Thông tin dựa vào máy tính được lưu dưới dạng

để máy tính có thể xử lí thông tin được đưa vào máy tính phải như thế nào

Dữ liệu là chuỗi bất kỳ của một hoặc nhiều ký hiệu có ý nghĩa thông qua việc giải thích một hành động cụ thể nào đó.

Các loại dữ liệu có thể được hình dung thông qua một thiết bị máy tính

Dữ liệu cần phải được thông dịch để trở thành thông tin. Để dữ liệu thành thông tin, cần xem xét một số nhân tố bao gồm người [hoặc vật]tạo ra dữ liệu và thông tin được mong muốn từ dữ liệu đó. Thuật ngữ siêu dữ liệu chỉ các dữ liệu được dùng làm dữ liệu tham khảo về một dữ liệu khác. Siêu dữ liệu có thể được ngầm hiểu, được chỉ định hoặc cho trước. Dữ liệu liên quan đến sự kiện hoặc quy trình vật lý thường có nhân tố thời gian. Trong hầu hết các trường hợp, nhân tố thời gian được ngầm hiểu. Ví dụ như máy ghi nhiệt độ nhận được dữ liệu từ cảm biến nhiệt độ. Khi nhận được nhiệt độ, dữ liệu được ngầm định có tham chiếu thời gian là lúc "bấy giờ". Vì vậy, thiết bị ghi lại cả ngày tháng, thời gian và nhiệt độ. Khi máy ghi dữ liệu báo cáo nhiệt độ, nó cũng phải xuất ra ngày và giờ [chính là siêu dữ liệu] cho từng mốc nhiệt độ.

Dữ liệu số là dữ liệu được biểu diễn bằng hệ số nhị phân dựa trên các số 1 và 0, ngược với dữ liệu tương tự. Trong các hệ thống máy tính hiện đại [sau năm 1960], tất cả dữ liệu đều là dạng số. Trong đa số trường hợp, dữ liệu di chuyển bên trong máy tính dưới dạng dữ liệu song song. Trong khi dữ liệu di chuyển giữa máy tính dưới dạng dữ liệu nối tiếp. Dữ liệu có nguồn gốc từ một thiết bị tương tự, chẳng hạn như cảm biến nhiệt độ, phải đi qua bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số [ADC].

Dữ liệu biễu diễn số lượng, tính chất hoặc ký hiệu hoạt động được máy tính lưu trữ trên ổ cứng từ, đĩa quang và truyền đi dưới dạng tín hiệu điện.[1]

Chương trình là tập dữ liệu gồm một chuỗi mã lệnh phần mềm dùng để điều khiển hoạt động của máy tính hoặc các dạng máy móc khác.[2] Các phần tử của bộ nhớ máy tính vật lý bao gồm một địa chỉ và một byte/từ [word: đơn vị lưu trữ] của bộ nhớ dữ liệu. Dữ liệu số thường được lưu vào các cơ sở dữ liệu quan hệ dạng các bảng hoặc cơ sở dữ liệu SQL và được biễu diễn tổng quát thành các cặp khóa/giá trị trừu tượng.

Dữ liệu có thể được tổ chức trong nhiều loại cấu trúc dữ liệu khác nhau, bao gồm mảng, đồ thị và đối tượng. Cấu trúc dữ liệu lưu nhiều loại dữ liệu khác nhau, bao gồm số, chuỗi và thậm chí các cấu trúc dữ liệu khác. Dữ liệu ra vào máy tính thông qua các thiết bị ngoại vi.

Một cách sử dụng khác, các tệp tin nhị phân [mà con người không thể đọc được] đôi khi được gọi là "dữ liệu", phân biệt với văn bản thô mà "con người có thể đọc được".[3] Ước tính tổng dữ liệu số trong năm 2007 là 281 tỉ gigabytes [= 281 exabytes].[4][5] Dữ liệu số có ba trạng thái: dữ liệu được lưu trữ, dữ liệu đang vận chuyển và dữ liệu đang sử dụng.

Bài chi tiết: RAM

  1. ^ “data”. Oxford Dictionaries. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2012.
  2. ^ “computer program”. The Oxford Pocket Dictionary of Current English. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ “file[1]”. OpenBSD Manual Pages. ngày 4 tháng 12 năm 2004. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2007.
  4. ^ “Study: amount of digital info > global storage capacity”.
  5. ^ Gantz, John F.; và đồng nghiệp [2008]. “The Diverse and Exploding Digital Universe”. International Data Corporation via EMC. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |author= và |last= [trợ giúp]Đã định rõ hơn một tham số trong |author= và |last= [trợ giúp]; Đã định rõ hơn một tham số trong |author= và |last= [trợ giúp]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Dữ_liệu_[máy_tính]&oldid=67495689”

Chúng ta đều đã biết đơn vị đo thông tin trong máy tính là bit. Vậy thông tin là gì và tại sao phải biểu diễn thông tin dưới dạng bit. Bài này sẽ trả lời câu hỏi trên.

Thuật ngữ “thông tin” mô tả tất cả những gì đem lại sự hiểu biết, nhận thức cho con người. Ví dụ: một chữ cái, chữ số, tên và tuổi của một người, một định lý trong toán học,…

Thông tin có thể được truyền tải qua các môi trường vật lý khác nhau như ánh sáng, sóng âm, sóng điện từ,…Hình thức vật lý của thông tin được gọi là tín hiệu [signal].

Ánh sáng đèn giao thông cũng là thông tin

Có 2 dạng thông tin cơ bản là:

Dạng số: số nguyên, số thực,…

Dạng phi số

    • Dạng văn bản: những thông tin từ sách vở, báo chí,…
    • Dạng hình ảnh: những bức tranh, ảnh hay những đoạn phim,…
    • Dạng âm thanh: tiếng đàn, tiếng trống trường,…

Là hình thức thể hiện của thông tin với mục đích lưu trữ và xử lý. Thông tin sẽ được chuyển đổi thành dữ liệu thông qua quá trình mã hóa thông tin. Con người thường sử dụng các bộ ký hiệu [các chữ số, chữ cái] để mã hóa thông tin.

Thông tin về số người mắc Covid ở Việt Nam được biểu diễn qua số liệu trên biểu đồ

Thông tin được biến đổi thành dữ liệu để lưu trữ trong máy tính. Quá trình này được thực hiện nhờ vào các thiết bị nhập của máy tính. Máy tính xử lý dữ liệu lưu trữ để xuất ra thông tin cho con người, rồi lại được biến đổi thành dữ liệu. Vòng lặp như thế cứ lặp đi lặp lại.

Để máy tính có thể xử lý được, thông tin cần phải được mã hóa thành dãy bit [binary digit]. Bit được biểu diễn bằng 2 số 0, 1. Bit là đơn vị đo thông tin trong máy tính. Ví dụ: 01100001 [biểu diễn ‘A’ trong mã ASCII].

Quá trình lưu trữ thông tin vào máy tính

Bởi vì cấu tạo của máy tính sử dụng các mạch điện tử “chỉ” có 2 trạng thái: bật [bit 1 – có điện] và tắt [bit 0 – ngắt điện]. Với cấu tạo như thế, máy tính “chỉ có thể hiểu” được 2 trạng thái này. Máy tính không thể hiểu các chữ cái “a,b,c,…” hay các số “1,2,3,…” như con người được.

Do đó, bất kỳ loại dữ liệu nào [số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,…] trong máy tính phải được biểu diễn bằng số 0 và 1.

Các bài trong môn học

Video liên quan

Chủ Đề