Thơ bảy chữ về tết

Thơ 7 Chữ Hay ❤️️ 90+ Bài Thơ Bảy Chữ Về Cuộc Sống, Quê Hương ✅ Chia Sẻ Chùm Thơ Về Thiên Nhiên, Tình Yêu, Tình Bạn, Mái Trường, Thầy Cô.

NỘI DUNG CHÍNH

Những Bài Thơ 7 Chữ Hay Nhất

Nếu bạn đọc đang cần tìm Những Bài Thơ 7 Chữ Hay Nhất thì hãy cùng tham khảo tuyển tập thơ được Thohay.vn chia sẻ trong bài viết hôm nay nhé.

Tết Việt Nam hay nói chính xác là Tiết Nguyên Đán được tính theo âm lịch. Có nhiều loại âm lịch như âm lịch theo Do Thái, theo Ba tư, theo Ai cập hoặc theo Hy lạp.  Các lịch này có nhiều điểm tương đồng với âm lịch của Tàu. Âm lịch của ta giống với âm lịch của Trung quốc.

Từ nguyên

Nguyên nghĩa của chữ Tết chính là “tiết”. Văn hóa Đông Á thuộc văn minh nông nghiệp – do nhu cầu canh tác nông nghiệp, thời gian một năm đã được “phân chia”thành 24 tiết khác nhau [và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thời”] trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.

Nguồn gốc ra đời

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chuưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.
Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần[thế kỷ 3 TCN], Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế [140 TCN] lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Từ lâu, các triều đại của ta đã thiết lập tòa Khâm Thiên Giám xem thiên văn làm lịch. Như vậy lịch Việt nam do tòa này lập ra chớ không phải nhắm mắt mà theo lịch của Trung quốc. Toà Khâm Thiên Giám lấy khởi điểm ở tháng Dần làm tháng Giêng là lúc chuổi sao Bắc Đẩu chỉ đúng về phương Dần, đến tháng hai chuổi sao Bắc Đẩu chỉ về phương Mão… cho đến tháng Chạp, đuôi sao Đẩu chỉ về phương Sửu.
Trước năm 1967, chính quyền Miền Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Miền Bắc ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau [miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1].

Tục ăn Tết của người Việt nam không biết có từ bao giờ. Theo quyển “Từ Hải Mục Trung Ngoại Lịch Đại Sử Niên Biểu”  thì năm khởi điểm lịch Tàu là năm 3000 trước Tây Lịch. Thời Hồng Bàng nước ta bắt đầu từ năm Nhâm Tuất tức là năm 2879 trước TC nghĩa là hơn 100 năm sau khi có lịch Tàu nhưng mãi đến đời nhà Hạ tức là năm 2205 trước Tây Lịch, lịch Tàu mới lấy tháng Dần làm tháng Giêng. Nếu phỏng đoán thì có lẽ nước Việt Nam theo tập tục ăn Tết từ khi chịu ảnh hưỏng của phong hóa Tàu do Tích Quang và Nhâm Diện truyền sang từ thế kỷ thứ I tây lịch.

CHUẨN BỊ TẾT CHU ĐÁO

1. Ngày Tết đối với dân tộc VN rất quan trọng. Ông bà chúng ta chuẩn bị rất chu đáo và từ lâu. Những ngày cuối năm là những ngày bận rộn nhất: gói bánh chưng, suốt đêm nấu bánh, mổ heo, giết gà, giết vịt,  lau dọn nhà cửa, bàn ghế,  chùi bóng các lư hương dĩa chén trên các bàn thờ,  giặt giũ mùng mềm, gối chiếu.

2. Mượn tiền hay mượn nợ của ai phải lo trả trước Tết, ông bà tin rằng nếu để nó sang năm mới thì bị “giông” tức là sui sẻo cả năm Vì vậy chúng ta có hai câu ca dao:

Khôn ngoan đến cửa quan mới biết
Giàu khó ba mươi Tết mới hay

Thật ra ông bà chúng ta đặt ra cổ tục này để khuyến khích con cháu cố gắng trả nợ càng sớm càng tốt mà thôi. Hơn nữa vấn đề tâm lý. Ngày Tết là ngày vui với vận hội mới mà lòng vẫn cưu mang các món nợ thì làm sao mà vui mà còn nghĩ đến vận hội mới nữa.

3. Khi cây nêu được dựng lên vào trưa ngày 30 để đuổi tà ma thì mọi việc chuẩn bị Tết phải coi như là xong xuôi,  sẵn sàng tống cựu nghinh tân.

4. Ngày xưa các cụ tin rằng ngày đầu năm nếu có được người nào vui vẻ, dễ tính, tốt nết, có chức phận trong làng đến nhà trước nhất thì cả năm mọi việc hanh thông. Người đến thăm viếng trước nhất được gọi là người xông nhà, xông đất . Ngoài con người vui vẻ, người xông đất cần phải có tên tốt như Trần Phát Tài, Nguyễn Hạnh Phúc, Lê Trường Thọ, Nguyễn thị Mỹ Kim, Huỳnh Hùng Cường, Trần tài Lộc …. Những ai có tên xấu, bất lợi thì biết thân nên ở nhà đừng thăm viếng ai trong ba ngày Tết.

5. Người xông đất hay xông nhà đốt một bánh pháo mừng và cất giọng to chúc nhà chủ mọi điều tốt lành như

Tăng phúc tăng thọ,hoặc  bách niên giai lão dành cho người lớn tuổi
Phong đăng hòa cốc, hoặc mưa thuận gió  hòa  cho nhà nông
Tốt tài sai lộc cho người làm hãng xưởng
Nhất bản vạn lời , bán một lời mười cho người có tiệm buôn bán
Thăng quan tiến chức cho người làm việc công hay tư.

Ngày Tết là ngày vui.
Trẻ con được lì xì, được quần áo mới, được ăn bánh uống nước ngọt tự do.
Người lớn vui vì nhiều lý do mà thực tế nhất là ngày Tết không lo đói vì đi đâu cũng được mời nếm bánh chưng hay ăn mứt kẹo
Ðói ngày giỗ cha
No ba ngày Tết
Hoặc
No ba ngày Tết 
Ðói ba tháng hè
Hoặc
Dù đói gần chết
Ba Ngày Tết cũng no

Một điều không thể thiếu xót trong ngày Tết là chúc Tết.

CHÚC
Chữ Chúc có nhiều nghĩa nhưng ở đây có nghĩa là “ cầu đảo” [ giống như “pray” tiếng Anh]. Chúc là đem lòng mình ra mong mỏi cái gì tốt đẹp cho người khác [ tha nhân]. Do đó chúc luôn luôn đi với điều tốt lành như Chúc phúc, chúc thọ, chúc lành, chúc lộc …

Nói chung, chúc càng nhiều phúc càng tốt “ Phúc như Ðông hải, thọ tỉ Nam sơn.[ Phúc nhiều như nước biển đông, tức là biển Thái bình dương, sống lâu như núi Nam sơn]

PHÚC
Phúc là chữ đầu của bộ Tam Ða : Phúc Lộc Thọ. Chữ “đa” có nghĩa là nhiều và cũng có nghĩa là ngợi khen.

Sử Trung hoa có kể lại rằng viên quan đất Hoa hâm mộ vua Nghiêu, đem ba chữ “đa” có nghĩa là nhiều để chúc tụng.
Người ấy chúc: đa Nam, đa Thọ, đa Phú.
Vua Nghiêu không nhận lời chúc này và xin trả lại, và viết lý do: “ đa Nam đa ưu, đa thọ đa nhục, đa phú đa oán” nghĩa là nhiều con trai thì nhiều lo lắng, sống lâu thì nhục nhã nhiều hơn, càng giàu có càng tạo nhiều oán ghét.

Có người phê bình rằng: Nhiều con thì giao mỗi con một việc thì có gì phải lo. Sống lâu mà thư thái an nhàn, chung vui với thiên hạ thì sao lại nhục. Giàu sang mà đem của chia cho người thì làm sao có người óan ghét được. Cho nên, tùy nhân cách mà  hưởng phúc.

Theo chiết tự , chữ PHÚC viết theo cách hội ý tức là do nhiều chữ với nhiều ý ghép lại. Bên trái có bộ Kỳ [thần đất] bên mặt từ trên là chữ Nhất, kế là chữ Khẩu và dưới là chữ Ðiền nghĩa là một miệng ăn với một thửa ruộng có thần đất che chở. Có sách chiết tự theo cách khác . Bên trái là  bộ Y [ áo mặc] có nghĩa là no ấm

Tuy nhiên Phúc khó kiếm vì “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí [ Phúc không đến lần thứ hai, còn họa khôntg bao giờ đến một lần]

Họa là một ám ảnh trong cuộc sống của con người không có Chúa.
Nhiều người đi đến chùa miễu để cầu phúc, để xin Thượng đế giáng phúc. Ngay cả người đã chết, họ cũng cầu cho người đó được phúc “ nơi chín suối, cửu đài, tây phương cực lạc, tiên cảnh . . .

Bởi vậy, nhiều người đua nhau đi xem bói, xin xăm trong dịp đầu năm để biết tương lai phúc họa của mình trong năm mới như thế nào. Do đó nghề thầy bói sống rất khá giả ở xứ ta nhất là trong thời buổi chiến tranh, sống chết vô chừng.

MUỐN SỐNG BAO NHIÊU?
Bạn muốn sống đến bao nhiêu tuổi? Có lẽ câu hỏi này rất thông dụng và thường là thắc mắc lớn đối với những vị lớn tuổi. Hôm nay ngày đầu năm, tôi muốn theo lệ củ là nói về một trong ba chữ : phước lộc thọ . Trong năm trước, tôi đã nói về Phúc và Lộc nên trong bài này, chúng ta bàn về chữ  thọ.

VUI KHI CÒN SỐNG SÓT
Tôi còn nhớ trên đài truyền hình, một cuộc phỏng vấn tại chỗ các người vừa được thóat nạn.9/11 Mặt mũi lấm lem vì khói bụi, nét kinh hòang vẫn còn trên khuôn mặt thế mà ai cũng thấy vui vì còn sống. Cái gì cũng có thể mất, ngoại trừ sự sống. Sự sống trên đời có giá trị vô địch.
Nói đến cái sống là nói đến chữ THỌ. Nói đến Thọ là nói đến thời gian.

KHÔNG CÓ KHÁM PHÁ VỀ THỜI GIAN
Có điều lạ là người ta có thể khám phá nhiều thứ về không gian nhưng chưa thấy ai khám phá về thời gian. Người ta có thể hơn nhau về nhiều thứ nhưng Chúa ban cho con người cái thời gian giống nhau. Một ngày có 24 giờ, mỗi tuần có 7 ngày. Tuy giống nhau, bằng nhau, nhưng hãy nhìn, kìa có người luôn luôn vội vã vì không có đủ thì giờ. Có người sống ung dung an nhàn vì dư thì giờ.

KHÔNG ÐI NGƯỢC, KHÔNG NÍU KÉO
– Ðiều quan trọng khác nữa là không ai đi ngược với thời gian và không ai có thể níu kéo thời gian.
– Dù quý trọng sự sống, ít ai quý trọng thời gian vì không cần phải tìm kiếm, không phải tranh dành, thời gian của mỗi người bằng nhau và được ban cho không.

Ngày hôm qua đã qua rồi. Ngày mai chưa đến. Chỉ có hôm nay có giá trị nên phải làm ngay điều gì cần làm, và làm đúng lúc. Chúa dạy : “ chớ lo lắng cho ngày mai vì ngày mai sẽ lo cho việc ngày mai. Sự khó nhọc của ngày nào đủ cho ngày ấy” Mathiơ 6:34.

THỜI GIAN GIỚI HẠN
Thời gian có giá như vậy nhưng Ðức Chúa Trời ban cho con người thời gian sống ở dương thế quá ngắn. “ Ba vạn sáu ngàn ngày”.
Trong một ngày, 24 giờ, chúng ta đi và làm việc hết 10 giờ. Ngủ hết 8 giờ. để lấy sức làm việc Ăn uống, vệ sinh cá nhân 2 giờ. Chỉ còn lại 4 giờ để  tùy nghi sử dụng. Nếu không sắp xếp cẩn thận, chúng ta sẽ không bao giờ có thì giờ để làm những công việc mà Chúa muốn chúng ta làm đâu.

VUA Ê XÊ CHIA
Con người thường không bằng lòng với năm tháng mình sống ở trần gian. Hãy đọc câu chuyện  về ông vua Ê-xê-chia trong sách II Các Vua 20:6. Ông ta được 39 tuổi và đau nặng sắp chết. Ông không thích chết trẻ như vậy nên hết lòng và hết lời cầu khẩn Ðức Chúa Trời.  Ðức Chúa Trời cảm động cho ông ta sống thêm 15 năm nữa.

HƯỞNG THỌ HAY HƯỞNG DƯƠNG
Người Việt nam có sự phân biệt rõ ràng về số tuổi khi qua đời: sống trên 60 tuổi thì được gọi là hưởng thọ. Sống dưới 60 mà qua đời thì gọi là hưởng dương. Không ai biết tại sao người Việt Nam dùng số năm 60 để làm ranh giới cho đời của con người. Qua đến Hoa kỳ và qua thế kỷ 21 rồi con số này vẫn không thay đổi. Tuổi lãnh tiền SSI trước đây là 65 rồi bây giờ tăng lên 66 đối với những ai sanh sau năm 1943. Có lẽ con số 60 này cũng nên thay đổi và tăng thêm.

BÁO CÁO LIÊN HIỆP QUỐC
Theo báo cáo của Liên Hiệp quốc  Human Development Report thì trong 177 quốc gia, Norway, tức là Na-uy là quốc gia mà con người sống tốt đẹp nhất với sống thọ là 79.6. Hoa kỳ đứng vào hạng 8 sống 77.5. Trong khi đó Ca na đa sống thọ trung bình là 80.2 và được sắp hạng ba. Nước đau khổ nhất là Niger, dân sống trung bình là 44.6 năm. 23 quốc gia sắp dưới cùng của danh sách là những quốc gia Phi châu sống chung quanh Sa mạc Sahara.

KINH THÁNH NÓI VỀ THỌ
Trở lại lúc ban đầu, theo Kinh thánh mà Môi se ghi chép thì người đầu tiên là Ađam sống được 930 tuổi. Nhưng người sống thọ nhất là ông Mê-tu-sê-la được 969 tuổi – Sáng 5:27.

Về sau, Ðức Chúa Trời thấy con người sống trong lầm lạc nên Ngài quyết định cho loài người chỉ sống 120 năm mà thôi [Sáng 6:3] .  Lời phán này được hiểu là sẽ áp dụng cho loài người sau cơn lụt thời Nô-e. Bởi vì, sau lời phán đó, chúng ta vẫn còn thấy một số người sống lâu hơn con số này.  Như Áp ra ham sống 175 năm [Sáng 25:7] , Y sác 180 [ Sáng 35:28]  Gia cốp 147 [Sáng 47:28]. Từ Giô-sép thì con người sống dưới con số ấn định. Giô sép sống 110 tuổi thì qua đời [ Sáng 50:22].

Trong Thi Thiên 90:10 “ Tuổi tác chúng tôi đếm được 70, còn nếu mạnh khỏe thì đến 80”  Tác giả bài Thi thiên còn bi quan nói thêm “ cuộc sống chỉ là sự lao khổ và buồn thảm vì đời sống chóng qua và chúng tôi bay mất đi.” Quý vị nên nhớ tác giả bài Thi Thiên này là Môi-se người của Ðức Chúa Trời.

CÂU CHUYỆN VUI
Có một câu chuyện vui kể rằng khi Ðức Chúa Trời bắt đầu tạo những con thú. Con đầu tiên là con bò. Ngài nói với con bò rằng: “Hôm nay Ta tạo ra ngươi. Ngươi là con bò, ngươi sẽ làm việc lao khổ ngoài đồng suốt ngày và quanh năm. Ta cho ngươi sống 60 năm”. Con bò phản đối: “Tại sao Ngài cho tôi sống những 60 năm gian khổ như vậy? Tôi xin được sống 20 năm thôi. Còn 40 năm kia tôi xin trả lại cho Ngài”. Ðức Chúa Trời bằng lòng.

Sau con bò, Ðức Chúa Trời tạo ra con chó. Ngài phán cùng con chó rằng: “Công việc của ngươi là ngồi suốt ngày canh ở cửa chánh của căn nhà. Bất cứ ai lạ bước vào nhà, ngươi phải sủa lên tiếng. Ta ban cho ngươi sống 25 năm”. Con chó cũng bắt chước con bò lên tiếng phản đối: “Tôi không thích công việc ngồi trước cửa suốt ngày đâu. Không ai thích công việc chán nhàm như vậy. Tôi xin trả lại cho Ngài 10 năm”. Ðức Chúa Trời dễ dãi chấp thuận đề nghị của con chó.

Sau con chó, Ngài tạo ra con khỉ. Ngài phán cùng con khỉ: “ Con khỉ sẽ làm trò cho loài người vui. Ngươi phải làm cho loài người cười bằng những trò khỉ của ngươi. Ta cho ngươi 20 năm . Con khỉ cũng phản đối: “Không công bình đâu. Làm trò khỉ suốt 20 năm, tôi không làm nổi đâu. Làm sao tôi phải nhăn mặt , bắt chước suốt 20 năm được. Tôi xin trả lại cho Chúa 10 năm. Ðức Chúa Trời bằng lòng.

Sau cùng Chúa tạo con người. Chúa phán cùng con người rằng: “ Công việc của người là ngũ, ăn và chơi đùa. Người sẽ thưởng thức cuộc sống tốt đẹp mà ta ban cho ngươi. Người sẽ sống vui hưởng và không phải làm lụng gì cả. Ta cho ngươi sống 20 năm”. Con người cũng phản đối: “Cuộc sống tốt đẹp như vầy: chỉ ăn , ngủ và chơi. Không làm gì cả. Tại sao Ngài chỉ cho 20 năm mà thôi. Tôi muốn thương thảo với Chúa. Vì con bò trả lại cho Ngài 30 năm, con chó và con khỉ cũng trả lại cho Ngài 10 năm mỗi con. Tôi muốn lấy phần mà tụi nó trả lại cho Ngài. Tổng cộng, tôi sẽ sống 70 năm. Xin Chúa vui lòng chấp thuận”. Chúa như thường lệ, vui vẻ OK lời đề nghị tham lam của con người.

Thưa quý vị, bây giờ chúng ta hiểu tại sao 20 năm đầu tiên của chúng ta là 20 năm của ăn ngủ và chơi đùa không lo lắng vì cha mẹ đã lo mọi việc cho chúng ta. Bốn mươi năm tiếp theo – từ 21 tuổi đến 60 tuổi là phần của con bò nên luôn luôn vất vả, dầm mưa dãi nắng, suốt ngày quanh năm dù mưa gió, tuyết, bão. Phải làm lụng nuôi thân mình và gia đình.  Từ 60 đến 70 tuổi là 10 năm  của con khỉ trả lại cho Chúa cho nên chúng ta lúc nào cũng làm đủ trò khỉ để chơi với các cháu nội ngoại. Ông bà phải nhăn mặt nhíu mày để chọc cười các cháu. Rồi 10 năm sau cùng, sức khỏe kém hẳn đi,  không còn chơi với các cháu mà chỉ ngồi suốt ngày nhìn đường và sủa cho thế thái nhân tình.

SỐ TUỔI THỌ THEO THỜI GIAN
Quý vị muốn sống bao nhiêu tuổi ?
Thưc tế hơn, theo tình hình của mình, Quý vị hy vọng sẽ sống được bao nhiêu năm.
Tôi xin đưa ra vài con số thống kê để quý vị dễ dàng làm con tóan cho mình.
Theo con số thống kê, trước 1900, rất ít người sống để mừng ngày sinh nhật thất tuần. Thất thập cổ lai hi. Tức là ít ai sống đến 70 và không ai sống để làm lễ bát tuần. Không có ai sống quá 80 tuổi.

Các công cuộc khảo cổ ở Anh cho biết họ tìm thấy 65 người được chôn giữa năm 400 đến 1000 sau công nguyên, không có người nào sống hơn 45 năm.

Trong giai đoạn giữa năm 1000 đến 1600 sau công nguyên, người ta sống lâu hơn. Vua của xứ Scotland sống được 51 tuổi, vua nước Anh sống được 48 tuổi. Các tu sĩ sống cũng không thọ lắm. Chỉ có 5% sống nhiều hơn 45 tuổi..

Trong giai đoạn từ năm 1600 đến 1899, họ tìm thấy xác của 20 người sống trung bình là 62 tuổi. Có 5 người sống đến 70 và không ai sống đến 80 tuổi.

Từ 1900 đến 1950. với tiến bộ của y khoa, con người sống lâu hơn. Tại Hoa kỳ vào năm 1931, đàn bà sống trung bình là 61.6 còn đàn ông trung bình là 58.1. Năm 1997 , đàn bà sống trung bình là 79.2 và đàn ông là 73.6. Năm 2005 đàn bà Hoa kỳ sống trung bình là 82 và đàn ông là 78 tuổi.

ÐÀN BÀ SỐNG LÂU HƠN
Tại sao đàn bà sống dai hơn đàn ông?
Cuộc sưu tầm đưa đến kết luận rằng người đàn bà sống theo lời Chúa Jesus dạy hơn người đàn ông. Chúa Jesus dạy rằng “Cho thì được phước hơn nhận lãnh” Tờ USA TODAY cho biết người đàn bà có lòng rộng rãi hơn đàn ông, người đàn bà làm công tác xã hội nhiều hơn đàn ông, người đàn bà cho, yểm trợ, ủng hộ các công tác từ thiện, tôn giáo, xã hội nhiều hơn đàn ông.

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG XIN SỐNG THỌ
Quay lại với Kinh Thánh,  một vài nhân vật không xin Chúa cho sống lâu.
– Một nhân vật thứ nhất  hết sức nổi tiếng là vua Solomon.

Khi được Ðức Chúa Trời hỏi: Hãy xin điều gì ngươi muốn, ta sẽ ban cho [ I Các Vua 3:5] Solomon trả lời:
Xin ban sự khôn sáng để đoán xét dân sự Ngài và để phân biệt điều lành điều dữ. Ðức Chúa Trời vui lòng với lời cầu xin này nên phán rằng:
“Ngươi xin sự khôn ngoan mà không xin sống lâu,cũng không xin mạng của những kẻ thù. Ta sẽ ban cho ngươi sự khôn sáng mà trước ngươi không có ai bằng và sau ngươi cũng chẳng có ai ngang hàng.

– Người thứ hai cũng là một nhân vật lổi lạc là Môi se.
Ông cũng được Ðức Chúa Trời hỏi : Ta sẽ làm điều ngươi cầu xin ta vì ngươi được ơn trước mặt ta. [ Xuất 33:17-18] Môi se thưa rằng: Tôi xin Ngài cho tôi xem sự vinh hiển của Ngài.

Như vậy sống lâu chưa hẳn là một vấn đề tối cần thiết cho con người.
Thi Thiên 91:16 ghi rằng: “Ta sẽ cho người thỏa lòng sống lâu” Ðiều quan trọng là sống thỏa lòng.

BA LẬP TRƯỜNG VỀ SỐNG THỌ
Chúng ta sẽ làm sao để giải quyết vấn đề sống lâu:

1. Vì trong Kinh Thánh có vài câu nói về sống lâu như Phục truyền 5:16 : Hãy hiếu kinh cha mẹ ngươi hầu cho ngươi được sống lâu và có phước trên đất” như Châm ngôn 3:1,2: “ Hãy giữ các mang lệnh ta vì nó sẽ thêm cho con lâu ngày, số năm mang sống và sự bình an” Rồi nhất định họ sẽ được sống lâu trăm tuổi. Chúng ta thấy có vài người sống rất tốt vâng giữ các mạng lệnh nhưng vẫn không sống lâu.
2. Có người thấy vậy nên vội kết luận rằng sống chết thuộc về mình. Mình phải làm những điều cần thiết để có sự sống lâu dài như ăn uống đúng vệ sinh, ngủ nghê đủ giờ cần thiết, tập thể dục thường xuyên, khám bệnh đều đặn và đừng bao giờ để sống trong lo lắng, căng thẳng . . . Nhưng cũng có lắm người bị heart attack trong lúc tập thể dục hay bị vào bệnh viện vì ung thư .
3. Một số khác suy luận hết sức đơn giản : “ số mạng đã định, đến giờ Chúa gọi thì đi mà thôi”

Như vậy có ba cách trả lời:
– Tôi sẽ sống lâu vì Chúa phải giữ lời hứa nếu tôi làm theo lịnh của Ngài.
– Tôi sẽ sống lâu nếu tôi biết lo cho thân thể của mình.
– Sống lâu hay không không phải là việc của mình. Chúa đã định.

Trong ba lối trả lời đó, lối nào trúng ?
Có thể nói cả ba đều trúng hoặc cả ba đều sai.
– Vâng Chúa đã hứa, thì Ngài sẽ giữ lời hứa của Ngài. Chúa đáng tin cậy.
– Vâng, nếu giữ gìn thân thể, ăn uống điều độ, thể dục đều đặn sẽ ích lợi cho sự sống con người
– Vâng, có một vài sự kiện xảy ra ngoài sự dự tính hay sức của mình. Có khi chúng ta không kiểm sóat cuộc đời của mình được.

Nhưng cả ba đều sai vì nó chỉ lo cho cái thân xác này. Câu trả lời cho câu hỏi : chúng ta muốn sống bao lâu là “ sống đời đời.

Giăng 3:16: “ .. . Hể ai tin con ấy thì được sự sống đời đời”
Ðó là hy vọng của chúng ta. Ðó là sự mong chờ của chúng ta.

Chẳng ai biết mình sống ở trần gian này được bao lâu. Nhưng ít ra được sống đến ngày hôm nay. Kinh Thánh ân cần nhắc nhở chúng ta : “ Kìa, hiện nay là giờ thuận tiện, kìa hiện nay là ngày cứu rỗi” II Côrinh tô 6:2.  Nó cũng giống như cổ nhân ta nói “ sanh hữu hạn, tử vô kỳ

Chủ Đề