Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà yến

LÀM SAO ĐỂ CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN NHÀ YẾN HỢP PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC?

Như chúng ta đã biết, nghề yến ngày một phát triển mạnh mẽ, đến nay trên cả nước đã có khoảng gần năm nghìn nhà yến [theo Báo cáo của Trung tâm khuyến nông Quốc Gia, tính đến tháng 8/2019]. Sau rất nhiều nỗ lực của các chuyên gia đầu ngành, nghề yến đã được chính phủ và các cấp quản lý nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn, thể hiện rõ ràng nhất thông qua các văn bản pháp luật quy định về quản lý nuôi yến như: Luật chăn nuôi 2018, nghị định 13/2020/NĐ-CP [điều 25 - hướng dẫn chi tiết về Quản lý nuôi chim yến],…v.v; Các sở ban ngành tại từng địa phương có nghề nuôi yến trên cả nước cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về quản lý nuôi yến tại địa phương mình. 

GIẤY CHỨNG CẤP PHÉP NHÀ NUÔI CHIM YẾN HOẠT ĐỘNG [đây là mẫu tham khảo]

Tuy nhiên những bước đầu đưa vào quản lý, nghề yến còn gặp khá nhiều khó khăn, một trong những khó khăn lớn đó là việc tiêu thụ sản phẩm tổ yến. Tính đến thời điểm hiện tại, sản lượng tổ yến tiêu thụ phần lớn là để xuất khẩu chủ yếu theo đường tiểu ngạch và một phần tiêu thụ “trôi nổi” trong nước bởi rất khó khăn cho các đơn vị thu mua khi muốn truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách chính xác, hầu hết chỉ dựa vào khai báo bằng miệng đơn giản mà không có một chứng từ chứng minh nguồn gốc nào. 

Vậy cách tốt nhất để minh bạch nguồn gốc tổ yến đó chính là công khai thông tin nhà yến, làm sao để người tiêu dùng, người mua có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, truy xuất nguồn gốc về sản phẩm tổ yến mà mình đang quan tâm một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Trước đây đã có rất nhiều các hội thảo giới thiệu về truy xuất nguồn gốc tổ yến thông qua mã QR nhưng thực tế triển khai đã cho thấy phương án này chưa khả thi… Cho đến nay thì bài toán truy xuất nguồn gốc vẫn là vấn đề mà thị trường nghề yến quan tâm bởi bất kỳ một sản phẩm nào có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì giá trị sản phẩm cũng được đảm bảo tương xứng. 

Vậy làm thế nào để chứng minh nguồn gốc cho sản phẩm tổ yến của mình?
Như đã đề cập bên trên, việc đầu tiên đó là công khai thông tin nhà yến thông qua việc đăng ký hoạt động nhà yến. Khi làm thủ tục đăng ký, chủ nhà yến cần kê khai các thông tin sau: 

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN                  1.1.  Họ Tên : Nguyễn Văn A 1.2. Số CCCD:   1.3. Ngày cấp:   1.4. Nơi cấp:    1.5. Số điện thoại:    1.6. Địa chỉ email:   

1.7. Địa chỉ thường trú:   

II. THÔNG TIN NHÀ YẾN  ĐẤT    2.1. CNQSD đât cấp cho    2.2. Số giấy chứng nhận    2.3. Diện tích đất [m2]   2.4. Số thửa   2.5. Tờ bản đồ số    2.6. Địa chỉ   NHÀ YẾN    2.7. Diện tích sàn [Dài x Rộng ]    2.8. Số tầng [tầng trệt là tầng 1]   2.9. Diện tích nhà yến:    2.10. Loại nhà [Phân cấp theo bộ XD]    2.11.  Giấy phép xây dựng:   

2.12. Năm xây dựng:  

III. THÔNG TIN THAM GIA TỔ CHỨC NGHỀ    3.1. Tên tổ chức tham gia:   3.2. Địa chỉ:

3.3. Số điện thoại liên hệ:   

Hồ sơ nộp sẽ được tổ chức nghề yến xem xét, thẩm định, đánh giá và Cấp giấy chứng nhận hoạt động nghề yến nếu đạt các tiêu chí theo yêu cầu.  

Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động nhà yến

"Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhà yến” không chỉ là giấy chứng minh nhà yến tồn tại hợp pháp mà còn tạo tiền đề cho việc đề xuất sửa đổi luật xây dựng quy định về xây dựng nhà yến, làm cho nhà yến của người đăng ký có giá trị đúng nghĩa là tài sản, cởi trói nút thắt lâu nay về vấn đề nan giải trong xin phép xây dựng nhà yến. Có được Giấy chững nhận đăng ký hoạt động nhà yến đồng nghĩa rằng nhà yến đã có được truy xuất nguồn gốc. Các thông tin về tổng thể nhà yến và sản phẩm tổ yến được công khai minh bạch, từ đó nhà nước, hiệp hội yến sào và người nông dân có được nguồn dữ liệu tốt để theo dõi tình trạng nhà yến, chất lượng tổ yến, tạo thuận lợi trong việc mua bán trao đổi sản phẩm, cân bằng được nguồn cung tránh được tình trạng thu mua ép giá của thương lái.

Vậy các tiêu chí để một nhà yến được cấp giấy chứng nhận hoạt động là gì?  - Để được cấp giấy chứng nhận hoạt động, chứng minh nhà yến là hợp pháp thì nhà yến cần phải đảm bảo được 06 tiêu chí sau:  Tiêu chí 1: Các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký phải khớp với chứng nhận quyền sử dụng đất. Tiêu chí 2: Không nằm trong khu dân cư, đô thị hay khu vực cấm xây nhà yến đã được Luật và các văn bản của chính quyền địa phương qui định. 

Tiêu chí 3: Nhà yến phải đảm bảo các yêu cầu về tiếng ồn [dưới 70dB], thời gian phát âm thanh theo qui định.  

Tiêu chí 4: Quá trình khai thác tổ yến phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình truy xuất nguồn gốc.  Tiêu chí 5: Thông tin hoạt động của nhà yến phải được kê khai rõ ràng và việc kê khai phải được tổ chức nghề yến xác nhận. 

Tiêu chí 6: Quá trình hoạt động nhà yến phải được giám sát thường xuyên của cơ quan chức năng. 

Tiêu chí 7: Nhà yến có diện tích tối thiểu 100m2

6 tiêu chi cấp phép nhà yến hoạt động

Đăng ký “Giấy đăng ký hoạt động nhà yến” không chỉ là việc nhà yến được cấp một tờ giấy chứng minh sự tồn tại hợp pháp của mình, mà nó còn giúp minh bạch nguồn gốc sản phẩm từ đó gia tăng giá trị cho chính sản phẩm tổ yến của chủ nhà yến, tạo ra một thị trường công bằng, không lo bị ép giá và là cánh cổng đưa sản phẩm tổ yến gần hơn với thị trường xuất khẩu.

Đến đây lại phát sinh một số vấn đề đặt ra:

1. Giấy phép này đơn vị nào cấp?

2. Cơ quan địa phương nào sẽ xác nhận nhà yến thỏa các điều kiện để cơ quan cấp phép căn cứ vào để cấp phép?

3. Có phát sinh vấn đề dịch vụ hay lợi ích nhóm gì cho vấn đề cấp phép này hay không?

4. Cơ quan nào giám sát quá trình cấp giấy phép hoạt động nhà yến?

5. Giấy phép này có trước hay sau khi nhà yến đã hoạt động?

6. Mỗi tỉnh cấp giấy phép nhà yến hay cơ quan/bộ nào cấp?

7. Phí cấp phép là bao nhiêu?

8. Sau khi cấp phép có phải đóng thuế quản lý gì hay không?

Bài viết này là góc nhìn cá nhân và đại diện nỗi trăn trở của người nuôi yến. Hi vọng trong một thời gian gần nhất người nuôi yến có được giấy chứng nhận nhà nuôi chim yến để nhà yến trở thành tài sản hợp pháp của người dân nuôi yến.

Bài viết liên quan:

LẠI THÊM THUYẾT ÂM MƯU VỀ HIỆN TƯỢNG NHIỄM CÚM H5N1 TỪ TỔ YẾN

DỰ ÁN ĐỀ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI YẾN Ở VIỆT NAM

Nghề nuôi yến trong nhà đang rất phát triển và đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho các chủ đầu tư. Chính vì vậy việc xin giấy phép xây dựng nhà yến là mối quan tâm của các nhà đầu tư lần đầu tiên xây nhà nuôi yến. Hiểu được nhu cầu này, Yến Pronest sẽ hướng dẫn đăng ký, các thủ tục xin giấy phép chi tiết nhất để bạn đọc hình dung rõ nét nhất!

I. Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà yến

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến được quy định tại điều 3 của Thông tư số 35/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong đó:

Chủ cơ sở nuôi chim yến có trách nhiệm phải khai báo với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế thuộc tỉnh địa điểm xây dựng nhà nuôi yến. Việc khai báo cơ sở nuôi yến được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế

Các đối tượng cần khai báo bao gồm:

  • Các tổ chức, cá nhân lần đầu xây dựng cơ sở nuôi chim yến.
  • Trường hợp cơ sở nuôi yến đã được xây dựng và hoạt động trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì phải khai báo chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2013.
  • Với các cơ sở nuôi yến có sự thay đổi về quy mô: diện tích nhà nuôi, số lượng chim yến thì các tổ chức, cá nhân phải khai báo chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hàng năm.

Để xin giấy phép xây dựng nhà yến thì chủ cơ sở phải trình được giấy tờ chứng minh vị trí xây dựng phù hợp với quy hoạch. Hoặc có được sự đồng ý của UBND. Khi có đầy đủ các giấy tờ trên thì việc xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến sẽ vô cùng dễ dàng.

II. Hồ sơ cần chuẩn bị để xin giấy phép xây dựng nhà yến

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ liệt kê ở mục trên thì tổ chức, cá nhân chủ cơ sở nuôi yến cần chuẩn bị những hồ sơ kèm theo dưới đây:

Thủ tục cần kèm theo bản vẽ chi tiết cơ sở nuôi yến

  • Đơn đề nghị cấp phép xây dựng nhà nuôi yến theo mẫu quy định.
  • Bản sao công chứng các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Bản sao công chứng bản chụp chính 02 bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt gồm:
  • Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50-1/500 có kèm theo sơ đồ định vị vị trí của dự án.
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của dự án nhà nuôi yến vẽ theo tỷ lệ 1/50-1/200.
  • Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50-1/200, các mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, còn các sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện là tỷ lệ 1/50-1/200.
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường với diện tích nhà yến dưới 500m2.
  • Lập báo cáo tác động môi trường với quy mô nhà yến trên 500m2.

Hồ sơ cần kèm theo bản vẽ thiết kế các mặt cắt của nhà nuôi yến

Trường hợp bản thiết kế cơ sở xây dựng nhà nuôi yến đã được thẩm định thì các bản vẽ thiết kế là bản sao các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được phê duyệt. Với những công trình có tầng hầm thì hồ sơ thẩm định cần kèm theo bản sao văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng. Điều này sẽ đảm bảo bảo an toàn cho công trình và công trình khác ở khu vực lân cận. Còn với những công trình được xây dựng liền kề thì cần kèm theo có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối cho công trình liền kề.

III. Các bước xin giấy phép xây dựng nhà yến 

Quy trình xin giấy phép xây dựng nhà yến cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước dưới đây.:

Bước 1: Tìm hiểu về khu đất xây dựng

Hiện nay, rất nhiều địa phương đã ban hành quy định vùng xây dựng nuôi chim yến như TPHCM, An Giang, Kiên Giang, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, … Vì vậy, chủ đầu tư cần xác định khu đất xây dựng có được phép hay không. Bạn cần liên hệ với UBND huyện hoặc Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện nơi trực tiếp quản lý khu đất để xác minh.

Khu đất đủ điều kiện xây dựng nhà nuôi yến phải đáp ứng được những tiêu chí sau:

+ Không nằm trong vùng quy hoạch, giải tỏa trong tương lai đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đó.

+ Khu đất được phép xây dựng đúng với mục đích sử dụng đã quy định trước đó.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà yến

+ Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ mà chúng tôi đã giới thiệu ở mục II.

Bước 3: Nộp hồ sơ

+ Bạn nộp hồ sơ trực tiếp lên UBND huyện.

+ Hoặc nếu không có thời gian, có thể nhờ các Công ty xây dựng nhà yến uy tín hỗ trợ. Chỉ cần bỏ ra một ít chi phí, chủ đầu tư sẽ nhanh chóng làm xong thủ tục.

Bước 4: Đợi phản hồi từ cơ quan chức năng.

+ Hồ sơ của bạn sẽ được xem xét trong vòng vài ngày đến 1 tuần, sau đó trả lại nếu như đạt yêu cầu.

+ Nếu thiếu hoặc sai thông tin bạn cần bổ sung, sửa chữa và cần chờ thêm một thời gian nữa.

+ Sau khi hồ sơ được trả, chủ đầu tư mới được phép khởi công xây dựng công trình.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp quý khách có thêm nhiều thông tin và xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến nhanh chóng nhất.

Yến Pronest luôn tự hào là đơn vị chuyên cung cấp vật tư ngành yến uy tín, chất lượng hàng đầu hiện nay. Sự thành công của khách hàng chính là niềm vui của chúng tôi. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về thiết bị nhà yến, hãy gọi Hotline 0899.79.29.79 để được đội ngũ Pronest hỗ trợ tận tình, chu đáo.

Video liên quan

Chủ Đề