất là phần đông đều quan niệm
rằng Tục ngữ và Thành ngữ đều là những hiện tượng ngôn ngữ. Nguyễn Văn
Tố trong bài “ Tục ngữ ta đối với tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây” [5:19] hầu như
không phân biệt tục ngữ và thành ngữ vì ông viết “ …. Tục ngữ là câu thành
ngữ nói đã quen trong thế tục, nhiều câu nghĩa lý thâm thúy, ý tứ cao xa; câu
nào từ đời xưa truyền lại gọi là ngạn ngữ, cũng có khi gọi là tục ngạn. Nhưng
dù là ngạn ngữ, tục ngữ hay tục ngạn thì nghĩa cũng gần giống nhau….”
[5:19]
Cách lý giải và những tiêu chí trong bài Góp ý kiến về phân biệt thành
ngữ với tục ngữ đưa ra, là một đóng góp mới trong quá trình nhận thức ngày
càng sâu sắc về bản chất của tục ngữ và thành ngữ. Cách lý giải này đứng ở
góc độ của ngành ngôn ngữ học để giải quyết vấn đề, cho nên ta lấy lý giải
này làm cơ sở cho sự phân biệt thành ngữ với tục ngữ: đó là những sự khác
nhau về cấu tạo ngữ pháp và về vị trí trong lời nói của thành ngữ và tục ngữ.
1.2 Cách hiểu về từ ngữ thuần Việt và Hán -Việt trong luận văn
1.2.1 Từ thuần Việt và nguồn gốc tiếng Việt
Về vấn đề nguồn gốc tiếng Việt. Từ xưa đến nay có rất nhiều ý kiến khác
nhau về nguồn gốc của tiếng Việt.
Theo Haudricourt, “thanh điệu tiếng Việt là một hiện tượng mới có”, nói
cách khác, trước đây tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ không có thanh điệu và
hiện nay nó là một ngôn ngữ có thanh điệu giống như các ngôn ngữ Thái.
Chính vì điều này mà Haudricourt đã chứng minh được rằng, về nguồn gốc,
tiếng Việt tương tự như các ngôn ngữ Mon-Khmer:
Với việc nghiên cứu từ thuần Việt, GS.TS Trần Trí Dõi đi vào chi tiết
hơn, cụ thể hơn trong một bài viết gần đây. Quan niệm ông nêu ra đã thống

nhất những quan niệm nghiên cứu trước đây. Chúng tôi nhờ cách quan niệm

5
này để làm cơ sở lý luận và muốn nhấn mạnh hơn vào cái tiêu chí “thái độ của
người Việt”. Bởi vì, thật khó để chúng ta phân biệt được thế nào là một từ
thuần Việt nếu không dựa vào cảm quan của người bản ngữ. Trên thực tế, xử
lý tư liệu sẽ có một số trường hợp mà nếu xét một cách nghiêm ngặt thì đó là
từ ngoại lai (gốc Hán chẳng hạn) nhưng trong quá trình sử dụng chúng gần
gũi với người Việt, được người Việt coi như từ gốc, từ thuần Việt.
1.2.2 Từ Hán Việt
1.2.2.1 Những khái niệm liên quan đến từ gốc Hán
Theo Nguyễn Tài Cẩn, cách đọc Hán Việt “là một cách đọc bắt nguồn
từ tiếng Hán đời Đường và cụ thể là Đường âm dạy học ở Giao Châu vào giai
đoạn thế kỉ VIII, IX nhưng … đã bị biến dạng đi dưới tác động của quy luật
ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, tách xa hẳn cách đọc của người Hán để
trở thành một cách đọc riêng biệt của người Việt và những người thuộc khu
vực văn hóa Việt” [1,19]khảo sát chắc chắn.
Như vậy, cách đọc Hán Việt là một sản phẩm của sự tiếp xúc giữa tiếng
Việt và tiếng Hán, là một sáng tạo của người Việt trong cách thức tác động
làm biến đổi hàng loạt các từ mượn Hán về mặt ngữ âm.
1.2.2.2. Từ Hán Việt.
Khi nghiên cứu về từ ngoại lai của tiếng Việt, GS. TS Nguyễn Văn
Khang nói như sau: “ Từ ngoại lai trong tiếng Việt, cụ thể là từ mượn Hán
(gồm từ Hán Việt, từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt Việt hóa, từ Hán Việt phỏng
âm phương ngữ Hán) ”. Như vậy, theo ông trong những từ gốc Hán trong
tiếng Việt có một bộ phận là từ Hán Việt. Đây là những từ gồm những yếu tố
cấu tạo từ có cách đọc Hán Việt (tức ngữ âm Hán Việt). Lớp từ này được chia
ra thành:

6
a. Những từ Hán Việt được tiếp nhận từ đời Đường và các triều đại tiếp
theo cho đến ngày nay.
b. Những từ Hán Việt được cấu tạo ở Việt Nam.
1.2.2.3. Từ Hán Việt cổ.
Từ Hán Việt cổ hay cũng được gọi là cổ Hán Việt. Trong tiếng Việt có
một số từ gốc Hán du nhập vào Việt Nam trước đời Đường và người Việt đã
đọc những từ này theo âm tiếng Hán thuộc giai đoạn ấy. Vì thế có thể hiểu
rằng từ Hán Việt cổ là những từ gốc Hán được người Việt đọc theo cách đọc
tiếng Hán trước đời Đường. Vì đi vào tiếng Việt đã lâu, đã được đồng hoá rất
mạnh, nên những từ này hiện nay nói chung không còn cái vẻ xa lạ đối với
người Việt nữa. Đồng thời vì vay mượn thời ấy không nhiều, không hệ thống
nên những từ này có số lượng ít, lẻ tẻ nên không làm thành hệ thống như các
loại từ Hán Việt về sau này.
1.2.2.4.Từ gốc Hán trong tiếng Việt vay mượn tiếng Hán địa phương.
Bộ phận này, GS. TS Nguyễn Văn Khang gọi là “từ Hán Việt phỏng
âm phương ngữ Hán” Đây là những từ Hán du nhập vào Việt Nam bằng con
đường khẩu ngữ qua cách phát âm địa phương nào đó của tiếng Hán, cả trước
đây và hiện nay, được gọi là từ gốc Hán trong tiếng Việt vay mượn tiếng Hán
địa phương.
Như vậy, từ Hán Việt trong tiếng Việt là những từ gốc Hán có ngữ âm là
cách đọc Hán Việt. Điều quan trọng là ở chỗ chúng ta phải có cách nhìn nhận
và xử lí các nhóm, các lớp trong lớp từ gốc Hán sao cho thoả đáng, phù hợp
với nhu cầu xây dựng một hệ thống từ vựng tiếng Việt phong phú, đầy đủ mà
vẫn không làm giảm bớt bản sắc tiếng nói dân tộc Việt Nam.

Chương 2.

7
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT VÀ THUẦN VIỆT TRONG TỤC
NGỮ
2.1. Sơ bộ về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của tục ngữ
Đây không phải là nhiệm vụ của chúng tôi khi thực hiện đề tài luận
văn. Nhưng là người nước ngoài học tiếng Việt nên chúng tôi trình bày lại
trên cơ sở những nghiên cứu đã có ở Việt Nam để giúp chúng tôi hiểu rõ hơn
về tục ngữ Việt Nam.
2.1.1. Cấu trúc của tục ngữ
2.1.1.1. Kết cấu tục ngữ một mệnh đề.
Đây là kiểu tục ngữ tồn tại dưới hình thức một câu tối giản. Đó là một
phán đoán hoặc một phát ngôn, có nội dung khẳng định. Kiểu cấu trúc gọi là
cấu trúc một vế hay kết cấu tục ngữ một mệnh đề và thường có độ dài từ 4 - 6
âm tiết.
Đôi khi câu tục ngữ cấu trúc một vế mang ý nghĩa so sánh mà không
cần xuất hiện từ so sánh ngang bậc.
2.1.1.2. Kết cấu tục ngữ hai mệnh đề
Phần lớn tục ngữ tiếng Việt thường có kết cấu hai vế. Hai mệnh đề
trong kiểu tục ngữ này thường rất cân đối nhau về số lượng các âm tiết. Kiểu
cấu trúc tục ngữ có hai vế như vậy thường có số âm tiết bằng nhau tạo nên
tính đối xứng cả về hình thức lẫn nội dung ngữ nghĩa. Loại này có cấu trúc
chủ yếu dựa vào hai vế so sánh ( còn gọi là cấu trúc so sánh).Tuy nhiên, sự
khác biệt cơ bản với thành ngữ so sánh là tục ngữ có cấu trúc so sánh thường
có nghĩa tường minh chứ không có kiểu so sánh dưới dạng ẩn dụ hay hoán dụ
như trong thành ngữ tiếng Việt.
2.1.1.3. Kết cấu tục ngữ ba mệnh đề

8
Kết cấu tục ngữ gồm 3 mệnh đề có số lượng đứng thứ hai sau kiểu tục

ngữ hai mệnh đề. Tuy nhiên số lượng của kiểu cấu trúc này cũng không
nhiều. Nhìn chung, loại kết cấu này thường có độ dài khá lớn. Độ dài ngắn
nhất cuả loại này là 8 âm tiết và lớn nhất có thể kéo dài đến 18 âm tiết.
2.1.1.4. Kết cấu tục ngữ bốn mệnh đề
Kết cấu tục ngữ gồm 4 mệnh đề không nhiều. Tuy nhiên, kiểu cấu trúc
4 mệnh đề có độ dài lớn nhất so với tất cả các kiểu cấu trúc tục ngữ còn lại,
nó có thể lên đến 22 âm tiết. Một đặc điểm khác dễ nhận thấy là, kiểu tục ngữ
này có số lượng các âm tiết ở mỗi vế thường không đồng đều nhau.
2.1.2. Ngữ nghĩa của tục ngữ
Lẽ thường, khi nói về ngữ nghĩa của một câu tục ngữ là người ta nói
đến nội dung của chúng. Xét về ngữ nghĩa, phần lớn tục ngữ Việt đều có
nghĩa đen và nghĩa bóng.
Nghĩa đen là nghĩa bề mặt, nghĩa cụ thể ban đầu khi người ta gọi tên sự
vật và hiện tượng. Nội dung của câu tục ngữ được toát ra từ chính bản thân nó
mà không có một ngụ ý nào khác, là sự tổng hợp ý nghĩa của từng từ trong
câu, là "tổ hợp nghĩa trên bề mặt với những yếu tố được hiện thực hóa bằng
từ. Nghĩa đen là nghĩa gốc, còn gọi là nghĩa tường minh.
Nghĩa bóng của nhiều câu tục ngữ là nghĩa hàm ngôn được phát triển từ
nghĩa định danh. Từ quan sát trực tiếp vẻ bề ngoài của một sự vật và hiện
tượng cụ thể (nghĩa đen), các tác giả dân gian đã khái quát thành bản chất
chung cho nhiều sự vật và hiện tượng khác. Nghĩa bóng là nghĩa ẩn dụ,
thường "lặn sâu" đằng sau nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngôn. Như vậy, từ nhận
thức trực quan cảm tính, con người tiếp cận đến nhận thức lý tính, giai đoạn
đầu của tư duy trừu tượng. Không chỉ dừng lại ở những nhận xét bề nổi, tục

9
ngữ có xu hướng đi sâu vào bên trong để phát hiện ra bản chất sự vật, khái
quát từ những hiện tượng cá biệt, cá thể, bề ngoài của một sự vật.
2.2 Tình hình sử dụng từ Hán Việt và thuần Việt trong tục ngữ

Việt trên cứ liệu thu thập tục ngữ Việt.
Ở phần này, chúng tôi chỉ khảo sát trong những câu tục ngữ mà chúng
tôi tập hợp ở phần Phụ lục. Lý do là, nếu khảo sát hết các câu tục ngữ trong
tiếng Việt thì quá nhiều. Cho nên, chúng tôi chỉ chú ý đến một số chủ đề nội
dung của tục ngữ.
2.2.1. Tình hình sử dụng từ Hán Việt trong tục ngữ Việt
Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, tiếng Hán và văn hóa Hán có ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội người Việt, trong đó có văn học dân
gian nói chung và tục ngữ nói riêng. Tiếng Hán vào Việt Nam đã được nhân
dân “Việt hóa” thành từ Hán Việt. Bởi vậy, một số câu tục ngữ Việt đã sử
dụng một lượng từ Hán Việt.
2.2.1.1 Kết quả thống kê
Theo thống kê của chúng tôi, trong 388 câu tục ngữ được chúng tôi
khảo sát thì có 56 từ Hán Việt. Chẳng hạn, những từ in đậm trong những ví dụ
dưới đây đều là những từ Hán Việt (Chúng đã được chúng tôi tra cứu để
kiểm tra lại trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh).
Sau đây là bảng thống kê những từ Hán Việt đã được sử dụng trong
388 câu tục ngữ được chúng tôi khảo sát.
STT
Từ Hán Việt
Từ
Danh
từ
Động
từ
Tính
từ
Số lần
xuấthiện
Ghi chú

1
Chì

/
1
màu đen

10
2
An

4

3
Đầu
/

1

4
Động

/

1

5
Gia
/

1

6
Hậu

/
1

7
Hoàng

/
1

8
Huyền

/
1

9

Huyền đề

/
3

10
Kiến giải

/

1

11
Lạc

/
1

12
Lục
/

1

13
Mệnh
/

1

14
Mộc
/

1

15
Môn

1

16
Mùi
/

1

17
Nghiệp
/

1

18
Ngọ
/

2

19
Ngũ
/

/
1

20
Ngư
/

1

21
Nhân
/

1

22
Nhập

/

3

23
Nhất
/

4

24
Nhị
/

1

25
Nhũ
/

1

26
Phong

/

1

27
Phúc

/
1

28
Phúc
/

1

29
Quan
/

1

30
Sa

/

1

31
Sương
/

1

32
Tam
/

2

33
Tây
/

2

34
Tha

1

35
Thâm

/
1

11
36
Thành
/

1

37
Thiên
/

1

38
Thiện

1

39
Thu
/

2

40
Thủ
/

2
Tay
41
Thủ
/

1
Đầu
42
Thực

/

1

43
Thủy
/

1

44
Tiền

/
1

45
Tốc

/
1

46
Tri
/

1

47
Tứ

/

4

48
Tử
/

1
Con người
49
Tuần hà
/

1

50
Túc
/

2

51
Tửu
/

1

52
Vi

/

2

53

/

1
Đuôi
54
Vị
/

1

55
Xuân
/

1

56
Xuất

/

1

2.2.1.2. Nhận xét
- Thứ nhất là về mặt số lượng. Như vậy, thông qua bảng thống kê
chúng tôi nhận thấy rằng: Số lượng từ Hán Việt được sử dụng trong tục ngữ
Việt là rất ít, chỉ chiếm 10 % (56/560) so với lượng từ thuần Việt. Từ Hán
Việt gồm: danh từ là 35 từ; động từ là 7 từ; tính từ là 14 từ. Hơn nữa, số lần
xuất hiện từ Hán Việt không nhiều. Chỉ có ba từ xuất hiện 4 lần (là từ “an”
với nghĩa “bình an”, từ “nhất” với nghĩa là “một, thứ nhất” và từ “tứ” với
nghĩa là “bốn” ), còn lại chỉ xuất hiện với tần xuất là 3 lần (có 2 từ là “nhập”
với nghĩa là “vào” và “huyền đề” và 2 lần hay 1 lần.

12
- Thứ hai là về nội dung.
+ Từ Hán Việt trong tục ngữ diễn đạt cho sắc thái trang trọng, nhưng
lượng câu diễn đạt ý nghĩa này khá ít ỏi.
+ Từ Hán Việt xuất hiện ở một số lĩnh vực đời sống như kinh nghiệm
nông nghiệp (về trồng trọt, chăn nuôi); kinh nghiệm liên quan đến trang phục
(việc ăn mặc, y phục, trang điểm); mối quan hệ (giữa con người với con
người, con người với xã hội); kinh nghiệm về các hiện tượng tự nhiên, (thời
tiết, mưa gió); kinh nghiệm về văn hóa ẩm thực… Như vậy, các từ Hán Việt
xuất hiện ở nhiều chủ đề cuộc sống khác nhau và các từ Hán Việt xuất hiện

trong câu tục ngữ về những lĩnh vực này chủ yếu là danh từ.
Có thể thấy rằng ở những chủ đề được khảo sát trong tục ngữ của Việt
Nam, số lượng từ Hán Việt hạn chế và như vậy lượng từ thuần Việt sẽ chiếm
đa số. Kết quả khảo sát về từ thuần Việt sẽ có trong mục 2.2.2 dưới đây.
2.2.2. Tình hình sử dụng từ thuần Việt trong tục ngữ Việt
Từ thuần Việt sử dụng trong tục ngữ chiếm đa số tuyệt dối. Chúng xuất
hiện ở mọi chủ đề về các kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thời tiết, chăn nuôi,
trồng trọt… Hầu như câu tục ngữ nào cũng có từ thuần Việt. Nếu xét về từ
loại, số lượng danh từ trong từ thuần Việt ở tục ngữ chúng tôi khảo sát là 326
từ; động từ là 137 từ; tính từ là 124 từ.
2.2.2.1. Từ thuần Việt sử dụng trong chủ đề nói về hiện tượng thiên
nhiên, thời tiết
Việc xem xét các hiện tượng thiên nhiên, đặt mối tương quan ảnh hưởng
của thời tiết với đất đai, cây trồng để rút ra những kinh nghiệm là một vấn đề
không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Có lẽ tác động quan trọng nhất
của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống là “mưa và nắng”. Số lần xuất

13
hiện hai từ này trong câu tục ngữ là nhiều nhất. Mưa là 12 lần, nắng là 11 lần.
Hầu như các câu tục ngữ nói về hiện tượng mưa, nắng đều xuất hiện ở cấu
trúc hai mệnh đề A thì B.
Không nói trực tiếp đến hiện tượng mưa nhưng đọc câu tục ngữ sau chúng
ta vẫn nhận rõ là trời sẽ mưa qua những từ rất đời thường khi người nông dân
dựa vào dấu hiệu ở động vật, thực vật, đồ vật xung quanh như miêu tả con
Ếch kêu với động từ “uôm uôm”, từ “lụt” trong từ “lụt lội” với động từ “bò”.
Đôi khi kết quả của cây trái, mùa màng cũng cho ta những dự áo về thời
tiết: “được mùa nhãn, hạn nước lên; được mùa sim sắm xóc, được mùa móc
sắm tơi”.
Ngoài hiện tượng mưa, nắng thì các hiện tượng khác cũng xuất hiện

nhiều: gió, bão, sấm, chớp, cầu vồng, nước lên, nước ròng… cùng với cách
kết hợp các động từ hoặc tính từ rất thú vị ở người Việt.
Sau đây là một số ví dụ về từ ngữ thuần Việt trong bảng thống kê liên
quan đến hiện tượng thời tiết. (Chi tiết xem ở bảng 2 phần phụ lục )
1
Gió bấc
/

2
2
Gió nam
/

1
3
Gió nồm
/

1
4
Gió tây
/

1
5

/

1
6
Khoe

/

1
7
Mau

/
1
8
Chĩnh
/

4
9
Mồ hôi
/

1
10
Mồng

/

3
11
Mưa
/

12
12
Nắng
/

11
13
Nhay nháy

/

1
14
Nực

/
1
15
Nước

/

5

14
16
Quầng

/

1
17
Rằm
/

1
18
Ráo

/

1
19
Rét đài
/

1
20
Ròng

/

1
21
Sương muối
/

1

2.2.2.2. Từ thuần Việt liên quan đến chủ đề “trồng trọt và chăn nuôi, ăn
uống”
Gần 80% người Việt Nam là cư dân nông nghiệp nên tục ngữ nói về
công việc nhà nông chiếm đa số trong mảng tục ngữ Việt nói về lao động sản
xuất. Nhiều câu tục ngữ ghi lại những kinh nghiệm trong nghề nông (trồng
trọt, chăn nuôi), ăn uống. Vì vậy mà từ là thuần Việt chiếm phần lớn trong
tổng số lượng từ mà chúng tôi khảo sát.
Về kinh nghiệm chăn nuôi, từ thuần Việt chiếm 129 từ trong tổng số 56
câu, trong đó danh từ là 60 từ, động từ là 37 từ, tính từ là 32 từ, chiếm 23%
tổng số từ.
Về kinh nghiệm trồng trọt, từ thuần Việt chiếm 104 từ trong tổng số 81
câu, trong đó danh từ là 60 từ, động từ là 32 từ, tính từ là 12 từ, chiếm 18.6%
tổng số từ.
Về văn hóa ẩm thực, từ thuần Việt chiếm 100 từ trong tổng số 68 câu,
trong đó danh từ là 82 từ, động từ là 10 từ, tính từ 8 từ, chiếm 17.8% tổng số
từ

Tục ngữ về lao động sản xuất còn phản ánh tập quán lao động lâu đời của
nông dân Việt Nam. Kho tri thức mà tục ngữ có được chủ yếu là do sự trải
nghiệm hàng ngày của nhân dân. Di sản tục ngữ mà dân tộc Việt Nam còn lại
“tuyệt đại đa số là của người nông dân lao động, phản ánh lối sống, in dấu lối
nghĩ, tiêu biểu cho lối nói của người dân lao động” [5, tr. 183].

15
2.2.2.3. Từ thuần Việt trong chủ đề kinh nghiệm ăn mặc, nhà cửa và
kinh nghiệm khác
Từ thuần Việt trong kinh nghiệm ăn mặc, nhà cửa và kinh nghiệm khác
chiếm 118 câu với 119 từ, trong đó danh từ là 62 câu, động từ là 34 câu, tính
từ là 23 câu, chiếm 21.3% tổng số từ.
Người Việt cũng như người Trung Quốc thường quan niệm: "An cư mới lạc
nghiệp", nên trong các tục ngữ của họ có rất nhiều câu nói về việc ăn ở sinh
hoạt.
Ngoài hai mảng hiện thực chủ yếu nói trên, trong các tục ngữ tiếng Việt
còn xuất hiện nhiều câu nói về lối sống ăn mặc, trang phục bề ngoài của con
người. Người Việt quan niệm " Ăn chắc mặc bền" hay " Mộc mạc ưa nhìn, lọ
điểm trang" cho nên họ thường có cách đánh giá nhận xét rất giản dị về lối
sống ăn mặc.
Tóm lại, tục ngữ Việt Nam khá đa dạng về hình thức biểu hiện và mang
nhiều nội dung phong phú.
Chương 3:
NHẬN XÉT VỀ NÉT VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG TỤC NGỮ TIẾNG
VIỆT (SO SÁNH VỚI TỤC NGỮ TIẾNG HÁN)
3.1 Hiểu biết văn hóa qua tục ngữ
3.1.1 Khái niệm văn hóa
Tổ chức UNESCO đưa ra thông điệp về văn hóa như sau: "Văn hóa bao
gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản

phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến những tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối
sống và lao động" [44, 21].
Trên cơ sở phân tích các cách hiểu khác nhau về hiện tượng văn hoá,
GS- TSKH Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hoá như sau:

16
“Văn hoá là một hệ thống hữa cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trườ ng xã hội”.[44, tr.27]
Có nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa, song theo như định nghĩa
trên, chúng tôi cho rằng văn hóa là những tài sản vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra, mang theo những đặc điểm đại diện cho một dân tộc, làm
cho dân tộc này khác với dân tộc khác.
3.1.2. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
3.1.2.1. Nhận xét chung.
Văn hoá thể hiện qua nhiều cách thức, trong đó, ngôn ngữ là phương
tiện quan trọng để thể hiện văn hoá. Mọi nghiên cứu về văn hoá cũng không
thể không nghiên cứu chất liệu ngôn ngữ. Như thế, từ chất liệu ngôn ngữ để đi
tìm lịch sử dân tộc, văn hoá dân tộc là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Chất liệu
đó càng cổ xưa thì chúng ta càng có điều kiện để thấy rõ hơn cội nguồn, nhất
là khi tìm về những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống. Tất cả những gì
con người tạo ra đều có tính văn hoá, đều có dấu ấn của ngôn ngữ. Chính vì
vậy khi giải mã về văn hoá người ta có thể căn cứ vào nhiều thông số khác
nhau.
Ngôn ngữ là công cụ chuyển tải những thông tin văn hóa quan trọng
nhất, nó chính là hệ thống tín hiệu văn hóa của các dân tộc. Văn hóa mỗi dân
tộc thẩm thấu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội và được biểu hiện ra trên bề
mặt ngôn ngữ. Ngôn ngữ không chỉ gắn kết các cá nhân trong xã hội đương
thời, mà còn là một phương tiện để kết nối và kế thừa giữa các thế hệ khác

nhau của một cộng đồng văn hóa - ngôn ngữ khác nhau.
3.1.2.2. Giá trị của ngôn ngữ tục ngữ đối với văn hóa

17
Ngôn ngữ là bộ phận của văn hóa, bất cứ ngôn ngữ của dân tộc nào
cũng chuyển tải nội hàm văn hóa của dân tộc ấy một cách sâu sắc nhất và triệt
để nhất. Bất kể ở phương diện nội dung hay phương diện hình thức, tục ngữ
đều chứa đựng một cách cô đọng nhất, tinh hoa nhất, phản ánh đậm đà văn
hóa của từng dân tộc. Tục ngữ có quan hệ vô cùng mật thiết với văn hóa dân
tộc, vì bản thân tục ngữ của một ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với bối cảnh
lịch sử, môi trường tự nhiên, đời sống xã hội, truyền thống văn hóa và phong
tục tập quán của dân tộc đó. Tục ngữ là những tinh hoa của ngôn ngữ, cũng là
tinh hoa của văn hóa. Vì thế chúng thể hiện được đặc trưng văn hóa của dân
tộc đó.
3.2. Nét văn hóa dân tộc thể hiện trong tục ngữ Việt
3.2.1 Hình ảnh con người được thể hiện trong tục ngữ
Theo kết quả thống kê của chúng tôi, thì hình ảnh con người xuất hiện
trong tục ngữ tiếng Việt lại là toàn bộ xã hội, cả tầng lớp thống trị lẫn người
bình dân. Trong đó, người bình dân thường được nhắc đến với sắc thái tình
cảm gây thiện cảm, tuy là tầng lớp dưới trong xã hội những vô cùng đa dạng,
kéo theo đó là sắc thái tình cảm cũng phong phú và đa dạng một cách tương
ứng. Trái lại, hình ảnh con người xuất hiện trong tục ngữ tiếng Hán chủ yếu
là con người thuộc tầng lớp thống trị hay tầng lớp trên của xã hội.
Tục ngữ hai nước nói về con người có những nét văn hóa giống nhau.
Đó là thái độ ứng xử của một số bậc anh hùng tiền bối được nhân dân kính
trọng đã trở thành lẽ sống và phương châm xử thế của nhân dân hai nước.
3.2.2. Hình ảnh giới tự nhiên trong tục ngữ
3.2.2.1 Nét văn hóa khác biệt trong tục ngữ qua hiện tượng tự nhiên

18
Những hiện tượng tự nhiên đi sâu vào tục ngữ của hầu hết các ngôn
ngữ. Vì thế, với những hiện tượng tự nhiên có tính phổ quát, chúng tôi tạm
thời không nhắc đến, ở đây chúng tôi chỉ chú trọng vào những hiện tượng tự
nhiên do đặc thù của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tạo nên nét văn hóa đó ở
tục ngữ của mỗi dân tộc.
3.2.2.2 Nét văn hóa trong tục ngữ được thể hiện qua hình ảnh thực vật
và động vật
Thế giới động vật và thực vật gắn bó với nhau như hình với bóng và
chúng có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Những tên gọi của
chúng đã tồn tại từ lâu và sự xuất hiện của chúng gắn liền với đặc điểm nền
kinh tế nông nghiệp. Trong thực tế, quy luật liên tưởng của mỗi dân tộc đã
dẫn đến mối liên hệ gắn bó các con vật hay hệ thực vật với những đặc điểm,
thuộc tính nào đó không phải giống nhau giữa các ngôn ngữ và giữa các dân
tộc khác nhau. Đặc điểm thực tế của Việt Nam là một nước nông nghiệp lúa
nước, chăn nuôi và trồng trọt phát triển từ rất sớm, do đó các đặc điểm đó có
ảnh hưởng quan trọng đến ngôn ngữ.
3.3 Tiểu kết
Như vậy, bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện ở nhiều khía cạnh
trong tục ngữ Việt. Đó là mối quan hệ giữa con người với con người, tự nhiên
và xã hội, những tư tưởng, quan niệm cách nhìn v.v được thể hiện trong tục
ngữ.
Mặt khác, bản sắc văn hóa dân tộc còn được thể hiện ở chỗ: khi một tục
ngữ trong phát ngôn được chuyển tải đến người tiếp nhận thì lập tức được
tách riêng ra hình ảnh dân tộc đặc thù. Và cũng như vậy, khi tiếp nhận tục ngữ
Việt, người ta sẽ thấy một mô hình đặc trưng của một đất nước nông nghiệp
mà cuộc sống chủ yếu gắn bó với nghề trồng trọt và chăn nuôi, các phong tục,

19
tập quán, lối sống và phép ứng xử hiếu khách , trọng tình của riêng người
Việt. Và ngôn ngữ chính là chất liệu tạo nên nền văn hóa mang bản sắc dân
tộc đó. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc được lưu giữ
rõ ràng nhất. Nói khác đi, qua tục ngữ Việt, người ta hiểu biết rất nhiều về văn
hóa Việt Nam.

KẾT LUẬN
Tục ngữ Việt là một kho tàng kinh nghiệm sống: kinh nghiệm về lao
động sản xuất, trồng trọt chăn nuôi, ăn uống, ăn mặc, nhà cửa… mà người
dân sáng tạo ra. Tục ngữ là một triết lý nhân sinh về sống ở đời, giữa những
con người khác, một nghệ thuật xử thế và làm người. Một kho luân lý dân
gian, qua đó phản chiếu tinh thần của cả một dân tộc. Vì vậy các thế hệ kế
tiếp của dân tộc Việt Nam soi chiếu vào kho tàng ấy để học tập và trưởng
thành bởi đó là kho báu nghìn năm được tích tụ.
Việc khảo sát từ thuần Việt và từ Hán Việt của 388 tục ngữ tiếng Việt
đã xác nhận điều đó. Bởi vì, trong số câu tục ngữ đó, có 90% từ thuần Việt
phản ánh những mặt về kinh nghiệm lao động sản xuất, trồng trọt chăn nuôi,
ăn uống, ăn mặc, nhà cửa… mà người dân lao động Việt. Trong khi đó. chỉ
có 10% từ ngữ tục ngữ được người Việt sử dụng là từ Hán Việt. Sự khác biệt
về số lượng như thế là một đặc điểm ngôn ngữ rất đáng quan tâm.
Nhìn vào kho tàng của tục ngữ, có thể thấy rõ mối quan hệ không thể
tách rời giữa ngôn ngữ và văn hoá trong lịch sử hình thành, phát triển của mỗi
dân tộc. Ngôn ngữ cần thiết cho sự cấu tạo, vĩnh cửu hoá và phát triển văn
hoá. Ngôn ngữ góp phần làm nên văn hoá cũng như văn hoá là cơ sở làm nên
ngôn ngữ. Người Việt Nam vẫn tự hào với bề dày truyền thống văn hoá hàng
nghìn năm tuổi của mình và luôn luôn có ý thức gìn giữ nó, đặc biệt là trong

20

thời đại hội nhập về mọi mặt như hiện nay mà văn hoá cũng không nằm ngoài
qui luật đó. Giữ gìn vốn văn hoá truyền thống cũng cần được thực hiện song
song với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cho thế hệ mai sau. Đây là
nhiệm vụ mà muốn hoàn thành được cần có sự đóng góp, xây dựng của cả các
nhà ngôn ngữ học và các nhà văn hoá học.