Theo bạn, khoa học có vai trò, ý nghĩa như thế nào trong học tập và trong cuộc sống *

Các em đã nắm và hiểu được khái niệm của 2 từ “học tập” chưa? Nếu hiểu đúng hàm ý của từ “học tập” thì các em mới biết cách để chinh phục nó và đạt thành tích được. Hôm nay, trung tâm gia sư Tiên Phong sẽ giúp các em nắm rõ hơn về khái niệm học tập là gì này nhé!

Mẹo tham khảo: Cách tính nhẩm nhanh và hiệu quả

Xem thêm: Học nghề gì để lập nghiệp

Theo các nghiên cứu và các sách từ điển thì học tập là:

  • Học và luyện tập để hiểu biết, để có các kỹ năng, để gặt hái được tri thức cho bản thân.
  • Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các thông tin khác nhau.
  • Học và rèn luyện để hiểu biết, trang bị các kỹ năng và tri thức: kết quả học tập, siêng năng học tập. Làm theo gương tốt: học tập lẫn nhau, học tập kinh nghiệm.
  • Ngoài ra, nếu định nghĩa theo các nhà tâm lý thì học tập là một sự thay đổi tương đối lâu dài về hành vi, là kết quả của các trãi nghiệm.
  • Học tập là hiểu sâu, hiểu rộng hơn vấn đề, lĩnh vực mà ta muốn biết. Giúp ta trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, làm tăng sự sáng tạo và trí tuệ, để chúng ta áp dụng được vào đời sống và xã hội.

Xem thêm: Học đại học để làm gì

Các câu danh ngôn về học tập:

  • “Học, học nữa, học mãi” Lenin
  • “Âú nhi học, tráng nhi hành” luận ngữ
  • Học thầy không tày học bạn.
  • Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
  • Ngọc không mài không thành ngọc quý. Người không học không biết đạo lý
  • Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
  • Học ăn, học nói, học gói, học mở.
  • Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.
  • Người không học như ngọc không mài.
  • Học không hiểu, học không hành là học như vẹt.
  • Bộ long làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người.

Qua các khái niệm nêu ở trên, chắc hẳn các em đã hiểu được tầm quan trọng của việc học tập. Sống trong một xã hội phát triển như ngày nay, nếu các em không chăm chỉ học hành, rèn luyện tính cách, trao dồi cho mình các kiến thức cần thiết, thì các em sẽ là người thất bại thảm hại trong cuộc sống.

Xem thêm: Một số phương pháp học tập hiệu quả

Xã hội càng phát triển, thì các em càng phải đẩy mạnh và đầu tư nhiều hơn cho việc học của mình. Học là phải thật sự học, nghiêm túc và có một sự nghiêm khắc với bản thân thì chính các em mới thật sự tiến bộ. Học nhiều không bao giờ là dư, là vô ích cả. Chỉ có không học mới thật tệ hại và vô dụng mà thôi. Khi bạn đã chú tâm vào việc học, bạn sẽ đạt được những thành tích mà bạn mong muốn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy niềm vui trong việc học tập của mình và cứ thế bạn sẽ có động lực để tiếp tục.

Khi đã hiểu được đúng nghĩa của khái niệm học tập thì ngay từ bây giờ, các em phải lên kế hoạch cũng như những phương pháp cụ thể cho việc học của mình. Hãy thật nghiêm túc và đặt 1 mốc thời gian cho mình có động lực phấn đấu. Suy nghĩ và vẽ ra cho mình một thời khóa biểu cá nhân, ghi rõ chi tiết các công việc, kế hoạch mà các em đặt ra để làm trong ngày. Dán nó lên bàn học hoặc những nơi mà các em thường thấy để tiện theo dõi. Một chú ý là các em phải hoàn thành các mục tiêu mà mình đặt ra, như thế thì các em mới thành công.

Hãy nhớ một điều: Thành công sẽ đến với những người siêng năng chứ không đến với những kẻ lười biếng. Trong việc học cũng thế thôi, hãy đầu tư thì các em sẽ nhận lại trong tương lai gấp bội lần.

Xem thêm: Giải pháp nào cho học sinh mất căn bản lấy lại kiến thức?

Chúc các em thành công trong cuộc sống. Hãy like và share để các bạn mình cùng nắm với nha! Nếu các em có điều gì khó khăn hay thắc mắc, hãy comment để trung tâm hỗ trợ nhiệt tình các em nhé!

Trung tâm gia sư dạy kèm uy tín với 8 năm hoạt động và hàng ngàn gia sư chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về dạy kèm tại nhà. Chúng tôi cung cấp gia sư và các bài viết hữu ích liên quan tới chủ đề giáo dục mà quý khách cần tìm hiểu. Mọi đóng góp về hoạt động, góp ý, quảng cáo vui lòng liên hệ số hotline hoặc email bên dưới. Xin cám ơn

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 19-04-2021

Chắc chắn hiện nay không ít các bạn sinh viên luôn thắc mắc là tại sao sinh viên luôn được nhà trường và khoa chuyên môn khuyến khích nên tham gia các dự án nghiên cứu khoa học ?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết phải hiểu nghiên cứu khoa học là gì ?

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC [NCKH]

Có thể hiểu đơn giản NCKH là một dự án nhóm. Dự án này giúp các bạn sinh viên có thể vận dụng vận dụng và thực hành lý thuyết đã và đang được học để giải quyết các vấn đề trong thực tế dưới sự hướng dẫn của các giảng viên. Do đó, việc thực hiện các đề tài NCKH giúp cho các bạn sinh viên thu được thêm rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quãng thời gian còn là sinh viên.

Sinh viên NCKH là một trong những phương thức học tập hiệu quả nhất hiện nay, bởi trong quá trình nghiên cứu, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau: qua bài giảng trên lớp, nghiên cứu tài liệu, sách, báo trên Internet, hoặc các sản phẩm thực tiễn trong cuộc sống… qua đó tạo cho mình cách học tập khoa học và khơi gợi khả năng sáng tạo. Có thể khẳng định rằng, sinh viên tham gia NCKH sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân.

NHỮNG LỢI ÍCH CHUNG CHO SINH VIÊN TỪ VIỆC THAM GIA NCKH

Thứ nhất, NCKH không những giúp sinh viên nắm chắc kiến thức mà còn tiếp cận nhiều hơn kiến thức mới

Mỗi sinh viên thi tham gia NCKH đều đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức cơ bản, nhưng không chỉ dừng lại ở các kiến thức đó, trong quá trình nghiên cứu còn đòi hỏi người nghiên cứu không ngừng bổ sung, hoàn thiện kiến thức của mình. Do đó việc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cần thiết. Điều này tạo cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu và kiến thức phục vụ cho đề tài của mình sẽ tăng lên. Đồng thời, các bạn có cơ hội được làm việc cùng với giảng viên hướng dẫn nên sẽ được định hướng và chỉ dẫn thấu đáo hơn đối với các vấn đề nghiên cứu.

Thứ hai, NCKH giúp sinh viên phát triển và rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ được tiếp cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài sinh viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Đối với đề tài khoa học do một nhóm từ hai sinh viên trở lên cùng thực hiện thì việc cùng thực hiện một đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viên phát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là biết phân công công việc phù hợp với khả năng và sở trường của từng thành viên.

Thứ ba, phát triển và rèn luyện kĩ năng mềm trong đó có kỹ năng thuyết trình để bảo vệ đề tài nghiên cứu của mình

Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng khoa học.  Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình.

Thứ tư, cải thiện tiếng Anh chuyên ngành

Khi tham gia dự án NCKH, các bạn sinh viên sẽ được cải thiện thêm tiếng Anh chuyên ngành, có kinh nghiệm trong việc đọc, tìm tài liệu, cách trích dẫn tài liệu, tổng hợp phân tích báo cáo. Những điểm thuận lợi này cũng giúp sinh viên nâng cao kỹ năng viết chuyên đề, viết luận văn tốt nghiệp và những kỹ năng viết báo cáo khi đi làm.

Thứ năm, thiết lập thêm các mối quan hệ mới

NCKH tạo môi trường để mở rộng mối quan hệ với bạn bè, anh chị, thầy cô trong Khoa, Trường và các tổ chức, cơ quan bên ngoài xã hội. Nắm trong tay những mối quan hệ tốt đẹp đó cũng là một lợi thế, để sinh viên có thể học hỏi, mở mang tầm kiến thức đa đạng và phong phú hơn… Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho sinh viên khi xin việc sau này.

 Thứ sáu, xây dựng hành trang cho mình bằng những thành tích đạt được và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoa học, sinh viên còn tạo dựng được những thành tích tốt trong quá trình học tập. Đồng thời, những đề tài đạt giải được Khoa, nhà trường và các tổ chức trong xã hội khen thưởng. Đây cũng là cách thức giúp xây dựng hành trang trước khi tốt nghiệp của mình. Với những thành tích đạt được trong quá trình học tập, những sinh viên tích cực NCKH sẽ được các tổ chức, doanh nghiệp để ý đến và tạo cơ hội việc làm ưu tiên là điều đương nhiên.

LỢI ÍCH TĂNG THÊM KHI NCKH TẠI KHOA XUẤT BẢN, PHÁT HÀNH

Những lợi ích ở trên là những lợi ích chung nhất cho sinh viên khi nghiên cứu khoa học, còn nếu sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại khoa Xuất bản, Phát hành thì ngoài những lợi ích kể trên thì các bạn còn được Khoa xét thưởng 3 đến 5 triệu đồng/đề tài [ bên cạnh kinh phí trường cấp là 5 triệu/đề tài] và được Khoa hỗ trợ sử dụng một số phương tiện, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Nhằm giúp sinh viên đạt được kết quả cao nhất trong quá trình thực hiện đề tài, Khoa cũng tổ chức các buổi hướng dẫn kỹ năng NCKH, quy trình nghiên cứu, thực hành phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS, kỹ năng viết báo cáo và thuyết trình giúp cho sinh viên có đầy đủ nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, tiếp cận phương pháp và kỹ năng triển khai thực hiện đề tài.

Hơn nữa, sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, các em sẽ được Khoa ưu tiên tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học; ưu tiên xét cấp học bổng, xét các danh  hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích trong NCKH; tính điểm rèn luyện sinh viên và cấp Giấy chứng nhận NCKH của Khoa Xuất bản, Phát hành [khi xin việc, hồ sơ của sinh viên sẽ được đánh giá cao hơn nếu có giấy chứng nhận này]. Đối với những đề tài có tính khoa học cao, ứng dụng trong thực tiễn sẽ được phát triển bồi dưỡng thêm để tham dự tiếp các giải nghiên cứu khoa học ở cấp trường, cấp bộ …

 Nói tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học giúp các bạn sinh viên xây dựng và phát triển được tính năng động, sáng tạo, khả năng tư duy độc lập, tự nghiên cứu và khả năng làm việc nhóm của mình. Qua đó cũng giúp sinh viên trau dồi kiến thức, phát huy những điểm mạnh, áp dụng khoa học công nghệ vào giải quyết vấn đề thực tiễn, tích lũy kỹ năng nghề nghiệp… để đảm bảo sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

ThS. Nguyễn Ngọc Thanh

Giảng viên khoa Xuất bản, Phát hành

Chủ Đề