Thực đơn cho trẻ mẫu giáo

“THỰC ĐƠN CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON ’’

Thực đơn cho trẻ mầm non đòi hỏi phải đầy đủ dưỡng chất và thích hợp theo từng mùa, đa dạng hóa các loại thực phẩm, kết hợp nhiều loại rau củ quả nhiều màu sắc tạo món ăn đủ chất và lượng nhằm kích thích trẻ hứng thú khi ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cách xây dựng thực đơn cho trẻ tại trường mầm non đảm bảo đầy đủ dưỡng chất luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh và cả đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Hôm nay, các cô xin chia sẻ những thông tin hữu ích giúp các bậc phụ huynh có một thực đơn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng với các món mặn, món nhạt rau củ và trái cây. Trong thực đơn cho trẻ mầm non phải có đủ các chất dinh dưỡng là protein, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Cách xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non đủ chất

           Để đảm bảo 1 bữa ăn cho trẻ mầm non thì định mức 1 ngày đối với trẻ Nhà trẻ cần 600-651 Calo 

Trong đó tỷ lệ:                                             Thực đơn cân đối cần đạt đối với Nhà trẻ:

- Bữa trưa: 30-35%                                                  - Chất đạm : 13- 20 %                          

- Bữa chiều: 25-30%                                                - Chất béo:  30 - 40 %

- Bữa phụ: 5-10%                                                     - Đường:     47- 50 %

           Đối với trẻ Mẫu giáo định mức 1 ngày cần ; 615-726 calo.

           Trong đó tỷ lệ:                                             Thực đơn cân đối cần đạt đối với Mẫu giáo

- Bữa trưa: 30-35%                                                 - Chất đạm: 13-20 %                                                         

- Bữa phụ: 15-25%                                                 - Chất béo: 25- 35%

                                                                                - Đường:  52- 60 %

Vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non cần:

- Tính toán năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng trong 1 khẩu phần ăn của bé.

- Tính lượng gạo và thực phẩm giàu đạm trong 1 khẩu phần ăn

- Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất qua các loại rau củ và trái cây.

- Bổ sung thêm gia vị là các loại dầu ăn, đường, bột nêm, muối...

- Thực đơn cho trẻ cần đa dạng các món ăn và thay đổi theo từng ngày, nên xây dựng thực đơn theo tuần để dễ dàng thay đổi và kiểm soát dinh dưỡng.

[ Xây dựng thực đơn cho trẻ em mầm non nên đầy đủ dinh dưỡng ]

Gợi ý thực đơn cho trẻ mẫu giáo.

Một số cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non ngon, lạ miệng.

Thịt lợn, mực tươi xào hành tây, cà rốt 

        + Nguyên liệu: Mực tươi, thịt lợn, cà rốt, hành tây, hành khô, gừng, dầu, gia vị, mắm, hạt nêm.

          + Sơ chế:  Mực tươi rửa sạch, bóc bỏ màng mực, ruột mực, miệng mực, sau đó trần qua nước đun sôi có vài lát gừng rồi vớt ra để ráo băm nhỏ. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, băm nhỏ. Các loại rau củ quả[ cà rốt, hành tây ] gọt vỏ, bỏ phần không ăn được, rửa sạch, thái hạt lựu. Hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Gừng gọt vỏ, băm nhỏ vắt lấy nước. Hành lá nhặt lá úa, bỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ.

+ Chế biến: Mực tươi ướp cùng nước gừng, mắm, hạt nêm khoảng 15 phút. Thịt lợn ướp mắm, hạt nêm khoảng 10 phút.

Đun sôi dầu, phi thơm hành khô, cho mực đã ướp vào đảo nhanh tay đến khi

mực săn lại trút ra đĩa. Cho dầu và hành khô vào phi thơm, đổ thịt vào đảo đều đến khi thịt chín tới, mềm, trút ra đĩa.

Cho dầu, hành khô vào phi thơm, cho cà rốt, hành tây vào xào đến khi củ quả chín tới, cho mực tươi và thịt vào đảo đều cho ngấm, nêm gia vị vừa ăn, cho hành lá, tắt bếp.

 Mực tươi, thịt chín tới, mềm, ngọt, thơm mùi đặc trưng. Củ quả chín mềm, không nát. Món ăn có vị vừa ăn, màu sắc đẹp, hấp dẫn đối với trẻ.

[ Thịt lợn, mực tươi xào hành tây, cà rốt ]

Cháo cá hồi bí đỏ

+ Nguyên liệu: Gạo nếp, gạo tẻ, cá hồi, bí đỏ, xương cục, hành khô, gừng, hành lá, rau mùi, dầu ăn, gia vị, nước mắm, hạt nêm.

+Sơ chế: Cá hồi rửa trong nước muối loãng thêm nước cốt chanh [hoặc giấm] sau đó thấm khô nước. Ướp cá hồi với gia vị, nước gừng. Cho cá hồi đã ướp vào nồi hấp chín, cá chín bỏ ra dùng thìa dầm lát cá. Bí đỏ nạo vỏ, rửa sạch, thái miếng, luộc chín, xay nhỏ. Xương cục rửa sạch cho vào ninh nước dùng để nấu cháo.Vo gạo nếp, gạo tẻ sau đó để ráo nước. Hành lá, rau mùi bỏ rễ rửa sạch thái nhỏ. Hành khô bóc vỏ rửa sạch, đập dập, băm nhỏ.

 +Chế biến: Cho gạo vào cùng nước dùng ninh nhừ. Trong khi đun cần chú ý nồi cháo đun lửa nhỏ vừa để tránh trường hợp cháo bị trào ra ngoài. Thịt cá hồi ướp mắm, hạt nêm sau đó cho dầu vào chảo phi thơm hành khô cho cá vào xào săn rồi tắt bếp. Kiểm tra nồi cháo khi các hạt gạo nở bung, cháo sánh thì ta cho bí đỏ vào đảo đều đến khi cháo nhuyễn sánh cho cá vào và nêm gia vị cho vừa, cho rau mùi, hành lá rồi tắt bếp.

          Cháo cá hồi bí đỏ sau khi hoàn thành nhìn rất hấp dẫn và bắt mắt, hương vị đậm đà, thơm ngon, giàu dinh dưỡng và rất hấp dẫn trẻ.

[Cháo cá hồi bí đỏ ]

      Để trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất ngoài việc học tập, vui chơi thì cần có các thực đơn cho trẻ mầm non thật đầy đủ dinh dưỡng. Trong các món ăn đều có chất dinh dưỡng riêng, nên các bậc phụ huynh phải biết kết hợp như thế nào cho thật hợp lý. Các bữa ăn dinh dưỡng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình trẻ phát triển thể chất, cũng như giúp não bộ được hoạt động tốt hơn. Mong rằng, những chia sẻ của các cô về việc xây dựng thực đơn cho trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về các thành phần dinh dưỡng để có thể áp dụng linh hoạt tạo sự phong phú và mới lạ cho thực đơn hàng ngày của trẻ.

Chủ Đề