Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam 2022

Giấy phép ĐKKD số 0311614186 do Sở KH & ĐT cấp ngày 10/03/2012.

Giấy phép MXH số 194/GP-BTTTT ký ngày 21/05/2019.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội mỳ thế giới [WINA], trong 2 năm đại dịch Covid-19, tiêu thụ mỳ gói tại Việt Nam tăng vọt. Vượt qua Ấn Độ và Nhật Bản, trong năm 2020, Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 3 về tiêu thụ sản lượng mỳ gói với 7 tỷ gói [tăng 29%] và năm 2021, Việt Nam tiêu thụ hơn 8,5 tỷ gói mỳ [tăng 22%]. Xét về tốc độ tăng trưởng, không có thị trường nào trong top 10 vượt được Việt Nam.

Theo tờ Koreal Herald của Hàn Quốc, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc về mức tiêu thụ mì gói trên đầu người, trung bình 1 người Việt Nam ăn khoảng 87 gói mỳ mỗi năm trong khi người Hàn Quốc trung bình có 73 gói. Mức tiêu thụ của mỗi người Việt Nam đã tăng đều đặn từ 55 phần vào năm 2019, lên 72 phần 2020 và 87 phần vào năm 2021.

Một đại diện của Nongshim - doanh nghiệp Hàn Quốc kinh doanh mỳ tại Việt Nam cho biết "Việt Nam có sức mua cao với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao. Ngoài ra, mọi người có xu hướng ăn ở nhà hơn là ăn ở ngoài do COVID-19."

Nguồn: Hiệp hội mì ăn liền thế giới

Việt Nam hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mỳ ăn liền, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong nhiều năm, thị trường nằm trong thế "chân vạc", dẫn đầu là Acecook với thương hiệu mỳ Hảo Hảo, xếp thứ hai là Masan Consumer [thành viên của CTCP Tập đoàn Masan] với các thương hiệu Omachi, Kokomi và thứ 3 là Asia Food với thương hiệu mỳ Gấu đỏ. Nhưng vài năm nay, Uniben với thương hiệu mỳ 3 Miền "tấn công" thị trường rất mạnh và trở thành "tay chơi" thứ 4 đáng gờm.

Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, Acecook đã thành công xây dựng thương hiệu mỳ Hảo Hảo trở thành mỳ quốc dân của Việt Nam, chiếm thị phần mỳ ăn liền lớn nhất cả nước. Năm 2021, doanh thu của Acecook là 12.263 tỷ đồng, tăng 6%, lợi nhuận sau thuế đạt 1.367 tỷ đồng, giảm 28%.

Trong khi đó, bằng hệ sinh thái khổng lồ tại Việt Nam, đặc biệt là hệ thống siêu thị/cửa hàng tiện ích WinMart/Winmart+ hàng nghìn điểm, sản phẩm mỳ của Masan Consumer có lợi thế rất lớn về phân phối. Theo số liệu từ báo cáo phân tích của CTCK VNDIRECT, mì ăn liền Omachi thống trị phân khúc cao cấp với 45% thị phần. Năm 2021, doanh thu từ mỳ của Masan Consumer đạt 8.800 tỷ đồng, tăng 28% và tương đương 72% doanh thu của Acecook.

Đứng thứ 4 thị trường, Uniben đạt doanh thu hơn 3.400 tỷ đồng, tăng 12%.

Điều khá bất ngờ trên thị trường mỳ ăn liền là dù nhu cầu tăng cao, nhưng doanh thu của vị trí thứ 3 - Asia Food năm 2021 lại giảm 4%, còn hơn 5.500 tỷ đồng. Công ty cũng chỉ lãi 14 tỷ đồng trong năm vừa rồi.

Asia Food, Safoco và Colusa-Miliket [mì 2 con tôm] là các doanh nghiệp mỳ ghi nhận sự sụt giảm doanh thu. 

Từng là một trong những "biểu tượng" của sản phẩm mì ăn liền lâu đời tại Việt Nam, gắn liền với ký ức của rất nhiều người Việt, vị thế của mì Miliket hay còn gọi là mỳ 2 con tôm đã giảm đi đáng kể trước sức mạnh của các ông lớn trong ngành. Năm 2021, doanh thu của Mikiket là 571 tỷ đồng, giảm 7%.

Trong những năm gần đây, mỳ gói Hàn Quốc đang nhận được sự yêu thích tại thị trường Việt Nam, đặc biệt đến từ các bạn trẻ. Theo làn sóng Hallyu mang văn hoá Hàn Quốc thâm nhập vào Việt Nam thông qua phim ảnh, âm nhạc, các món ăn đến từ Hàn Quốc đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, như kim chi, cơm cuộn, tokbukki, mỳ cay, mỳ tương đen, ...

Các doanh nghiệp kinh doanh mỳ ăn liền Hàn Quốc như Paldo Vina [mỳ Koreno] và Nongshim [mỳ Shin] đang thu về hàng trăm tỷ đồng từ thị trường Việt Nam. 

Trong năm 2021, Paldo Vina ghi nhận doanh thu 912 tỷ đồng, tăng 8% và lãi 49 tỷ đồng cao hơn cả Asia Food. Paldo Vina đem đến Việt nam các sản phẩm nguyên bản nhập từ Hàn Quốc như mỳ trộn tương đen Jjajangmen có trọng lượng gấp bốn lần gói mỳ sản xuất theo quy chuẩn cho thị trường Việt Nam.

Nongshim là thương hiệu mỳ hàng đầu Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam chưa lâu. Năm 2018, Nongshim Vietnam mới được thành lập, đến năm 2021, Nongshim đạt doanh thu 150 tỷ đồng và lãi 9 tỷ đồng. Nhà sản xuất này lắp đặt máy nấu mỳ tại một số cửa hàng tiện lợi và vận hành xe bán đồ ăn tại TP HCM. 

[Theo Nhịp Sống Kinh Tế/ Tổ Quốc]

>> UNIBEN và hành trình 30 năm sáng tạo vì lợi ích toàn diện

Hiệp hội mì ăn liền thế giới [WINA] vừa công bố dữ liệu thị trường mì thế giới năm 2021. Theo đó, Việt Nam đứng đầu danh sách các quốc gia có mức tiêu thụ mì ăn liền cao nhất với bình quân đầu người là 87 gói/năm.

Vì vậy, thị trường mì ăn liền Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Thành công chỉ thuộc về những doanh nghiệp thấu hiểu người tiêu dùng với các sản phẩm không chỉ an toàn thực phẩm, mà còn thơm ngon, mới lạ và sáng tạo.

Với 30 năm trong lĩnh vực thực phẩm và sở hữu các thương hiệu mì ăn liền có danh tiếng tại Việt Nam như 3 Miền, Reeva, Uniben hiện là một trong những doanh nghiệp thực phẩm hàng đầu ngành mì ăn liền ở thị trường nội địa, nhờ việc xác định rõ nhu cầu người tiêu dùng và kiên định thực hiện các chiến lược kinh doanh đã đề ra.

Thương hiệu mì 3 Miền đã gặt hái thành tựu đáng mơ ước khi được ghi nhận là Thương hiệu dẫn đầu ngành mì ăn liền được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất trong 05 năm liên tục từ 2018 đến 2022 tại khu vực nông thôn, theo báo cáo Kantar Brand Footprint.

Mì 3 Miền được nhiều người tiêu dùng lựa chọn nhờ nước cốt ngon, đậm vị.

Qua trao đổi với ông Nguyễn Thế Anh, Phó Tổng Giám đốc Uniben, bức tranh của ngành mì ăn liền Việt Nam những năm gần đây được khắc họa một cách cụ thể và rõ nét. Ông Thế Anh đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm, giữ vai trò quan trọng trong chiến lược marketing, phát triển sản phẩm và kinh doanh của Uniben. Với chuyên môn cao, góc nhìn thị trường nhạy bén và có thành tích đưa mì 3 Miền lên vị trí dẫn đầu như hiện tại, ông đang là một trong những chuyên gia hàng đầu ngành mì ăn liền tại Việt Nam.

Trong suốt nhiều năm, ông Thế Anh cùng các đồng sự đã không ngừng nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng những quốc gia phát triển và có mức tiêu thụ mì ăn liền đứng đầu trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,… để đưa ra các nhận định và phân tích về các khuynh hướng phát triển cho ngành mì ăn liền. Theo ông, những nhận định này đã được khẳng định bằng kết quả 5 năm qua, đang tiếp diễn trong hiện tại và vẫn sẽ đúng trong nhiều năm kế đến.

Ông Nguyễn Thế Anh – Phó Tổng Giám đốc Uniben cùng Ông Peter Christou – Tổng Giám đốc Kantar Worldpanel Việt Nam tại sự kiện “10 Năm Hành Trình Thay Đổi Trong Hành Vi Người Tiêu Dùng”

>> Uniben ra mắt Mì 3 Miền chua cay 3 cấp độ mới - chua cay chuẩn vị mỗi người

>> Đầu tư nghìn tỷ xây dựng nhà máy, Uniben chiếm lĩnh thị phần mì gói

>> UNIBEN chú trọng yếu tố dinh dưỡng trong các sản phẩm mì ăn liền

Khuynh hướng đầu tiên mà ông Thế Anh đề cập đến là cao cấp hóa sản phẩm [Premiumization] thông qua nâng cấp giá trị dinh dưỡng và đột phá về công nghệ. Mì gói giờ đây không chỉ đơn giản là sản phẩm ăn liền, nhiều doanh nghiệp đang mạnh dạn thay đổi để “làm mới” khái niệm vốn quá quen thuộc trong đời sống hàng ngày.

Nhờ “bắt” trúng xu hướng, Uniben và thương hiệu 3 Miền đã cao cấp hóa sản phẩm với gói nước cốt được đặc chế từ nguyên liệu tự nhiên như thịt tươi, xương ống và rau củ hầm trong nhiều giờ để thay thế gói gia vị đơn thuần, giúp nâng cấp trải nghiệm sử dụng mì ăn liền. Gói nước cốt cô đặc giữ trọn tinh túy, dưỡng chất, đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm. Chính việc cao cấp hóa sản phẩm này đã giúp mì 3 Miền trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trong nước.

Mì 3 Miền cao cấp hóa sản phẩm với gói nước cốt chuẩn mốt.

Khuynh hướng thứ hai được nhắc đến là vùng miền hóa hương vị sản phẩm [Regionalization]. Theo ông Thế Anh, mỗi vùng miền ở Việt Nam đều có một khẩu vị đặc trưng và người dùng có thói quen gắn bó với khẩu vị nơi mình sinh ra và lớn lên. Vì vậy, các doanh nghiệp nếu muốn phát triển về chiều sâu, phải thể hiện rõ phong vị vùng miền trong từng sản phẩm.

Với nhận định trên, Uniben đã cho ra mắt các sản phẩm mì 3 Miền với đa dạng khẩu vị vùng miền như Tôm Chua Cay Đặc Biệt, Bò Hầm Rau Thơm, hay Lẩu Gà Chua Cay. Việc cho ra mắt những sản phẩm với hương vị quen thuộc nhưng được nâng cấp đột phá đã thể hiện sự thấu hiểu khẩu vị người tiêu dùng Việt của Uniben.

Gói nước cốt sáng tạo khiến trải nghiệm ăn mì chuẩn mốt.

>> Uniben mang đến giải pháp sáng tạo cho ngành hàng nước giải khát

>> UNIBEN đầu tư xây dựng thêm một nhà máy thực phẩm hiện đại

>> Uniben phát triển với tầm nhìn dài hạn

Khuynh hướng thứ ba chính là sáng tạo hóa các sản phẩm nhắm đến các nhóm người tiêu dùng khác nhau [Personalization], thể hiện qua hệ thống nhận diện bao bì đẹp hơn, thời thượng hơn; sự cách tân tới từ bên trong, thay đổi cấu trúc sợi mì ăn dai hơn, mướt hơn, đàn hồi hơn, kết hợp hương vị gói nước cốt từ thịt và xương hầm nhiều giờ để nâng tầm vị giác khi thưởng thức; và hợp với các nhu cầu và khoảnh khắc sử dụng rất riêng của từng người tiêu dùng khác nhau.

Cũng theo ông Thế Anh, chính việc sáng tạo hóa đã giúp tạo ra những sản phẩm có hương vị độc đáo, với thiết kế ấn tượng và tạo thêm giá trị giá tăng để người dùng không nhàm chán mà luôn thấy các sản phẩm mới lạ, độc đáo hơn.

Từ kinh nghiệm thực tiễn dày dặn với chuyên môn cao, ông Thế Anh đã đưa ra những nhận định nhạy bén về các khuynh hướng phát triển của thị trường mì ăn liền Việt Nam, nhằm mang đến cái nhìn khách quan để phục vụ lợi ích toàn diện cho người dùng Việt Nam một cách tốt nhất.

Năm 2022, Uniben kỉ niệm 30 năm thành lập. Là Công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam, Uniben hiện sở hữu 3 nhà máy hiện đại tiêu chuẩn Châu Âu, với các thương hiệu 3 Miền, Reeva, Boncha, Joco và Abben. Trong đó, mì 3 Miền là thương hiệu được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất 05 năm liên tục từ 2018 đến 2022 tại khu vực nông thôn, theo Kantar Brand Footprint. Reeva là thương hiệu mì cao cấp với nguyên liệu tươi 100%. Trà mật ong Boncha từ mật ong nguyên chất 100% và trà xanh nguyên lá. Nước trái cây Joco với miếng trái cây tươi dai giòn sần sật. Abben là thương hiệu nước tăng lực với định vị "Chuẩn năng lượng phát tạo chuẩn xác".

Đánh giá của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề