Thi bằng lái A1 bao nhiêu câu là đậu

Thi lý thuyết bằng lái xe A1 có bao nhiêu câu hỏi?

Thi lý thuyết bằng lái xe A1 có bao nhiêu câu hỏi?

Phạm Thị Kim Phụng

18/08/2021

1465 Views

Thi bằng lái A1 bao nhiêu câu là đậu

Thi lý thuyết bằng lái xe A1 có bao nhiêu câu hỏi? được rất nhiều người thắc mắc khi có nhu cầu học bằng lái A1. Đề thi lý thuyết thay đổi qua từng năm chính vì thế mà Học Lái Xe luôn cập nhật mới để mang đến những thông tin chính xác nhất cho bạn. 

Theo những cập nhật của chúng tôi, theo luật mới được cập nhật từ 1/8/2020 của Bộ GTVT thì bộ đề ôn luyện và cả đề thi đã có sự thay đổi. 

Thi lý thuyết bằng lái xe A1 có bao nhiêu câu hỏi? và tất cả những vấn đề liên quan sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi cùng Hoclaixe12h.com nhé.

Cấu trúc đề thi lý thuyết bằng lái xe A1 

Thi bằng lái A1 bao nhiêu câu là đậu

Cấu trúc đề thi lý thuyết bằng lái xe A1 

Nhằm nâng cao chất lượng chất lượng học và thi bằng lái xe máy A1 nói riêng và thi bằng lái xe máy tất cả các hạng thì Tổng Cục đường bộ Việt Nam đã phát hành bộ câu hỏi ôn luyện mới và số lượng câu hỏi trong đề thi cũng tăng lên.

Theo đó, thì Bộ câu hỏi ôn luyện sẽ tăng lên 200 câu so với trước là 150 câu và có cấu trúc được Hoclaixe12h.com tổng hợp như sau:

Nội dungSố lượng (câu)Kiến thức luật giao thông đường bộ101Biển báo giao thông65Sa hình, tình huống giao thông35

Thi lý thuyết bằng lái xe máy A1 sẽ có 25 câu hỏi và sẽ gồm 15 câu hỏi về luật giao thông đường bộ, 5 câu hỏi sa hình, và còn lại 5 câu hỏi về biển báo giao thông.

Thí sinh chỉ có 19 phút để hoàn thành phần thi lý thuyết bằng lái xe máy A1 và phải đạt 23/25 câu, bên cạnh đó sẽ không được phép sai câu điểm liệt. Nếu sai câu điểm liệt thì coi như thí sinh rớt thẳng và cần phải thi lại lý thuyết. 

Thi bằng lái A1 bao nhiêu câu là đậu

Cấu trúc đề thi lý thuyết bằng lái xe A1 

Mẹo thi lý thuyết bằng lái xe A1

Thi bằng lái A1 bao nhiêu câu là đậu

Mẹo học lý thuyết

Để giúp quý học viên có thể đạt được điểm tối đa khi thi lý thuyết bằng lái xe máy A1, Học Lái Xe 12h xin được cung cấp cho bạn thực hiện theo quy trình chuẩn sau:

Bước 1: Tham khảo bộ đề ôn luyện 

Bộ đề ôn luyện gồm 200 câu hỏi lý thuyết có trong sách, tài liệu được cung cấp khi đăng ký học và thi bằng lái xe máy A1 bạn có thể tham khảo.

Hoặc bạn có thể tham khảo thêm bộ đề online trên ứng dụng và chương trình, thực hiện một số bài thi thử trực tuyến. 

Bước 2: Tham khảo một số mẹo để thi lý thuyết, phần này sẽ giúp học viên có thể nhớ đáp án một cách chính xác hơn.

Thi bằng lái A1 bao nhiêu câu là đậu

Mẹo thi lý thuyết bằng lái xe A1

Bước 3: Lưu ý một số câu hỏi điểm liệt, học và ghi nhớ thật kỹ những câu hỏi này để tránh tình trạng đạt điểm nhưng lại không thể vượt qua kỳ thi.

Bước 4: Tiến hành luyện đề mỗi ngày, nhớ xem những giải thích bên dưới để ôn tập tốt hơn nhé.

Thi bằng lái A1 bao nhiêu câu là đậu

Làm đề thi mỗi ngày

Với những bước này Hoclaixe12h.com tin rằng cùng khả năng của bạn, chắc chắn bạn sẽ vượt qua kỳ thi lý thuyết A1 một cách dễ dàng nhất, và đạt được số điểm như mong muốn nhé. 

Nếu có nhu cầu học các hạng bằng lái xe máy, xe ô tô hãy nhanh chóng liên hệ ngay với Hoclaixe12h.com để được sắp xếp lịch học sớm nhất nhé. Trên đây là thông tin trả lời cho câu hỏi “Thi lý thuyết bằng lái xe A1 có bao nhiêu câu hỏi?” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn. Hi vọng bạn có quá trình học và thi thuận tiện và hiệu quả.

Thi lý thuyết bằng lái xe A1 có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng

Thảo Phương 2 Tháng Bảy, 2022 Bằng lái xe a1, Hỏi Đáp Chức năng bình luận bị tắt ở Thi lý thuyết bằng lái xe A1 có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng 196 Views

Mẹo khoanh trắc nghiệm thi bằng lái A1? Các câu hỏi điểm liệt thi lý thuyết bằng lái xe A1 gồm những câu nào?

Thi bằng lái A1 bao nhiêu câu là đậu

Thi lý thuyết bằng lái xe A1 có khó không?

Thi lý thuyết bằng lái xe A1 sẽ không quá khó nếu bạn chịu khó dành thời gian ôn tập và học thuộc cuốn tài liệu 200 câu hỏi lý thuyết thi bằng lái xe máy hạng A1. Theo luật thi bằng lái xe A1 mới, mỗi câu hỏi sẽ chỉ có 1 đáp án đúng, khác hẳn so với luật cũ tồn tại những câu hỏi có cùng 2 đáp án đúng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý là trong bài thi lý thuyết sẽ có 01 câu hỏi điểm liệt mà nếu bạn trả lời sai câu hỏi này thì sẽ bị đánh rớt luôn bài thi lý thuyết đấy nhé.

Thi lý thuyết bằng lái A1 bao nhiêu câu thì đậu?

Bài thi sát hạch lý thuyết bằng lái A1 theo quy định mới nhất sẽ gồm 25 câu hỏi được bốc ngẫu nhiên trong bộ đề 200 câu với thời gian làm bài là 19 phút. Để được công nhận đạt bài thi lý thuyết bằng A1, bạn phải trả lời đúng từ 21/25 câu và không được trả lời sai câu điểm liệt.

Mẹo học và thi lý thuyết bằng A1 nhanh dễ dàng?

Cách học lý thuyết bằng lái xe máy A1 nhanh, hiệu quả

  • Chú ý ôn tập và ghi nhớ kỹ 20 câu điểm liệt trong bộ đề 200 câu hỏi lý thuyết để tránh trường hợp bị truất quyền sát hạch chỉ vì trả lời sai câu hỏi điểm liệt.
  • Luyện thi thử với bộ đề thi lý thuyết nhiều lần để dễ dàng ghi nhớ 200 câu hỏi lý thuyết thi bằng lái A1.
  • Lưu ý các mẹo khoanh trắc nghiệm khi thi lý thuyết bằng A1.

Mẹo khoanh trắc nghiệm thi bằng lái A1

1. Phần câu hỏi về khái niệm và quy tắc giao thông

Câu hỏi liên quan đến khái niệm: Nhớ các khái niệm quan trọng sau để khi gặp đáp án có chứa các cụm từ liên quan ở dưới thì chọn luôn làm đáp án đúng.

  • Phần đường xe chạy: được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.
  • Làn đường: có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
  • Dải phân cách: phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.
  • Dừng xe, đỗ xe: Chọn luôn đáp án 2.
  • Người điều khiển giao thông: là cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông.
  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: chọn đáp án 2 (kể cả xe máy điện)
  • Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ: chọn đáp án 1 (xe lăn dùng cho người khuyết tật)

Câu hỏi liên quan đến con số:

  • Câu hỏi chứa đáp án có Số 5 ( 5m, 5 năm): mặc định đúng.
  • Còi xe: Chỉ được sử dụng Còi từ 5h-22h (Cấm từ 22h đến 5h sáng hôm sau).
  • Tốc độ xe cơ giới: Tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư của xe gắn máy là 40 km/h; xe mô tô và xe con trường hợp không có giải phân cách giữa là 50 km/h, có giải phân cách giữa là 60 km/h.
  • Giấy phép lái xe hạng A1: điểu khiển xe mô tô từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3
  • Tuổi : 16 tuổi – Xe gắn máy; 18 tuổi – Xe mô tô và B2.

Câu hỏi có cụm từ đặc biệt:

  • Câu hỏi mà có đáp án là cụm từ ” Bị nghiêm cấm”: mặc định chọn luôn đúng.
  • Câu hỏi bắt đầu đáp án có cụm từ ” Không được….”: chọn luôn làm đáp án đúng
  • Câu ngoại lệ: Xe công an Không phát tín hiệu ưu tiên chọn: Được vượt đảm bảo an toàn (đáp án 4).

Cả ý 1 và ý 2

  • Đáp án ” Cả ý 1 và ý 2″ phần chữ chiếm 80%: chọn luôn làm đáp án đúng.
  • 3 câu ngoại lệ lần lượt là: Luật tác hại rượu bia (Chọn 1); Tốc độ tối đa 50 (Chọn 1), Tai nạn giao thông nghiêm trọng (Chọn 1).

2. Phần câu hỏi về biển báo

Biển báo cấm: có dạng hình tròn, nền màu trắng, viền màu đỏ

  • Biển cấm xe nhỏ thì cấm xe lớn. Biển cấm xe lớn thì không cấm xe nhỏ.
  • Biển cấm xe 2 bánh thì cấm xe 3 bánh nhưng không cấm xe 4 bánh.
  • Biển cấm xe 4 bánh thì cấm xe 3 bánh nhưng không cấm xe ô tô.
  • Biển cấm rẽ trái thì cấm xe quay đầu.

Biển báo nguy hiểm: có dạng hình tam giác, nền màu vàng, viền màu đỏ, hình vẽ màu đen

Câu hỏi: “Biển báo hiệu nào giao nhau với đường ưu tiên”, hoặc ” Biển báo hiệu nào giao nhau với đường không ưu tiên” chỉ ĐƯỢC CHỌN Đáp án 1 hoặc Đáp án 2 là ý trả lời ĐÚNG (không trả lời đáp án 3 hoặc đáp án 4).

Biển hiệu lệnh: có dạng hình tròn, nền màu xanh, hình vẽ màu trắng

  • Có 2 biển tròn, xanh: chọn đáp án 3
  • Lưu ý cặp biển báo: Người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường chọn “Hình người đi lên bậc thang”; Người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường chọn “Hình người đi bộ đi xuống bậc thang”.

3. Phần câu hỏi sa hình

Luôn luôn phải nhớ quy tắc: Nhất xế – Nhị ưu – Tam đường – Tứ hướng

  • Nhất xế: Xe đã vào giao lộ –> xe vào giao lộ trước thì được đi trước.
  • Nhị ưu: Xe ưu tiên (cứu hỏa –> quân sự –> công an –> cứu thương).
  • Tam đường: Đường ưu tiên –> xe đang trên đường ưu tiên được quyền đi trước.
  • Tứ hướng: Tại ngã 3, 4 các tuyến đường cùng cấp, xe nào bên phải trống sẽ được đi trước, rồi đến xe rẽ phải, đến xe đi thẳng, xe rẽ trái đi sau cùng.

Sa hình có đèn tín hiệu: Hỏi xe nào “Vi phạm” thì loại trừ đáp án có “Xe con”

Sa hình có biển cấm dừng xe và đỗ xe: Chọn đáp án 1

Xe vi phạm quy tắc giao thông có biển chỉ dẫn: Xe con E

Sa hình có hình CSGT hoặc vòng tròn (vòng xuyến): Chọn đáp án 3.

Các câu hỏi điểm liệt thi lý thuyết bằng lái xe A1 gồm những câu nào?

Sau đây là 20 câu điểm liệt A1 bạn cần nhớ để tránh làm sai:

Câu 1: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy có bị nghiêm cấm hay không?

  1. Bị nghiêm cấm
  2. Không bị nghiêm cấm
  3. Không bị nghiêm cấm, nếu có chất ma túy ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Câu 2: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?

  1. Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp
  2. Không bị nghiêm cấm
  3. Bị nghiêm cấm.

Câu 4: Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có được quay đầu xe hay không?

  1. Được phép
  2. Không được phép
  3. Tùy từng trường hợp.

Câu 5: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy có được phép sử dụng xe để kéo hoặc đẩy các phương tiện khác khi tham gia giao thông không?

  1. Được phép
  2. Nếu phương tiện được kéo, đẩy có khối lượng nhỏ hơn phương tiện của mình
  3. Tùy trường hợp
  4. Không được phép.

Câu 6: Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy có được phép không?

  1. Được phép
  2. Tùy trường hợp
  3. Không được phép.

Câu 7: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?

  1. Được mang, vác tùy trường hợp cụ thể
  2. Không được mang, vác
  3. Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn
  4. Được mang, vác tùy theo sức khỏe của bản thân.

Câu 8: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được bám, kéo hoặc đẩy các phương thiện khác không?

  1. Được phép
  2. Được bám trong trường hợp phương tiện của mình bị hỏng
  3. Được kéo, đẩy trong trường hợp phương tiện khác bị hỏng
  4. Không được phép.

Câu 9: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được sử dụng ô khi trười mưa hay không?

  1. Được sử dụng
  2. Chỉ người ngồi sau được sử dụng
  3. Không được sử dụng
  4. Được sử dụng nếu không có áo mưa.

Câu 10: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy có được đi xe dàn hàng ngang; đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) hay không?

  1. Được phép nhưng phảo đảm bảo an toàn
  2. Không được phép
  3. Được phép tùy từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.

Câu 11: Hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được phép hay không?

  1. Không được vận chuyển
  2. Chỉ được vận chuyển khi đã chằng buộc cẩn thận
  3. Chỉ được vận chuyển vật cồng kềnh trên xe máy nếu khoảng cách về nhà ngắn hơn 2 km.

Câu 12: Hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng có được phép hay không?

  1. Chỉ được kéo nếu đã nhìn thấy trạm xăng
  2. Chỉ được thực hiện trên đường vắng phương tiện cùng tham gia giao thông.
  3. Không được phép.

Câu 13: Khi đang lên dốc người ngồi trên xe mô tô có được kéo theo người đang điều khiển xe đạp hay không?

  1. Chỉ được phép nếu cả hai đội mũ bảo hiểm
  2. Không được phép
  3. Chỉ được phép thực hiện trên đường thật vắng
  4. Chỉ được phép khi người đi xe đạp đã quá mệt.

Câu 14: Theo luật phòng chống tác hại của rượu, bia, đối tượng nào dưới đây bị cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông?

  1. Người điều khiển: Xe ô tô, xe mô tô, xe đạp, xe gắn máy
  2. Người ngồi phía sau người điều khiển xe cơ giới
  3. Người đi bộ
  4. Cả ý 1 và ý 2.

Câu 29: Cuộc đua xe chỉ được thực hiện khi nào?

  1. Diễn ra trên đường phố không có người qua lại
  2. Được người dân ủng hộ
  3. Được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Câu 30: Sử dụng rượu, bia khi lái xe, nếu bị phát hiện thì bị xử lý như thế nào?

  1. Chỉ bị nhắc nhở
  2. Bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm
  3. Không bị xử lý hình sự.

Câu 35: Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi nào không được phép?

  1. Buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy
  2. Buông một tay; sử dụng xe để chở người hoặc hàng hóa; để chân chạm xuống đất khi khởi hành
  3. Đội mũ bảo hiểm; chạy xe đúng tốc độ quy định và chấp hành đúng quy tắc giao thông đường bộ
  4. Chở người ngồi sau dưới 16 tuổi.

Câu 58: Người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?

  1. Khi tham gia giao thông đường bộ
  2. Chỉ khi đi trên đường chuyên dùng; đường cao tốc
  3. Khi tham gia giao thông trên đường tỉnh lộ hoặc quốc lộ.

Câu 76: Người lái xe phải xử lý như thế nào khi quan sát phía trước thấy người đi bộ đang sang đường tại nơi có vạch đường dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn?

  1. Giảm tốc độ, đi từ từ để vượt qua trước người đi bộ
  2. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ qua đường
  3. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ.

Câu 90: Khi đang lái xe mô tô và ô tô, nếu có nhu cầu sử dụng điện thoại để nhắn tin hoặc gọi điện, người lái xe phải thực hiện như thế nào trong các tình huống dưới đây?

  1. Giảm tốc độ để đảm bảo an toàn với xe phía trước và sử dụng điện để thoại để liên lạc.
  2. Giảm tốc độ để dừng xe ở nơi cho phép dừng xe sau đó sử dụng điện thoại để liên lạc.
  3. Tăng tốc độ để cách ra xe phía sau và sử dụng điện thoại để liên lạc.

Câu 97: Khi điều khiển xe mô tô tay ga xuống đường dốc dài, độ dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

  1. Giữ tay ga ở mức độ phù hợp, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ.
  2. Nhả hết tay ga, tắt động cơ, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ.
  3. Sử dụng phanh trước để giảm tốc độ kết hợp với tắt chìa khóa điện của xe.

Điểm lý thuyết thi bằng lái A1 được bảo lưu bao lâu?

Khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có quy định việc tham gia sát hạch bằng lái xe hạng A1 thì có thể bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết, thời gian bảo lưu kết quả là 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch. Vì vậy, điểm lý thuyết thi bằng lái A1 sẽ được bảo lưu trong thời gian 01 năm tính từ ngày được công nhận đạt kết quả sát hạch.

Trường hợp bạn trượt bài thi thực hành, bạn đăng ký thi lại bằng A1 trong thời hạn 01 năm tính từ ngày đạt kết quả sát hạch lý thuyết lần gần nhất, bạn chỉ cần đăng ký thi lại phần thi sát hạch thực hành mà không cần phải thi lại lý thuyết.

Thi thử lý thuyết bằng lái xe A1 online ở đâu?

Hiện nay các trung tâm dạy lái xe nơi bạn đăng ký học thi sát hạch bằng lái xe máy A1 đều có các phần mềm thi thử lý thuyết online để học viên được luyện tập. Hoặc bạn cũng có thể tải hoàn toàn miễn phí các ứng dụng thi bằng lái xe A1 tốt nhất trên Android, iOS để luyện tập thêm tại nhà.

Ứng dụng: Thi thử bằng lái xe A1

Thi bằng lái A1 bao nhiêu câu là đậu
Hình ảnh ứng dụng “Thi thử bằng lái xe A1”

Ứng dụng: 200 Câu hỏi Ôn thi GPLX Máy

Thi bằng lái A1 bao nhiêu câu là đậu
Hình ảnh ứng dụng “200 Câu hỏi Ôn thi GPLX Máy”

Ứng dụng: Luyện Thi Bằng Lái Xe Máy A1

Thi bằng lái A1 bao nhiêu câu là đậu
Hình ảnh ứng dụng “Luyện Thi Bằng Lái Xe Máy A1”

CÂU HỎI VỀ BẰNG LÁI XE A1

  • Hồ sơ thủ tục đổi bằng lái xe A1 cần những gì? Đổi ở đâu? Bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
  • Thi lý thuyết bằng lái xe A1 có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Quy định thi lại bằng lái xe A1 được thi lại mấy lần? Hết bao nhiêu tiền? Thời gian bao lâu?
  • Làm lại bằng lái xe A1 cần những gì? Làm ở đâu? Bao nhiêu tiền?
  • Học bằng lái xe A1 học phí bao nhiêu? Bao lâu có bằng? Hồ sơ thủ tục bao gồm những gì?
  • Bằng lái xe A1 và A2 khác gì nhau? Nên học bằng lái xe nào? Hình thức học và thi sát hạch có khác nhau không?
  • Bằng lái xe A1 là gì? Lái được xe gì? Có thời hạn bao lâu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Thi lý thuyết bằng lái xe A1 có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe A2 có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe A3 có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe A4 có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe B1 có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe B11 có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe B12 có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe B2 có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe C có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe D có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe E có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe F có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe FB2 có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe FC có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe FD có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng
  • Thi lý thuyết bằng lái xe FE có khó không? Bao nhiêu câu thì đậu? Mẹo học và thi lý thuyết nhanh dễ dàng

    Thi lý thuyết A1 bao nhiêu câu lạ đâu 2022?

    Như vậy đối với thi lý thuyết A1 số câu hỏi lý thuyết cần đúng tối thiểu là 21 câu và yêu cầu không được phép sai câu điểm liệt.

    Thi lý thuyết xe máy phải dùng bao nhiêu câu?

    Để qua được phần thi bằng lái xe máy lý thuyết bao nhiêu câu, bạn cần phải đạt 21/25 câu trở lên và đảm bảo không sai vào các câu điểm liệt. Nếu không đủ số câu, bạn sẽ không được thi tiếp phần thực hành.

    Thi bằng lái xe sai bao nhiêu câu thi trượt?

    Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, ngoài việc tăng thêm số lượng câu hỏi trong phần thi sát hạch lý thuyết để cấp giấy phép lái xe, Tổng cục cũng đưa vào bộ đề thi giấy phép lái xe mới từ 1.6 tới đây với 60 câu điểm liệt. Theo đó, học viên chỉ cần trả lời sai một câu điểm liệt sẽ trượt.

    Thi bằng lái xe A1 hết bao nhiêu tiền?

    Lệ phí thi lại bằng lái xe máy A1 Cụ thể: Lệ phí thi lại lý thuyết trong khoảng từ 40.000 – 80.000 đồng. Lệ phí thi lại thực hành trong khoảng từ 50.000 – 100.000 đồng.