Tỉ lệ khung hình 1 1 là bao nhiêu?

Nếu bạn tự hỏi tại sao khi xem phim thường có các thanh màu đen ở phía trên và phía dưới màn hình thì lí do là các tỉ lệ khung ảnh khác nhau. Và trong bài viết dưới này thì Minh Duy Solutions sẽ nói cho bạn tỉ lệ khung ảnh là gì nhé.

Tỷ lệ khung hình là gì?

Tỉ lệ khung ảnh là tỉ lệ của chiều cao và chiều rộng của hình ảnh. Dựa vào số này mà hình dạng và kích thước của mỗi loại sẽ khác nhau. Hiện nay thì tỉ lệ 16:9 được sử dụng nhiều nhất. Và 16:9 có nghĩa là chiều dài rộng được chia thành phần bằng nhau và chiều cao thì được chia thành 9 phần.

Tỉ lệ 16:9 rất phú hợp cho TV bởi nó là tỉ lệ mà hầu hết các nội dung trên tivi sử dụng. Nhưng các bộ phim thì lại có tỉ lệ chuẩn là 21:9, và 21:9 thì rộng hơn nhiều vì vậy đó là lí do tai sao các bộ phim thường có 2 thanh màu đen ở phía trên và dưới. Cũng như các bộ phim, chương trình truyền hình trước kia đã từng sử dụng tỉ lệ 4:3 là tiêu chuẩn. Do vậy để nhét được vào các tivi thì các thanh đen sẽ được đưa vào 2 bên cạnh. 

Các thanh black bar [ thành màu đen] sẽ xuất hiện khi mà tỉ lệ của nội dung không trùng với tỉ lệ của màn hình. Dưa vào từng tỉ lệ khác nhau thì các thanh black bar sẽ xuất hiện ở vị trí khác nhau. Các nội dung rộng hơn màn hình thì thường sẽ xuất hiện các thanh đen ngang. Còn nếu mà hình mà rộng hơn nội dung thì sẽ xuất hiện các thanh đen dọc. Bức ảnh dưới đây sẽ cho bạn thấy được các tỉ lệ ở các tivi khác nhau.

Công thức tỷ lệ khung hình

Tỷ lệ co được tính dưới dạng công thức của chiều rộng và chiều cao, chẳng hạn như 3:2. Điều quan trọng cần nhớ là hai hình ảnh có thể có cùng tỷ lệ khung hình nhưng chúng có thể có kích thước hình ảnh khác nhau. Ví dụ, tỷ lệ hình vuông 1:1 có nghĩa là chiều rộng và chiều cao của hình ảnh là như nhau. Bất kể kích thước của hình ảnh là 320 X 320 pixel hay 1080 X 1080 pixel, tỷ lệ khung hình vẫn là 1: 1. Một ví dụ khác, một hình ảnh có thể là 1920 X 1080 pixel hoặc 1280 X 720 pixel, nhưng cả hai đều có chung tỷ lệ 16:9.

Tỷ lệ khung hình chung

Dưới đây là các tỷ lệ khung hình phổ biến nhất:

Tỷ lệ 1:1

Tỉ lệ 1:1

 

Hình ảnh có tỷ lệ 1: 1 có chiều rộng và chiều cao bằng nhau và là hình vuông. Tỷ lệ khung hình này thường được sử dụng trên đồng hồ thông minh và bạn có thể nhận thấy tỷ lệ khung hình 1:1 trên các trang mạng xã hội, chẳng hạn như ảnh Instagram.

Tỷ lệ 3:2

Tỷ lệ khung hình 3:2 khá phổ biến trong nhiếp ảnh ngày nay. Tỷ lệ 3:2 cũng được sử dụng trên một số mẫu iPhone đời đầu.

Tỷ lệ khung hình 3:2 khá phổ biến trong nhiếp ảnh ngày nay. Tỷ lệ 3:2 cũng được sử dụng trên một số mẫu iPhone đời đầu.

 

Tỷ lệ 4: 3

Tỷ lệ 4: 3 thường thấy trên một số màn hình máy tính và màn hình tivi cũ thời xưa.

 

 

Tỷ lệ 16: 9

Tỷ lệ 16:9,đây là tỉ lệ phổ biến nhất hiện nay

Đây là tỉ lệ phổ biến nhất hiện nay, bạn sẽ nhận thấy tỷ lệ khung hình 16:9 trên các slide thuyết trình, ti vi màn hình rộng, màn hình máy tính. Đó là tỷ lệ màn hình rộng tiêu chuẩn cho video. Hầu hết điện thoại thông minh và máy ảnh DSLR đều quay video ở độ phân giải 1920 x 1080 pixel, tỷ lệ khung hình 16:9.

Ratio trong thiết kế

Như đã nêu trước đó, tỷ lệ khung hình được sử dụng phổ biến nhất trong phim ảnh. Tuy nhiên, các nhà thiết kế có thể thỉnh thoảng bắt gặp thuật ngữ này. Ví dụ: nếu bạn đang làm việc trong một dự án với đồng nghiệp hoặc khách hàng và họ đang nói về tỷ lệ khung hình, họ có thể đang đề cập đến các kích thước màn hình khác nhau mà sản phẩm sẽ được truy cập từ: máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động, đồng hồ, v.v. Do đó bạn cần chú trọng tỉ lệ khung hình trên các thiết bị khác nhau.

Nhiều thiết bị thông thường có tỷ lệ khung hình tương tự nhau ngay cả khi chúng có kích thước khác nhau. Để trợ giúp, Minh Duy Solutions đã tổng hợp tỷ lệ khung hình của các thiết bị phổ biến, bao gồm máy tính xách tay, đồng hồ thông minh, máy tính bảng và điện thoại. Ví dụ: Apple Watch có tỷ lệ khung hình 5:4 trong khi iPad có tỷ lệ khung hình 4:3 và MacBook Pro có tỷ lệ khung hình 16:9 và 16:10 tùy thuộc vào phiên bản.

Facebook

Nhiếp ảnh căn bản | Tỷ lệ khung hình nào hoàn hảo?

Tỷ lệ khung hình [hay tỷ lệ ảnh] là tỷ lệ kích thước hai cạnh liền kề nhau của một tấm hình. Tỷ lệ này về bản chất chính là tỷ lệ kích thước hai cạnh liền kề nhau của cảm biến nằm bên trong máy. Một số tỷ lệ phổ biến: 1:1, 3:2, 3:4, 16:9,…
Thực tế, sẽ có tỷ lệ cho khả năng bao quát đối tượng chụp hơn nhưng lại không thích hợp cho kích cỡ ảnh in. Bởi vậy, việc tìm hiểu các ý nghĩa tỷ lệ ảnh để trước khi chụp sẽ giúp bạn lựa chọn tỷ lệ phù hợp. Một số máy [du lịch] không có tùy chọn này thì bạn có thể chụp mặc định [thường là 3:4] rồi sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh hậu kỳ nào đó để cắt [crop] hình lại theo tỷ lệ mong muốn. Bằng cách đơn giản này, bạn sẽ có được một tấm hình với tỷ lệ khung hình đẹp hơn.
Còn dưới đây là ý nghĩa các tỷ lệ giúp bạn tối ưu việc lựa chọn:
👉 TỶ LỆ 1:1 [VUÔNG]


Tỷ lệ 1:1 phù hợp với những bức ảnh chỉ tập trung vào một đối tượng ở chính giữa hay những tấm hình có nhiều khoảng trắng. Nó tạo sự cân bằng và tăng tính ổn định bố cục cho bức ảnh. Một điều thú vị nữa là định dạng hình ảnh tại tỷ lệ này sẽ làm nổi bật không khí hoài cổ cho bức ảnh của bạn và cũng rất phù hợp với các hiệu ứng đặc biệt Creative Filter.
Ảnh vuông được ra đời bởi Rollei vào khoảng năm 1929. Nhưng lúc bấy giờ, người ta vẫn chưa thật sự “cuồng” vì tỷ lệ ảnh này. Mãi đến khi, ứng dụng Instagram xuất hiện với việc đòi hỏi người dùng phải sử dụng ảnh tỷ lệ 1:1 đã một lần nữa tạo nên thời kỳ huy hoàng của trào lưu ảnh vuông trên toàn thế giới.
👉 TỶ LỆ 3:2

Máy phim 35mm và hầu hết máy ảnh ống kính rời DSLR – dòng sản phẩm được thiết kế để nối tiếp máy phim SLR đều sử dụng tỷ lệ 3:2. Nhằm mục đích in ra những tấm hình có kích thước tiêu chuẩn 4 x 6 inch nên những chiếc máy ảnh nhỏ gọn dùng cảm biến APS-C [cũ] cũng luôn phải cắt xén một chút hình ảnh để đạt tỷlệ 1,5 này. Khi cài đặt máy ảnh ở tỷ lệ này, các bức ảnh có thể được chụp lại một cách dễ dàng dù bạn đặt màn hình ngang hay đứng. Định dạng tỷ lệ này cũng được tìm thấy trên cảm biến CMOS, nên các khu vực mà cảm biến này bao phủ sẽ được sử dụng một cách triệt để.
👉 TỶ LỆ 4:3

So với tỷ lệ ở trên, tỷ lệ hình ảnh này tạo cảm giác “cô đọng” do ngắn hơn, bức hình gây ấn tượng nhẹ nhàng khi trải ra ở hướng chiều ngắn. Vì rất gần với những khổ giấy A4 và B5 nên người dùng có thể tạo lập bố cục dễ dàng để in ảnh theo chiều ngang hay chiều dọc.
Tỷ lệ hình ảnh phổ biến này được sử dụng bởi hầu hết các mẫu máy ảnh compact, máy ảnh định dạng Micro Four Thirds và Medium Format.
👉 TỶ LỆ 16:9

Tỷ lệ khung hình 16:9 phù hợp để chụp ảnh ngang và xem phim.
Màn hình LCD [HD – High Definition] thường có tỷ lệ khung hình là 16:9. Vì có cạnh dài nhất trong số các dạng tỷ lệ màn hình nên hình ảnh hiển thị với tỷ lệ này thường trải dài theo hướng ngang. Tuy nhiên, khi muốn nhấn mạnh chiều cao của đối tượng, bạn cũng có thể sử dụng hướng thẳng đứng để tạo hiệu ứng. Tỷ lệ hình ảnh 16:9 tăng diện tích xem hơn 25% so với một hình ảnh tỷ lệ 4:3, vì vậy, bạn sẽ có nhiều không gian để xem hình hơn.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài.

Bài sưu tầm.
Ảnh chính chủ

  • TAGScamera
  • crop
  • frame
  • fullframe
  • picture
  • scale
  • tips

Bài viết liên quan
  • Hướng dẫn tải và cài đặt phần mềm Photoshop trên Windows, Mac

    Thứ 4 - 01/09/2021

  • Mời cộng tác bài & ảnh cùng Vui Nhiếp Ảnh

    Thứ 3 - 15/06/2021

  • Những điều cần tránh khi chụp ảnh thiên văn [Millky Way]

    Thứ 3 - 22/05/2018

Chủ Đề