Thi đánh giá năng lục là gì

Ngoài phương thức xét tuyển truyền thống, ngày càng có nhiều trường Đại học sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Vậy kỳ thi đánh giá năng lực là gì? Hãy cùng Marathon Education tìm hiểu ngay để tăng cơ hội vào trường Đại học mình mong muốn nhé!

Kỳ thi đánh giá năng lực là gì?

Kì đánh giá năng lực [ĐGNL] là tên gọi chung cho một vài kỳ thi tuyển sinh sớm tại Việt Nam do các đại học và trường đại học tự tổ chức.

Kỳ thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Nội dung bài thi đánh giá năng lực thường tích hợp những kiến thức và tư duy, dưới hình thức cung cấp số liệu và dữ liệu cũng như các công thức cơ bản. Qua đó, đánh giá được những khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thi sinh.

Bài thi gồm 120 câu hỏi, thời gian làm 150 phút không hoàn toàn dựa trên lý thuyết, mà còn bao gồm kiến thức xã hội và suy luận logic.

Về hình thức: Kỳ thi đánh giá năng lực được thiết kế dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan hay còn gọi là MCQ – Multiple Choice Question.

Về nội dung: Đề thi đánh giá năng lực tích hợp kiến thức và tư duy dưới một số hình thức như: cung cấp số liệu, dữ liệu và các công thức cơ bản, đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề.

Xem thêm: Chia sẻ cách hiệu quả và đạt điểm cao trong kỳ thi

2. Ý nghĩa kỳ thi đánh giá năng lực

  • Kỳ thi đánh giá đúng năng lực và kiến thức của thí sinh qua các môn học và hiểu biết xã hội.
  • Bài thi giúp kiểm tra cũng như đánh giá được trình độ cơ bản của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề

3. Thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?

Về cơ bản các môn thi trong bài thi đánh giá năng lực gồm đang dạng các môn học, từ 06 đến 08 môn:

  • Tư duy định lượng [ môn toán học, vật lý, hóa học, sinh học]
  • Tư duy định tính [ môn ngữ văn]
  • Khoa học và tự nhiên [ môn lịch sử, địa lý]
  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh

Mục tiêu kỳ thi đánh giá năng lực

4. Có nên tham gia kỳ thi đánh giá năng lực không?

Ưu, nhược điểm của kỳ thi đánh giá năng lực là gì? Liệu các sĩ tử có nên tham gia thêm một kỳ thi nữa bên cạnh kì thi THPT?

4.1. Ưu điểm

  • Kỳ thi Đánh giá năng lực là một kênh xét tuyển độc lập do đó tăng cơ hội vào Đại học của các thí sinh.
  • Năm 2022, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM được tổ chức 2 đợt vào ngày cuối tháng 3 và cuối tháng 5. Điểm đặc biệt của phương thức này là thí sinh có thêm cơ hội và chọn kết quả đợt thi cao hơn để xét tuyển.
  • Phản ánh đúng năng lực của thí sinh tham gia dự thi

Ưu, nhược điểm của kỳ thi đánh giá năng lực là gì?

4.2. Nhược điểm

  • Áp lực thi cử do thí sinh vẫn phải tham gia kỳ thi THPT Quốc gia để xét tốt nghiệp THPT vì điều kiện được nhập học nếu đậu kỳ thi đánh giá năng lực là thí sinh phải tốt nghiệp THPT.
  • Khó khăn trong việc di chuyển: kỳ thi ĐGNL hiện nay chưa phổ biến đến tất cả các trường Đại học mà chỉ ở một số trường. Địa điểm thi thường chỉ tập trung ở các thành phố lớn, điều này sẽ gây ra khó khăn trong việc di chuyển đến địa điểm thi đối với nhiều thí sinh ở các tỉnh khác
  • Đây là một hình thức thi còn khá mới mẻ so với kỳ thi THPT Quốc gia. Điều này tạo nên một số khó khăn nhất định trong việc tiếp nhận thông tin, ôn luyện kiến thức cũng như cập nhật cách thức đăng ký xét tuyển đối với các thí sinh vùng sâu vùng xa.

4.3. Kết luận

Trước sức nóng và áp lực của kỳ thi Tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh chịu áp lực tâm lý có thể dẫn đến việc làm bài thi chưa tốt. Do đó, việc chọn lựa thêm phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực sẽ giúp bạn tăng thêm cơ hội vào Đại học.

5. Tổng quan cấu trúc đề thi đánh giá năng lực

Cấu trúc đề của kỳ thi đánh giá năng lực là gì? Đề thi đánh giá năng lực gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài thi đánh giá năng lực là 150 phút, được chia làm 3 phần chính như sau:

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực

Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ

  • Tiếng Việt: 20 câu.
  • Tiếng Anh: 20 câu.

Các câu hỏi, bài đọc đánh giá kiến thức văn học khả năng dùng từ, khả năng đọc hiểu, khả năng phân tích bài viết Tiếng Việt và Tiếng Anh

Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích dữ liệu

  • Toán học: 10 câu.

Các vấn đề về toán phổ thông.

  • Tư duy logic: 10 câu.

Các bài suy luận và xác định các quy luật logic.

  • Phân tích số liệu: 10 câu.

Các bài phân tích và chọn phương án trả lời tương ứng với từng bảng số liệu cho trước.

Phần 3: Giải quyết vấn đề

  • Hoá học: 10 câu.
  • Vật lý: 10 câu.
  • Sinh học: 10 câu.
  • Địa lí: 10 câu.
  • Lịch sử: 10 câu.

Những vấn đề liên quan đến kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên.

6. Hình thức thi đánh giá năng lực

Hình thức thi đánh giá năng lực là gì? Đề thi được thực hiện dưới 2 hình thức: thi trên máy tính và thi trên giấy.

6.1. Hình thức thi đánh giá năng lực trên máy tính

Bài thi gồm 3 phần với 150 câu hỏi tương ứng phần trắc nghiệm và câu hỏi điền đáp án. Số lượng câu hỏi của từng phần sẽ thay đổi tùy theo từng trường Đại học.

  • Đối với mỗi câu hỏi trắc nghiệm A, B, C, D được đưa ra chỉ có duy nhất một đáp án được lựa chọn. Thí sinh điền đáp án của mình bằng cách nhấn chuột trái vào biểu tượng [○] ở đầu đáp án. Kết quả hiển thị sẽ cho ô tròn màu đen [●].
  • Trường hợp thay đổi đáp án thí sinh làm tương tự như phần lựa chọn trên.
  • Đối với câu hỏi tự điền đáp án, thí sinh nhập đáp án vào ô trống dạng số nguyên dương, nguyên âm [ví dụ: -1] hoặc phân số tối giản [ví dụ: -2/3], không nhập đơn vị vào đáp án.

Hình thức thi đánh giá năng lực trên máy tính

Khi bắt đầu phần thi, màn hình máy tính sẽ hiển thị như sau:

Phần 1:

Nếu bạn kết thúc phần thi trước thời gian quy định thì có thể chuyển sang phần thi thứ hai. Khi hết thời gian phần 1, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi thứ hai. Nếu phần thi có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng để hoàn thành tất cả các câu hỏi.

Phần 2:

Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần thi thứ nhất. Nếu bạn kết thúc phần 2 trước thời gian quy định, bạn có thể chuyển sang phần thi thứ ba. Khi hết thời gian quy định, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi thứ ba.

Phần 3:

Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần thi thứ hai cho đến câu hỏi cuối cùng. Nếu bạn kết thúc phần 3 trước thời gian quy định, bạn có thể bấm “NỘP BÀI” để hoàn thành bài thi sớm. Khi hết thời gian theo quy định, máy tính sẽ tự động “NỘP BÀI”.

Khi hoàn thành bài thi, màn hình máy tính sẽ hiển thị kết quả thi của bạn trong 60 giây.

Lưu ý:

  • Thí sinh được tự do thay đổi phương án lựa chọn [với các câu hỏi lựa chọn] hoặc nhập lại giá trị tính toán [đối với các câu hỏi điền giá trị] trong thời gian làm bài của từng phần thi.
  • Thí sinh không được lại bài thi bằng cách đăng nhập lại từ đầu hoặc bằng bất cứ cách nào. Thí sinh không được thoát ra khỏi tài khoản đăng nhập trong suốt quá trình làm bài thi hoặc tái khởi động lại màn hình, máy tính, đường truyền bằng bất cứ hình thức nào.
  • Kể từ lúc đề thi được hiển thị, hệ thống sẽ hiển thị thời gian đếm giây theo thời gian hạn định của từng phần và tự động chuyển sang phần khác khi hết thời gian quy định.

6.2. Hình thức thi đánh giá năng lực trên giấy

Thời gian làm bài thi đánh giá năng lực quy định là 150 phút

Hình thức thi đánh giá năng lực bao gồm tất cả 120 câu với thời gian làm bài thi đánh giá năng lực quy định là 150 phút theo hình thức thi trắc nghiệm trên giấy.

Có thể bạn quan tâm:

Top 8 phần mềm dạy học trực tuyến trực tuyến uy tín và chất lượng

Cách tính điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG mới nhất

Kỳ thi đánh giá năng lực là một trong những cơ hội giúp thí sinh đến gần hơn với cánh cửa đại học bên cạnh việc xét tuyển nguyện vọng. Marathon Education hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được kỳ thi năng đánh giá năng lực là gì để chuẩn bị vững vàng hành trình chinh phục ước mơ của mình. Nếu có nhu cầu ôn luyện thi đánh giá năng lực, hãy liên hệ ngay với Marathon nhé!

Thi đánh giá năng lực gồm những môn gì?

Để làm được bài thi năng lực HCM, thí sinh phải ôn tập tổng hợp kiến thức của 8 môn học bao gồm: Toán học, Tiếng Anh, Ngữ Văn, Hóa học, Vật lí, Sinh học, Lịch Sử, Địa lý.

Điểm thi đánh giá năng lực là gì?

Thi đánh giá năng lực [ĐGNL] là một kỳ thi được tổ chức bởi các trường Đại học nhằm đánh giá và xác định khả năng của thí sinh trong nhiều khía cạnh khác nhau. Đây là một phần quan trọng trong quá trình xét tuyển của một số trường Đại học, bên cạnh việc xem xét kết quả học tập và các yếu tố khác.

Đánh giá năng lực 2023 là gì?

Kỳ thi Đánh giá năng lực 2023 được tổ chức bởi ĐHQGHN còn được gọi là HSA [High School Student Assessment]. Mục đích của kỳ thi này nhằm đánh giá đúng năng lực, kiến thức và kỹ năng của học sinh cho việc thi Đại học. Nhiều trường Đại học đã sử dụng kết quả từ cuộc thi để phục vụ cho công tác xét tuyển.

Tại sao phải thi đánh giá năng lực?

Kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức nhằm đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh tại các trường đại học, trong đó có Đại học Quốc gia, làm tăng thêm cơ hội được trúng tuyển vào trường Đại học. Ngoài ra, mục đích khi các thí sinh tham gia dự thi kỳ thi đánh giá năng lực là: Để xét tuyển vào một vài trường Đại học.

Chủ Đề