Theme trong âm nhạc là gì

Biên soạn: Mai Kiên
Nguồn: maikien.com

A
Âm: Tiếng nhạc, tiếng đàn nói chung
Âm chủ: Âm ổn định nhất của thang âm, có tác dụng xác định giọng và điệu thức [Anh:Tonic, Pháp:Tonique].
Âm dẫn: Âm bậc VII của gam, còn gọi là cảm âm [Anh: Leatingnote, Đức:Leitton, Pháp:Note sensible].
Âm điệu: Hiệu quả của chuỗi âm thanh có cao độ khác nhau gây đ­ợc một ấn t­ợng, một cảm giác nào đó.
Âm giai: Chuỗi âm thanh lên hoặc xuống từng bậc, th­ờng đ­ợc gọi là gam [Pháp: gamme]
Âm hình: Hình t­ợng giai điệu, tiết tấu hoặc hoà âm có nghĩa hoàn chỉnh, rõ ràng [Anh:Figure]
Âm h­ưởng: Hiệu quả của âm thanh trong cảm giác ng­ời nghe.
Âm lượng: Độ đậm nhạc, dày, mỏng khoẻ, yếu của âm thanh.
Âm nhạc: Nghệ thuật dùng âm thanh để thể hiện t­ t­ởng, tình cảm con ng­ời.
Âm sắc: Đặc tính của âm thanh giúp ta nhận rõ mỗi nhạc khí, mỗi giọng ng­ời, còn gọi là màu âm [Pháp: Timbre].
Âm thanh: Cảm giác chuẩn xác do nguồn rung có chấn động đều, tai có thể nhận biết, và dùng làm chất liệu trong âm nhạc [Anh: Sound, Pháp:Son].
Âm vực Phạm vi tạo thanh của nhạc cụ và giọng hát từ thấp đến cao [Latinh:Ambitus, Pháp: Etendue].
Âm át: Âm bậc V của thang âm [Đức, Pháp:Dominante]

B

Bậc: Vị trí âm trong thang âm
Ban nhạc: Nhóm ng­ời cùng chơi đàn để biểu diễn những bản hoà tấu hoặc đệm cho hát [Anh:band].
Bán cung: Nửa cung
Bè: Phần nhạc cho một nhóm nhạc cụ hoặc giọng hát cùng loại trong hợp x­ớng [Pháp: Partie].
Bè tòng: bè đi theo bè chính trong bản nhạc có nhiều bè.
Biến tấu: Trình tấu, thể hiện tác phẩm bằng nhạc khí hoặc giọng hát.
Bình: Dấu hoá, xoá ảnh h­ởng của dấu thang hoặc giáng.
Bình quân luật: Hệ thống chia thang âm tự nhiên thành m­ời hai nửa cung đều nhau trong một quãng tám [Pháp: Tempérament égal].
Bội âm, bồi âm: Âm phụ của một âm cơ bản do hiện t­ợng cộng h­ởng tạo nên [Đức: Opertone, Pháp: Harmonique].

C

Ca khúc Bài hát ngắn có bố cục mạch lạc [Anh: Song, Pháp: Chanson].
Ca kịch: Kịch hát có nhạc đệm [Pháp: Opera].
Ca sĩ: Ng­ời chuyên về hát [Pháp: Chanteur].
Chấm đôi: Chấm bên phải nốt nhạc hay dấu lặng để tăng thêm nửa độ dài cho nốt hay dấu lặng đó.
Chủ đề: Chuỗi âm thanh có hình t­ợng dễ nhớ, dễ nhận ra, dùng để phát triển trong tác phẩm âm nhạc.
Chũm choẹ: Nhạc khí gõ bằng hợp kim đồng còn gọi là Não bạt [Anh: Cymbals, Pháp: Cymbale].
Chuyển biên: Soạn lại bản nhạc của nhạc cụ này cho nhạc cụ khác hoặc dàn nhạc biểu diễn [Anh: Transcription, Pháp: arrangement].
Công năng: Động lực trong tiến triển âm nhạc [Pháp: Fonction].
Cồng Nhạc: khí gõ bằng hợp kim đồng [Pháp: Gong].
Cộng h­ởng: Làm tăng độ vang, ngân của âm thanh [Anh, Pháp:Résonance]
Cộng minh: Khoảng vang, cách làm cho giọng hát vang hơn.
Cung: Đơn vị để đo khoảng cách giữa hai nốt [Anh: Tone, Pháp: Ton].
Cư­ờng độ: Độ mạnh nhẹ, to nhỏ của âm thanh.

D

Dạ khúc: Bản đàn thể hiện tình cảm thuộc về đêm [Anh, Pháp: Nocturne, : Notturno].
Dăm kèn: L­ỡi gà làm bằng sậy trúc v.v lắp vào miệng kèn để thổi thành tiếng. Dăm đơn chỉ một lá, dăm kép có hai lá.
Dân ca: Bài hát l­u truyền trong dân gian, th­ờng không rõ tác giả [Đức: Volkslied]
Dàn nhạc: Tập thể nhạc công dùng nhiều nhạc cụ để hoà tấu. Dàn nhạc quy mô hơn ban nhạc [Anh: orchestra, Pháp: orchestre].
Dấu ghi tắt: Dấu ­ớc lệ để đơn giản lối chép nhạc, đỡ lặp lại những nốt hoặc nhóm nốt giống nhau.
Dấu lặng: Dấu ngắt, nghỉ, im lặng trong bản nhạc [Pháp: Silence].
Dấu luyến: Vòng cung nối hai hoặc nhiều nốt khác cao độ, phải đàn liền tiếng, hát liền hơi [Legato].
Dấu ngân tự do: Nửa vòng khuyên nhỏ, có chấm giữa đặt trên hoặc d­ới nốt để kéo dài tuỳ. Còn gọi là dẫu miễn nhịp [Pháp: Point dorgue, : Fermala].
Dấu ngừng tự do: Giống k hiệu dấu ngân nh­ng đặt trên hoặc d­ới dấu lặng để nghỉ dài tuỳ [Pháp: Point darrét].
Dấu nối: Vòng cung nối hai hoặc nhiều nốt cùng cao độ, cùng tên, để kéo dài tr­ờng độ của một âm.
Dấu quay lại Hai chấm đặt tr­ớc vạch nhịp để đàn, hát lại từ đoạn có dấu giống nh­ vậy tr­ớc đó [Pháp: Point de reprise]
Dây buông: Dây không bấm [Anh: Open String, Pháp: Corde à vide].
Dịch giọng: Chép hoặc thể hiện bản nhạc sang giọng khác nh­ng vẫn giữ nguyên giai điệu, nhịp điệu.
Diễn ca: Kịch hát không có hành động nhiều và trang trí lớn [: oratorio].
Diễn tấu: Thể hiện âm nhạc bằng nhạc cụ.
Diễn viên: Ng­ời thể hiện tác phẩm âm nhạc hoặc sân khấu bằng nhạc cụ, giọng hát hay động tác.

Đ
Đàn: Tên chung gọi một số nhạc khí dây và gõ.
Đảo: Sự trao đổi bè, giọng, nốt ở chiều dọc trong hoà thanh.
Đảo quãng:chuyển vị trí nốt lên hoặc xuống một quãng tám.
Đảo hợp âm: đổi bè trầm của hợp âm cơ bản.
Đánh số hợp âm: Dùng những chữ số d­ới dạng các nốt bè trầm để chỉ rõ hình thái cơ bản hoặc thế đaỏ của hợp âm. Còn gọi là ghi số hợp âm [Pháp: Chiffrage].
Đảo phách: Đổi thứ tự nhấn phách mạnh, phách nhẹ trong ô nhịp [Pháp: Syricope].
Điệp khúc: Câu hát, vế nhạc láy lại trong bài hát hoặc bản đàn [Anh, Pháp: Refrain, Đức: Kehrreim].
Điệu thức: Cung cách tổ chức của một thang âm thể hiện trong thứ tự sắp xếp các quãng khác nhau [Pháp: Mode].
Điệu tính: Kết quả tiến triển t­ơng quan giữa một nốt chuỗi hoặc hợp âm, với một điểm tụ gọi là trung tâm điệu tính hoặc âm chủ [Anh: Tonality, Pháp: Tonatité].
Đoạn: Thành phần cấu trúc trong tác phẩm âm nhạc.
Độc tấu: Biểu diễn một ng­ời dùng một nhạc cụ thể hiện là chính [Anh, Đức, Pháp, : Solo].
Đối vị: Cách viết nhạc nhiều bè, lúc đầu hai bè đối vị gồm từng cặp nốt cùng giá trị, có tính chất điểm đối điểm [Pháp: Contrpoint].
Đơn ca: Hát một ng­ời, dùng một giọng hát biểu diễn là chính.
Đúng: Tính ổn định, hài hoà của một số quãng của thang âm tự nhiên.

G

Gam: Thang âm bảy bậc tự nhiên trong một quãng tám [Pháp: Gamme].
Gam thứ: Gam bảy bậc có một quãng ba tứ từ âm chủ đến bậc III [một cung r­ỡi] [Pháp: Gamme mincure]
Gam tr­ởng: Gam bảy bậc có một quãng ba tr­ởng từ âm chủ đến bậc III [hai cung] [Pháp: Gamme majeure].
Giai điệu: Chuỗi âm thanh có tổ chức hoàn chỉnh về hình thức và nội dung [Anh: Molody, Đức, Pháp: Melodie].
Giáng: Dấu hạ thấp nửa cung [Anh: Flat, Pháp: Bémol]
Giao h­ởng: Hoà tấu lớn, tận dụng sự phong phú đa dạng về hoà thanh, âm sắc, độ vang của nhiều nhạc cụ, th­ờng gồm bốn tốc độ tạo thành bốn ch­ơng t­ơng phản nh­ng gắn bó hữu cơ [Anh: Symphony, Đức: Sinfonie, Pháp: Symphonie, : Sìnonia].
Giọng: Tiếng nói, tiếng hát, bè hát còn có ý nghĩa là giọng điệu.
Giọng điệu: 1. Một dãy âm tạo thành bất cứ thang âm tr­ởng hay thứ nào, có quan hệ hoà thanh, có các quan hệ giữa âm chủ với các âm khác. 2. Tính chất đặc trưng của thang âm, còn gọi là điệu tính [Anh: Tonality, Pháp: Tonalifé].

H
Hạ át: Bậc IV của gam, trên âm chủ một quãng bốn đúng hoặc dư­ới âm chủ một quãng năm đúng [Anh: Subdominant, Pháp: Sous dominante].
Hành khúc: Bản nhạc, bài hát dùng để đi đều b­ớc [Anh: March, Đức: Marsch, Pháp: Marche, : Marica].
Hình thức âm nhạc: Cấu trúc tác phẩm âm nhạc, th­ờng gồm hai loại chính: Phức điệu [Pháp: Polyphonte] và chủ điệu [Pháp: Homophonie].
Hoá biểu: Tập hợp các dấu thăng hoặc giáng và số nhịp ở đầu khuông nhạc, sau khoá hoặc giữa bản nhạc, sau vạch đôi, có giá trị trong suốt bản nhạc hoặc đoạn nhạc [Anh: Signature, Pháp: Armature].
Hợp âm: Nhiều âm tạo thành những quãng ba chồng lên nhau ở trạng thái cơ bản [Đức: Akkord, Pháp: Accord].
Hợp âm ba: Hợp âm gồm hai quãng ba tr­ởng và một quãng thứ ở trạng thái cơ bản.
Hợp âm bảy: Hợp âm bốn nốt xếp thành ba quãng chồng lên nhau ở trạng thái cơ bản. Nốt trên cùng tạo thành quãng bảy với âm gốc [Đức: Septakkord, Pháp: Accord de septième].
Hợp x­ớng: Tổ chức thanh nhạc hát nhiều giọng, nhiều bè [Anh: Choir, Đức: Chor, Pháp: Choeur].

K

Kèn: Tên chung của nhạc cụ thổi hơi [Pháp: instru-mént à vént].
Kết: Chuẩn bị giai điệu, tiết tấu, hoà thanh để kết thúc tác phẩm âm nhạc hoặc đến điểm nghỉ trong bản nhạc [Đức: Schluss, Pháp: Cadence].
Khoá: Ký hiệu ở đầu khuông nhạc để chỉ tên nốt đi với khoa làm mốc gọi tên các nốt khác. ba khoá th­ờng dùng là khoá Xon, khoá Pha và khoá Đô [Anh:Key, Pháp:Clef].
Ký hiệu: Dấu và chữ viết tắt ghi trên hoặc kèm với dòng nhạc [Gồm các khoá, số phân nhịp, nốt nhạc, dấu lặng, các sắc thái và kỹ thuật diễn tấu.]

L

Láy: Kiểu diễn tấu, đàn thêm nốt phụ đi với nốt chính [Pháp: Apogiature]
Láy chùm: Nhóm trang trí gồm bốn nốt [: Gruppetto]
Liên khúc: Hình thức sáng tác gồm nhiều phần gắn hữu cơ với nhau [Pháp: Cycle4].
Lĩnh x­ớng: Câu hát, đoạn hát do một ng­ời hát tr­ớc hoặc sau phần hát của tập thể.

M

Mô phỏng: Nhắc lại một mét giai điệu nào đó lần l­ợt trong các giọng, các bè. Mô phỏng là một yếu tố trong phong cách của phức điệu [Anh, Đức, Pháp: Imilation].

N

Nam cao: Giọng nam tự nhiêm ở âm khu cao nhất th­ờng hát giai điệu chính trong hợp x­ớng [Anh, Pháp, : Ténor].
Nam trầm: Giọng nam thấp và khỏe nhất trong hợp x­ớng [Anh: Bass, Pháp: Basse, Basso].
Nam trung: Giọng nam ở giữa giọng cao và trầm [Anh: Baritone, Pháp: Baryton]
Ngẫu hứng: Xem ứng tấu
Nghịch phách: Dấu lặng đặt vào phách mạnh hoặc phần đầu của phách mạnh, gây cảm giác không ổn định [Pháp: Contretemps]
Nhạc cảm: Cảm xúc, nhận thức về nghĩa nội dung của âm nhạc.
Nhạc chiều: Bản đàn, bài hát diễn tả về buổi chiều [Đức: Standchen, Pháp: Srénade].
Nhạc chủ điệu: Cấu trúc âm nhạc trên một giai điệu chính, phần hoà thanh và các bè khác chỉ đệm theo [Pháp: Homophonie]
Nhạc đề: Nét nhạc trọn vẹn về giai điệu, hoà thanh, cấu trúc và nội dung, dùng để phát triển, biến tấu trong tác phẩm âm nhạc [Anh: Theme, Pháp: Thème].
Nhạc điện tử: Nhạc dùng âm thanh tạo ra bằng thiết bị điện tử [Pháp: Musique éléctronique].
Nhạc kịch: Hình thức diễn kịch bằng ca hát có dàn nhạc phù hoạ [: Opera].
Nhạc lý: Lý thuyết về âm nhạc [Pháp: Théorie musicale]
Nhạc nhẹ: Âm nhạc vui chơi, giải trí [Pháp: Musicque légère]
Nhạc phân điệu: Hình thức ghép bè tự do, tuỳ hứng không có liên hệ hoà thanh do nhiều nhạc cụ biến tấu cùng một giai điệu gốc, theo tính năng kỹ xảo riêng, là một kiểu phức điệu trong biến tấu [Pháp: Hétérophonie].
Nhạc tr­ởng: Ng­ời kéo viôlông ngồi hàng đầu, bên trái chỉ huy, hoặc một nhạc công có trình độ độc tấu, có trách nhiệm sắp xếp chuyên môn trong dàn nhạc [Đức: Konzertmeister].
Nhịp: Đơn vị thời gian trong tiến triển âm nhạc.[xem ô nhịp]
Nhịp độ: Sự lựa chọn pháp làm đơn vị c­ờng độ trong bản nhạc và dùng máy gõ nhịp xác định, còn gọi là tốc độ [Pháp: Mouvement].
Nốt: Dấu hình bầu dục có đuôi hoặc không đuôi dùng để ghi âm trên khuông nhạc [Pháp: Note].
Nốt trang trí: Nốt phụ tô điểm cho nét nhạc.
Nữ cao: Giọng nữ cao nhất, hát bè cao nhất trong hợp x­ớng [: Soprano].
Nữ trầm: Giọng nữ thấp nhất, ngang với Nam cao nh­ng rộng và m­ợt hơn [: Contrallo]
Nữ trung: Giọng giữa giọng cao và giọng trầm của nữ [: Mezzo soprano].

Ô
Ô nhịp: Khoảng cách giữa hai vạch nhịp, chia đều bản nhạc thành từng đơn vị gồm một số phách bằng nhau, phách đầu nhịp th­ờng mạnh [Pháp: Mesure]

P

Phách: Đơn vị thời gian của ô nhịp [Pháp: Temps].
Phách hiệu: Chữ hoặc hai số viết chồng lên nhau để chỉ cách đánh nhịp và thành phần tr­ờng độ trong ô nhịp. Còn gọi là Số báo nhịp [Anh: Time Signature, Đức: Taktzeichen].
Phím đàn: Miếng chắn dây để ấnngón trên các đàn dây có phím Bộ phận bấm ngón của các nhạc khi có bàn phím.
Phong cầm: Đàn gió, tên th­ờng gọi của các đàn áccoócđêông [Pháp: Accordéon]
Phức điệu: Cách viết nhạc, nhiều bè giai điệu có quan hệ với nhau về hoà thanh [Pháp: Polyphonite].

Q

Quản ca: Ng­ời chỉ huy một đội đồng ca.
Quãng: Khoảng cách giữa hai nốt, tính bằng cung và nửa cung và gọi theo số bậc giữa hai nốt đó [Pháp: Intervalle] Quãng giai điệu còn gọi là quãng rải, giữa hai âm lần l­ợt vang lên.
Quãng hoà thanh: Còn gọi là quãng chập hoặc quãng chồng là khoảng cách của hai âm vang cùng một lúc.
Quốc ca: Bài hát chính thức tiêu biểu cho một n­ớc [Anh: National Anthem, Pháp: Hymne national]
Quốc tế ca: Bài hát chính thức của giai cấp vô sản thế giới, lời của Eugène Pottier viết năm 1871, nhạc do Degeyter sáng tác năm 1888 [Pháp: lInternationale].

R

Rải: Đàn lần l­ợt những nốt của một hợp âm [Arpeggio].
Rung: Lối diễn tấu làm tiếng đàn vang mềm mại, uyển chuyển [Vibrato].

Sắc thái: Mức độ mạnh, nhẹ, to, nhỏ trong diễn tấu, thể hiện nội dung tình cảm của bản nhạc, th­ờng chỉ dẫn bằng tiếng , có kèm hoặc không kèm k hiệu [Pháp: Nuance].
Sáo: Nhạc khí hơi làm bằng nhiều nguyên liệu, [ống nứa, gỗ, trúc, kim khí v.v..] có lỗ bấm, thổi ngang hoặc thổi dọc [Anh, Pháp: Flute, Đức: Elote, : Flauto]
Song ca: Hát hai ng­ời [: Duo]
Song tấu: Hoà nhạc hai ng­ời [: Duo]

T

Tam tấu: tấu ba Bản hoà tấu cho ba nhạc cụ [: Trio]
Thang âm: Chuỗi âm thanh lên hoặc xuống từng bậc [Anh: Scale, : Scala].
Thăng: Dấu hoá, nâng cao độ của âm lên nửa cung.
Thanh nhạc: Âm nhạc thể hiện bằng giọng ng­ời.
Tiết tấu: Thứ tự nhịp nhàng của các phách mạnh và nhẹ, trong từng nhịp hoặc nhiều ô nhịp, đem lại vận động và sức sống cho âm nhạc. [Anh: Rhythm, Đức: Rhythmus, :Ritme, Pháp: Rythme].
Tổ khúc: Bản nhạc ghép nhiều bài ngắn th­ờng là nhạc múa, t­ơng phản về điệu thức, tốc độ, tiết tấu v.v.. [Pháp: Suite].
Tốc độ: Độ nhanh, chậm trong sự thể hiện âm nhạc, còn gọi là nhịp độ. Máy gõ nhịp do Manden chế tạo từ năm 1816 ghi rõ tốc độ bằng con số chính xác mỗi phút bao nhiêu phách [Pháp: Mouvement].
Trống: Nhạc cụ gõ thân tròn rỗng có một hoặc hai mặt căng da, dùng cùi đánh [Anh: Drum, Đức: Trommet, Pháp: Tambour].
Trống định âm: Trống cải tiến dùng trong dàn nhạc giao h­ởng, tang hình vạc sâu làm bằng kim loại, mặt b­ng da có vành đai bắt ốc để thay đổi cao độ. Dùng cùi đầu gỗ, da, nỉ, cao su v.v và tuỳ cách đánh có thể thay đổi độ mạnh và màu sắc tiếng trống [Anh: Kettledrum, Đức: Pauke, Pháp: Timbales, : Timpani].

Ư

ứng diễn, ứng tác, ứng tấu: Chơi nhạc không cần bài ghi sẵn hoặc chuẩn bị tr­ớc.
[Anh: Impovise, Pháp: improviser].

V

Vê: Diễn tấu nốt nhạc hoặc một hợp âm nhiều lần rất nhanh [: Tremolo]
Vi: Cung kéo căng bằng lông đuôi ngựa dùng cho một số nhạc khí như nhị, hồ, viôlông [Pháp:Arobet, : Arco].

X

X­ướng âm: Hát những nốt ghi trên khuông nhạc đúng nhịp phách, cao độ, tr­ờng độ và sắc thái [Pháp: Solfège, : Solfeggio].

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
  • Email
  • In

Có liên quan

Video liên quan

Chủ Đề