Thi bác sĩ chính 2023

10:09, 19/09/2022

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai hoạt động Y học gia đình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025.

Kế hoạch triển khai hoạt động Y học gia đình trên địa bàn tỉnh dựa trên nguyên tắc cung cấp dịch vụ chăm sóc liên tục, toàn diện, phối hợp, dựa vào cộng đồng và gia đình, chăm sóc theo hướng dự phòng dựa trên bằng chứng, dễ tiếp cận với mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm quá tải cho các bệnh viện.

Kế hoạch được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2022 - 2023, thực hiện thí điểm tại 21 xã, phường trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Giai đoạn 2024 - 2025, nhân rộng mô hình đến ít nhất 80% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Đối tượng hoạt động các cơ sở Y học gia đình gồm: trạm y tế xã, phường, thị trấn, bệnh xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức [gọi tắt là trạm y tế]; phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa tư nhân; phòng khám đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực, phòng khám chuyên khoa thuộc trung tâm y tế huyện, phòng khám quân dân y; khoa khám bệnh thuộc bệnh viện thị xã, thành phố hoặc trung tâm y tế các huyện hoặc bệnh viện của trường đại học y.

Thực hiện tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi [Ảnh minh họa].

Mục tiêu cụ thể: đến năm 2023, 100% bác sĩ công tác tại các trạm y tế trên địa bàn tỉnh được đào tạo về Y học gia đình; 100% các trạm y tế trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình; 100% các trạm y tế hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình, có viên chức được đào tạo về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý Y học gia đình; ít nhất 80% dân số trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột được quản lý, theo dõi sức khỏe.

Đến năm 2025, tối thiểu 80% trạm y tế trên địa bàn tỉnh triển khai mô hình trạm y tế hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình; ít nhất 80% dân số trên toàn tỉnh được quản lý, theo dõi sức khỏe; khuyến khích phát triển và nhân rộng phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân và phòng khám bác sĩ gia đình thuộc bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị thực hiện chức năng khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

Lộ trình thực hiện kế hoạch: Giai đoạn 2022 - 2023 hoàn thiện đề án, xây dựng mô hình trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình, các điều kiện để hoạt động. Đào tạo nguồn nhân lực: Sở Y tế chủ trì tổ chức đào tạo cho các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, nữ hộ sinh và các bộ quản lý của trạm y tế xã theo nguyên lý Y học gia đình. Triển khai thí điểm mô hình 21 trạm y tế xã/phường và một số phòng khám bác sĩ gia đình trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình.

Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu theo Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế đối với người dân trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Quản lý bệnh không lây nhiễm theo Quyết định số 2559/QĐ-BYT ngày 20/4/2018 của Bộ Y tế, trước mắt thực hiện quản lý bệnh tiểu đường, huyết áp, hen phế quản… đối với người dân trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

Triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản theo Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế tại 21 trạm y tế triển khai thí điểm. Ứng dụng và triển khai phần mềm quản lý sức khỏe người dân trên phạm vi toàn tỉnh để thu thập thông tin, cập nhật hồ sơ sức khỏe của người bệnh vào phần mềm quản lý thông qua các đợt khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Riêng đối với 21 trạm y tế xã, phường được chọn triển khai thí điểm sẽ thực hiện thu thập thông tin toàn bộ người dân trên địa bàn để cập nhật hồ sơ sức khỏe của người dân vào phần mềm quản lý.

Giai đoạn 2024 – 2025: duy trì 21 trạm y tế hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình đã triển khai tại giai đoạn 2021 - 2022.  Hằng năm triển khai mới ít nhất 3 trạm/1 huyện/thị xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình, đảm bảo đến năm 2025 đạt 147 trạm y tế trên toàn tỉnh [chiếm 80%].

Triển khai các phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân, phòng khám bác sĩ gia đình tại các trung tâm y tế tuyến huyện, bệnh viện đa khoa thị xã, thành phố theo nhu cầu của cá nhân, đơn vị đáp ứng quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành. Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu theo Quyết định số 831/QĐ-BYT đối với ít nhất 80% dân số trên địa bàn tỉnh. Quản lý bệnh không lây nhiễm theo Quyết định số 2559/QĐ-BYT đối với ít nhất 80% dân số trên địa bàn tỉnh. Triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản theo Thông tư số 39/2017/TT-BYT tại tất cả các trạm y tế triển khai mô hình.

Hồng Chuyên

Ngày 26/4/2022, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-BYT về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế.

Theo đó, từ ngày 10/6, sẽ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn viên chức ngành Y tế. Cụ thể:

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành y tế tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV như sau:

Đối với bác sĩ cao cấp [hạng I]

- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y học [trừ ngành y học dự phòng]; bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh [dùng cho các hạng chức danh bác sĩ].

- Sửa đổi, bổ sung điểm e và bổ sung điểm g khoản 3 Điều 4 về tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:

+ Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh bác sĩ chính [hạng II] lên chức danh bác sĩ cao cấp [hạng I] phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ chính [hạng II] hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm.

+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Đối với bác sĩ chính [hạng II]

- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y học [trừ ngành y học dự phòng]; bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Răng - Hàm - Mặt.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh [dùng cho các hạng chức danh bác sĩ].

- Sửa đổi, bổ sung điểm g và bổ sung điểm h khoản 3 Điều 5 về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh bác sĩ [hạng III] lên chức danh bác sĩ chính [hạng II] phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ [hạng III] hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ nhóm ngành Y học.

+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm...

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng

Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4:

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y tế công cộng; chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Quản lý y tế; bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Y học dự phòng.

Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng [dùng cho các hạng chức danh y tế công cộng].

Sửa đổi, bổ sung điểm i và bổ sung điểm k khoản 3 Điều 4 như sau:

Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh y tế công cộng chính [hạng II] lên chức danh y tế công cộng cao cấp [hạng I] phải có thời gian giữ chức danh y tế công cộng chính [hạng II] hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm.

Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm [đủ 12 tháng] giữ chức danh y tế công cộng chính [hạng II] tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y tế công cộng; chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Quản lý y tế; bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Y học dự phòng.

Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng [dùng cho các hạng chức danh y tế công cộng].

Sửa đổi, bổ sung điểm i điểm k khoản 3 Điều 5 và bổ sung như sau:

Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh y tế công cộng [hạng III] lên chức danh y tế công cộng chính [hạng II] phải có thời gian giữ chức danh y tế công cộng [hạng III] hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm.

Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm [đủ 12 tháng] giữ chức danh y tế công cộng [hạng III] tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Y tế công cộng; đại học nhóm ngành Quản lý y tế; bác sĩ nhóm ngành Y học [trừ ngành Y học cổ truyền] và tốt nghiệp sau đại học nhóm ngành Y tế công cộng hoặc tốt nghiệp sau đại học nhóm ngành Quản lý y tế.

Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng [dùng cho các hạng chức danh y tế công cộng].

Bổ sung điểm e khoản 3 Điều 6 như sau:

Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Ngoài ra, Thông tư này còn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược;

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng;

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số;

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y./.

Nguồn: //www.moh.gov.vn

Thùy Trang


Chủ Đề