Thiếu máu đẳng sắc là gì năm 2024

Lượng Hb trong máu cũng thay đổi theo thể tích huyết tương, do đó mọi trường hợp hòa loãng máu đều làm tăng thêm thiếu máu thật sự hoặc tạo ra thiếu máu giả tạo. Ngược lại thiếu nước có thề làm lu mờ tình trạng thiếu máu thật sự. Nếu bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không nhận được đủ máu giàu oxy khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu. Bạn cũng có thể có các triệu chứng khác như khó thở, chóng mặt, hay nhức đầu.

- Thiếu máu cấp: thiếu máu xuất hiện trong thời gian ngắn, vài tuần trở lại.

- Thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, ù tai, ngủ không sâu. Nếu thiếu máu nặng có thể rối loạn tri giác: lơ mơ, hôn mê.

- Tuần hoàn tim mạch: mệt, hồi hộp, đánh trống ngực.

- Da xanh, niên mạc lợt.

Xét nghiệm: Hồng cầu giảm từng giờ cho đến khi chấm dứt chảy máu hoặc hết cơn tán huyết.

Thiếu máu mạn tính

Xuất hiện từ vài tháng cho đến cả năm. Tình trạng thiếu Oxy ảnh hưởng lên nhiều cơ quan bộ phận:

- Tuần hoàn tim mạch: mệt, hồi hộp, đánh trống ngực rõ nhất lúc hoạt động.

- Thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, ngủ gà.

- Hô hấp: thở nhanh, nông.

- Tiêu hóa: ăn chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa.

- Da xanh, lông thưa thớt, móng mất bóng, tóc dễ rụng.

- Cơ xương khớp: đau cơ, đau khớp.

- Sinh dục: Nam: bất lực

– Nữ: kinh ít, vô kinh

Thiếu máu do chảy máu: Xuất huyết tiêu hóa. Ho ra máu. Chảy máu đường sinh duc nữ, ung thư ống tiêu hóa, giun móc, giun lươn, trĩ. U xơ, polyp, ung thư cổ tử cung. Sốt rét do plasmodium alciparum. Thiếu men G6PD glucose 6 phosphate dehydrogenase]. Truyền nhầm nhóm máu. Tiểu Hb kịch phát về đêm, do miễn dịch do dị dạng màng hồng cầu. Bất thường Hb. Cường lách.

- Thiếu máu do suy tủy. Thiếu vitamin B12. Xơ tủy. Loạn sản tủy. Thiếu Erythropoietine. Leuce- mie cấp, mãn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu?

Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu nếu bạn gặp những vấn đề sau:

- Chế độ ăn thiếu một số vitamin nhất định, chất sắt, vitamin B-12 và folate.

- Rối loạn đường ruột. Kinh nguyệt, phụ nữ chưa mãn kinh có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt cao hơn phụ nữ mãn kinh.

- Mang thai có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt vì sắt dự trữ phải phục vụ cho khối lượng máu trẻ em.

- Các bệnh mãn tính, ung thư, suy thận hoặc gan, hoặc một tình trạng mãn tính, bạn có thể có nguy cơ thiếu máu của bệnh mãn tính.

- Tiền sử gia đình. Nếu gia đình bạn có tiền sử thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bạn cũng có thể có nguy cơ gia tăng tình trạng này.

- Các yếu tố khác. Một tiền sử nhiễm trùng, bệnh về máu và các rối loạn tự miễn, nghiện rượu, tiếp xúc với hóa chất độc hại.

- Ngoài ra phân loại theo tế bào: Thiếu máu đẳng sắc, đẳng bào, thường hồng cầu ưu sắc và hồng cầu non. Thiếu máu nhược sắc kèm hồng cầu nhỏ và bất đồng về kích thước - hình dạng hồng cầu: tìm nguyên nhân của thiếu sắt. Thiếu máu với hồng cầu khổng lồ, hồng cầu to thiếu vitamin B12 và/ hoặc Acid folic.

Những xét nghiệm nào dùng để chẩn đoán bệnh thiếu máu?

Để chẩn đoán thiếu máu, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra công thức máu của bạn [còn được gọi là CBC], và cần phải làm các xét nghiệm khác để tìm hiểu nguyên nhân gây ra nó.

Bệnh thiếu máu có thể được phát hiện tình cờ bằng một xét nghiệm máu cho một bệnh lí khác. Nếu bạn bị thiếu máu bẩm sinh, các thành viên khác trong gia đình cũng có thể cần phải kiểm tra. Xét nghiệm máu để chẩn đoán một số loại phổ biến của tình trạng thiếu máu có thể bao gồm: Nồng độ sắt, vitamin B12, acid folic và các vita- min và khoáng chất khác trong máu; Số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin; Số lượng hồng cầu lưới.

Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh thiếu máu là gì?

Nếu không điều trị, thiếu máu có thể gây ra nhiều biến chứng, bao gồm:

- Mệt mỏi nghiêm trọng. Khi thiếu máu nghiêm trọng, bạn có thể mệt mỏi đến nỗi bạn không thể hoàn thành công việc hàng ngày. Bạn có thể kiệt sức để làm việc hay chơi.

- Vấn đề về tim. Thiếu máu có thể dẫn đến tim đập nhanh hoặc không đều [rối loạn nhịp tim]. Trái tim của bạn phải bơm nhiều máu hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu khi bạn đang bị thiếu máu. Điều này thậm chí có thể dẫn đến suy tim sung huyết.

- Tử vong. Một số thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, có thể nghiêm trọng và dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng. Mất quá nhiều máu sẽ nhanh chóng dẫn đến thiếu máu cấp tính nặng và có thể gây tử vong.

Điều trị bệnh thiếu máu ra sau?

- Hướng xử trí chung:

Phải truyền máu khẩn ngay trong trường hợp thiếu máu nặng cấp.

Trường hợp thiếu máu mãn điều trị tùy theo nguyên do. Phối hợp điều trị nguyện do với điều trị triệu chứng.

Ở đây đề cập thiếu máu về dinh dưỡng:

Thiếu máu do thiếu sắt:

  1. Sắt có trong thức ăn: Quả tươi, quả có dầu, rau xanh, khoai tây khoai lang, củ mài, ngô, đậu nành, kê, lúa miến, gạo, đậu, rau bí, bánh mì, trứng, sữa bò, sữa mẹ, thịt bò, thịt dê, cừu lợn, gan động vật, gà, cá, nước.
  1. Dùng thuốc: dạng sắt, viên hoặc dạng sắt nước điều trị kéo dài 3 tháng.

Trường hợp có rối loạn tiêu hóa nặng, hội chứng kém hấp thu dùng đường uống không được thì dùng đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

Thiếu máu do thiếu axit folic:

- Axit folic có trong thức ăn: Thịt, Thận, trứng, gan, rau xanh, trái cây và nước trái cây, chuối, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, và tăng cường bánh mì, ngũ cốc và mì ống.

- Dùng thuốc axit folic 5mg/ngày. Điều trị Axit folic không gây nguy hiểm vì không có nguy cơ tích lũy.

Thiếu máu do thiếu Vitamin B12:

- Vitamin B12 có trong thức ăn: có trong thịt nhất là thịt bò, gan, sữa, trứng. Thức ăn thực vật hầu như không có vitamin B12

- Vitamin B12 500-1000mcg/ngày tiêm bắp thời gian điều trị 2-3 tháng.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh thiếu máu?

Điều trị có thể làm tăng mức năng lượng và hoạt động của bạn, cải thiện chất lượng sống của bạn, và giúp bạn sống lâu hơn, tư vấn di truyền, nếu bạn có tiền sử gia đình thiếu máu. Bổ sung vi chất như sắt và vitamin B12 trong chế độ ăn là điều cần thiết để phòng ngừa. Đối với trẻ em, khi thiếu máu cần xem xét nguyên nhân nhiễm giun, thiếu máu di truyền, miễn dịch. Người trưởng thành và người cao tuổi khi phát hiện thiếu máu thiếu sắt cần tầm soát nguyên nhân mất máu qua đường tiêu hóa, thiếu máu trong trường hợp này có thể là một triệu chứng diễn tiến của ung thư dạ dày hoặc ung thư đại trực tràng.

Thiếu máu bao nhiêu là nguy hiểm?

+ Thiếu máu nhẹ: Huyết sắc tố từ 90 đến 120 g/L. + Thiếu máu vừa: Huyết sắc tố từ 60 đến dưới 90 g/L. + Thiếu máu nặng: Huyết sắc tố từ 30 đến dưới 60 g/L. + Thiếu máu rất nặng: Huyết sắc tố dưới 30 g/L.

Làm sao để biết mình có thiếu máu hay không?

Triệu chứng thiếu máu. Thường phụ thuộc vào mức độ và thời gian diễn tiến của tình trang thiếu máu. Các triệu chứng như yếu, mệt mỏi, buồn ngủ, xanh xao, đau thắt ngực, ngất và khó thở khi gắng sức. Có thể có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, ù tai, rụng tóc, mất kinh, mất ham muốn tình dục.

Tại sao thiếu vitamin B12 gây thiếu máu hồng cầu to?

Hemoglobin là huyết sắc tố chứa sắt trong tế bào hồng cầu, có nhiệm vụ chuyển oxy từ phổi đến các mô và cơ quan khác trong cơ thể. Thiếu vitamin B12 làm giảm sản xuất hemoglobin, gây thiếu hụt hemoglobin trong tế bào hồng cầu và ảnh hưởng đến khả năng tế bào này chuyển tải oxy.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc nên uống gì?

Theo bác sĩ khuyến cáo, khi bị thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt, vitamin B12, acid folic như: thịt đỏ, hải sản, trứng, rau xanh và kết hợp sử dụng nước trái cây giàu vitamin C giúp cơ thể dễ hấp thu sắt.

Chủ Đề