Theo em cần làm gì để nâng cao hiệu quả sử dụng của phân hữu cơ

Cũng đã tìm hiểu các loại phân hữu cơ như thế rồi. Vậy cùng đọc để biết các cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả thôi nào.

Đầu tiên đó là cách bà con chúng ta vẫn dùng từ Bắc vào Nam. Đó là:

Ủ hoai

Các loại phân hữu cơ tự nhiên như phân chuồng, phân bắc, phân rác, than bùn trước khi sử dụng nhất thiết phải được ủ hoai. Bón phân tươi có nhiều tác hại như các chất dinh dưỡng chưa phân giải cây không sử dụng được. Trong đất (nhất là đất ngập nước thiếu không khí), phân tươi sinh ra các chất có hại cho rễ cây, trong phân tươi có nhiều sinh vật hại cho người (như trứng giun đũa, vi khuẩn gây bệnh đường ruột), nhiều vi sinh vật gây bệnh cây và hạt cỏ dại.

Lợi ích của việc ủ hoai phân hữu cơ là:

  • Chuyển hóa các chất hữu cơ thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây.
  • Phân hữu cơ ủ hoai có hàm lượng chất mùn cao, bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu.
  • Phân hữu cơ sau khi ủ hoai tiêu diệt được phần lớn các sinh vật có hại cho người, cho cây và hạt cỏ dại có trong phân tươi.
  • Ủ phân tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích phát triển, không sinh ra các chất có hại cho rễ khi bón vào đất kể cả đất ngập nước.
  • Phương pháp ủ đơn giản, dễ làm. Các phương pháp chế biến công nghệ ngày càng cải tiến và phát triển góp phần nâng cao chất lượng phân, mang lại nhiều lợi ích cho sản xuất nông nghiệp và môi trường.

 Bón vào đất

  • Phân hữu cơ chủ yếu dùng bón lót xuống đất trước khi gieo để có thời gian cho chất hữu cơ phân giải và vi sinh vật phát triển.
  • Một số loại phân chế biến công nghệ do tỉ lệ chất hữu cơ phân hủy đã khá cao, đồng thời có bổ sung chất dinh dưỡng vô cơ, ngoài bón lót là chính có thể dùng bón thúc ở giai đoạn đầu.
  • Khi bón nên trộn đều với đất hoặc vùi dưới lớp đất mỏng để hạn chế mất dinh dưỡng và tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển.
  • Với lúa và các cây hoa màu ngắn ngày (ngô, khoai rau, đậu, rau…) rải đều lên mặt ruộng hoặc mặt luống rồi trộn đều với đất mặt. Khi làm đất lần cuối hoặc bón lót theo hàng, theo hốc, phủ lớp đất mỏng rồi gieo trồng.
  • Với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bón lót vào hố trước khi trồng hoặc bón quanh gốc theo chu vi hình chiếu tán lá cây bằng cách đào rãnh hoặc với lớp đất mặt, rải phân, lấp đất rồi tưới nước.

Phun lên lá

Các phân hữu cơ bón lá thì hòa nước phun lên lá theo nồng độ và liều lượng của từng loại phân.

Trộn hạt giống

Phân hữu cơ vi sinh ngoài bón vào đất còn có thể trộn với hạt giống khi gieo. Khi rễ cây phát triển cũng là lúc vi sinh vật sinh sản, hoạt động mạnh sẽ có tác dụng tốt hơn, đồng thời tiết kiệm lượng phân. Thường sử dụng vi sinh vật nốt sần cố định đạm trộn với hạt giống đậu khi gieo, nhất là ở những đất đã lâu hoặc chưa từng trồng đậu.

Phối hợp bón phân hữu cơ với phân vô cơ

Việc bón phân cho cây trồng đồng thời phải đạt 2 yêu cầu cơ bản là tăng năng suất cây trồnggiữ gìn cải tiến độ phì nhiêu cho đất. Thực hiện 2 yêu cầu này, biện pháp quan trọng là phối hợp Suý thích đáng phân hữu cơ và phân vô cơ. Từ năm 1993, tổ chức lương thực – nông nghiệp thế giới (FAO) đã đề xướng một chương trình sử dụng tổng hợp phân hữu cơ và phân vô cơ được nhiều nước áp dụng.

Tham khảo: Tại sao chúng ta phải bón phân và 2 tuyệt chiêu mang lại hiệu quả cao tại đây?

Liều lượng sử dụng

Liều lượng sử dụng phân hữu cơ nói chung cao hơn phân vô cơ. Với lúa và rau màu ngắn ngày các phân hữu cơ tự nhiên như phân trâu, bò, phân xanh, phân rác sau khi ủ hoai trung bình 10 – 12 tấn/ha/vụ.

Với các phân có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn như phân bắc, phân gà, phân dơi, xác mắm, bã đậu lượng sử dụng trung bình chỉ 3 – 5 tấn/ha.

Các phân hữu cơ đã qua chế biến công nghệ như phân hữu cơ sinh học, hữu cơ – khoáng, hữu cơ – vi sinh, lượng sử dụng trung bình 0,5 – 1 tấn/ha cho 1 vụ gieo trồng. Phân vi sinh lượng sử dụng thấp hơn, nếu bón vào đất trung bình 50 – 100 kg/ha, nếu xử lý hạt giống chỉ cần 1 – 3 kg/ha.

Với các cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, phân chuồng hoại dùng bón lót cho 1 hố từ 10 – 20 kg, nếu tính cho 1 ha phải cần 50 – 100 tấn, tuy vậy vài năm sau mới cần bón bổ sung 1 lần.

Các vùng đất nghèo hữu cơ như đất bạc màu, đất cát, đất xám nhất thiết phải bón phân hữu cơ. Ngoài việc tận dụng phần gia súc, phân bắc, nông dân ở các vùng này cũng có tập quán dùng các cây họ đậu trồng xen, luân canh hoặc tận dùng đất không canh tác để trồng làm phân xanh, là biện pháp mang lại lợi ích nhiều về kinh tế, đất đai và môi trường.

Việc quan trọng là bà con chọn đúng loại phân thích hợp, và thực hiện 4 đúng nhé bà con!

Việc sử dụng phân bón hóa học một cách tràn lan trong thời gian dài đã khiến nguồn đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng. Việc thay đổi loại phân bón hóa học đang sử dụng sang các loại phân bón hữu cơ sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất hiệu quả, trả lại cho đất lượng lượng hữu cơ đã bị mất. Đây được coi là giải pháp tối ưu nhất để phục hồi đất sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay.     

Theo em cần làm gì để nâng cao hiệu quả sử dụng của phân hữu cơ

I. Phân loại phân bón hữu cơ.

 Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại phân bón hữu cơ, và được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu được phân thành 2 loại chính (Phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ được chế biến công nghiệp):

- Phân  hữu cơ truyền thống bao gồm các loại phân rác, phân xanh, phân chuồng…

- Phân hữu cơ chế biến công nghiêp bao gồm các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh vật, phân hữu cơ, phân bón lá hữu cơ, phân hữu cơ -  khoáng.

II. Các phương pháp chế biến phân bón hữu cơ.

Trên thực tế có nhiều cách để chế biến phân bón hữu cơ: chế biến thô sơ và chế biến công nghệ.

-  Phương pháp chế biến thô sơ nhà nông hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Phương pháp này thường áp dụng trong cho phân chuồng, phân rác, phân xanh, than bùn.

- Phương pháp công nghệ vi sinh, tức sử dụng các vi sinh vật để chế biến phân. Phương pháp này thường được áp dụng trong chế biến các nguồn hữu cơ ít vi sinh vật: rác thải đô thị, than bùn và các chất hữu cơ khó phân hủy như vỏ trấu, vỏ hạt cà phê, bôt gỗ, thân vỏ cây…Các chế phẩm được sử dụng phương pháp chế biến này thường được gọi là phân hữu cơ sinh học.

- Phương pháp chế biến than bùn, gồm hai giai đoạn: giai đoạn hoạt hóa và giai đoạn dưỡng hóa. Phân hữu cơ chế biến  từ than bùn ngoài việc cung cấp chất mùn humat còn có vai trò là chất mang, giúp các chất dinh dưỡng khoáng ít bị rửa trôi, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật tồn tại và phát triển.

III. Công dụng của phân hữu cơ.

1. Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đầy đủ, cân đối, bền vững.

Trong các loại phân bón hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra trong phân bón hữu cơ còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối. Phân hữu cơ sẽ không bị mất cân bằng dinh dưỡng khi cung cấp cho cây trồng như khi sử dụng phân bón hóa học.

Các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.

Đặc biệt trong các loại phân hữu cơ còn có các loại vi sinh vật hữu ích: vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo… khi sử dụng cho cây trồng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại.

2. Giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định.

Khi bón xuống đất phân hữu cơ phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axít hữu cơ: axit humic, axit fulvic… kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp các chất axit này được phun lên lá cũng sẽ giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây trồng.

3. Tăng chất lượng nông sản.

 Việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cây trồng cho nông sản có chất lượng cao hơn so với việc sử dụng phân bón vô cơ. Đối với phân hữu cơ sau khi được chế biến sẽ loại bỏ được các yếu tố độc hại với con người, không để lại tồn dư hóa chất trong nông sản như sử dụng các loại phân bón vô cơ. Vì trong phân bón hữu cơ đã có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng cùng hệ thống vi sinh vật hữu ích giúp nhà nông hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm luôn an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng.

4. Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn, cân bằng vi sinh vật trong đất.

Dưới tác động của môi trường, các chất hữu cơ trong đất được phân giải và tích lũy dần giúp hàm lượng dinh dưỡng trong đất ngày càng cao.

Phân hữu cơ phân giải tạo ra chất mùn, tạo nên sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ có kết cấu mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

Phân hữu cơ sẽ cải tạo đất tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống vi sinh vật phát triển, hạn chế các vi sinh vật gây hại cây trồng, điều đó góp phần cải tiến hệ thống vi sinh vật trong đất theo hướng có lợi cho đất và cây trồng.

5. Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất

Các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ- khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, chính vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn.

6. Cải tạo đất trồng.

Phân bón hữu cơ có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng, đặc biệt đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp nói chung của nước ta.

7. Không gây ô nhiễm môi trường

Không giống như phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Các chất có gốc muối sufat, clor, nitrat… có trong phân hóa học khi kết hợp với các ion tự do trong đất sẽ tạo thành các axit làm đất bị chua, khi các chất độc này ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu của đất, giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.

8. Bón phân hữu cơ giúp nhà nông tiết kiệm nước tưới

Việc sử dụng phân bón hữu cơ thường xuyên trong thời gian dài sẽ cải tạo đất trồng hiệu quả, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm. Chính vì thế giúp hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên. Giúp nhà nông tiết kiệm chi phí, công sức nhưng cây trồng vẫn phát triển cân đối.

9. Hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơ

Tác hại của phân bón vô cơ đối với con ngừoi, môi trường đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp đã quá rõ ràng. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúpgiảm lượng phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, phục hồi đất canh tác, giúp cây trồng phát triển cân đối. Đây là giải pháp tối ưu nhất cho nền nông nghiệp nước ta lúc này.

10. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tốt cho con người, vật nuôi.

Việc sử dụng phân bón vô cơ trong không đúng quy cách sẽ khiến nông sản bị tồn dư các hóa chất độc hại, làm giảm lượng chất dinh dưỡng có nông nông sản, từ đó nông sản sẽ giá trị thấp. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp nông sản không bị tồn dư các hóa chất độc hại, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm. Cho nên việc sử dụng phân bón hữu cơ rất an toàn cho con người.

Phân bón vô cơ chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, chính vì thế cần phải thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho đất, một số trường hợp phân vô cơ cây không hấp thụ được gây lãng phí, phân tích tụ trong đất gây ô nhiễm môi trường. Lợi ích của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đã được minh chứng từ hàng ngàn năm nay. Từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng phân bón hữu cơ cho canh tác nông nghiệp. Phân bón hữu cơ không để lại những hậu quả đối với môi trường, sức khỏe như phân bón vô cơ. Việc sử dụng phân bón hữu cơ là con đường giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

Tuyên Huấn