Theo quy định hiện hành người học tại cơ sở giáo dục đại học không bao gồm

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Căn cứ vào Điều 59 của Luật Giáo dục đại học thì người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm:

Điều 59. Người học

Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.”

Theo quy định tại Điều 61 của Luật Giáo dục đại học về các hành vi người học không được làm đó là:

1. Cũng như giảng viên, người học không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác. Vì bất khả xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm vốn dĩ là quyền cơ bản của con người, được ghi nhận không chỉ trong Hiến pháp nước ta mà còn nhiều bộ luật khác trên thế giới. Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm ở mức độ nhẹ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, mức độ nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay. Điều này cũng đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước ta năm 2013 như sau:

Điều 20.

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

2. Sinh viên, học viên hay nghiên cứu sinh thì không được gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. Tuy Luật Giáo dục đại học đã quy định đây là hành vi không được làm nhưng trên thực tế, việc này xảy ra không những nhiều mà còn ở mức độ thường xuyên, không khó bắt gặp. Vì thế chúng ta cần có cơ chế giám sát sát sao hơn hoặc thanh tra kiểm tra bất chợt trong các kỳ tuyển sinh đại học, hay kỳ thi cuối kỳ học.

3. Người học không được tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Tệ nạn xã hội được hiểu là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có dấu hiệu vi phạm pháp luật biểu hiện bằng những hành vi không đúng chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, trái thuần phong mỹ tục như: Thói hư, tật xấu; Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu; Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín dị đoan,… Còn hành vi gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Những người học tại các cơ sở giáo dục đại học đều không còn những người chưa thành niên nên nhận thức được hầu hết các hành vi của mình là phạm pháp hay không phạm pháp; nhưng đặc biệt những sinh viên năm nhất của trường đại học khi vừa phải sống xa nhà lại vừa chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng sống, rất dễ bị dụ dỗ tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự, tụ tập và tổ chức đua xe trái phép,… Điều đó lại càng cho thấy tầm quan trọng của giáo dục để định hướng và dìu dắt người học đi đúng con đường mà họ chọn.

4. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật. Điều này không chỉ người học không được làm mà là một công dân trong xã hội cũng cần sống thượng tôn pháp luật, không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học

Luật Hoàng Anh

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Căn cứ vào Điều 59 của Luật Giáo dục đại học thì người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm:

Điều 59. Người học

Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.”

Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Căn cứ vào Điều 60 của Luật Giáo dục đại học nhiệm vụ và quyền của người học tại các cơ sở giáo dục đại học như sau:

1. Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.

2. Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.

3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Luật Giáo dục đại học cũng quy định về các hành vi người học không được làm tương ứng với nhiệm vụ này đó là:

Điều 61. Các hành vi người học không được làm

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

4. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.”

4. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.

5. Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

Theo Khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, thì hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và các hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.

6. Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.

7. Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội. Ví dụ sinh viên của chương trình đào tạo đại học là thân nhân của người có công với cách mạng thì được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020:

Điều 5. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng

Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:

1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;

2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:

d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;

đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;”

Ngoài ra, sinh viên học chương trình đào tạo đại học còn được hưởng các chính sách miễn, giảm học phí tại nơi mình học nếu thuộc các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi giáo dục theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo:

* Đối tượng không phải đóng học phí

Theo đó, 02 đối tượng không phải đóng học phí, gồm học sinh tiểu học trường công lập và người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

* Đối tượng được miễn đóng học phí ví dụ như sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ,…

8. Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học

Luật Hoàng Anh