Tiền gửi ngân hàng là tài sản ngắn hạn hay dài hạn

Loại tài khoản tài sản ngắn hạn gồm có 03 loại bao gồm : Vốn bằng tiền;Đầu tư tài chính;Các khoản phải thu và Hàng tồn kho.

Nhóm Tài khoản Vốn bằng tiền

Có 02 tài khoản :

  • Tài khoản 111 – Tiền mặt
  • Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng

Nhóm Tài khoản Đầu tư tài chính [không xác định quyền kiểm soát]

Có 02 tài khoản :

  • Tài khoản 121- Chứng khoán kinh doanh
  • Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Nhóm Tài khoản Các khoản phải thu

Có 05 tài khoản :

  • Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng
  • Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ
  • Tài khoản 138 – Phải thu khác
  • Tài khoản 141 – Tạm ứng

Nhóm Tài khoản Hàng tồn kho

Có 07 tài khoản :

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

  • Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi trên đường
  • Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu
  • Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ
  • Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Tài khoản 155 – Thành phẩm
  • Tài khoản 156 – Hàng hoá
  • Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán

Tính chất chung

  • 100% tất cả tài khoản thuộc loại này biến động tăng ghi bên nợ, biến động giảm ghi bên có
  • Các tài khoản thuộc nhóm này có số dư bên nợ. Ngoại trừ hai tài khoản lưỡng tính 131 và 138 có thể có số dư bên có
  • Tài khoản 112 phải theo dõi chi tiết theo từng tài khoản ngân hàng
  • Tài khoản 121;128 theo dõi chi tiết theo từng khoản đầu tư
  • Tài khoản 131;136;138;141 theo dõi chi tiết theo khách hàng, đối tượng, nhân viên
  • Tài khoản hàng tồn kho ngoại trừ 154 theo dõi chi tiết theo mặt hàng
  • Tài khoản 154 theo dõi chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí

Để tìm hiểu sâu hơn về kế toán, các bạn có thể tìm hiểu trong khóa học Trọn bộ kỹ năng nghiệp vụ Kế toán Thuế. Khóa học cung cấp cho các bạn những kiến thức rất đầy đủ và có hệ thống về các công việc của kế toán, thuế, lập tờ khai và quyết toán thuế. Thông tin chi tiết xem tại:

XIN CHÀO ! HẸN GẶP LẠI


Khái niệm tài sản ngắn hạn là gì?

Đới với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ từ 25 - 50% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Đây là một tỷ lệ tương đối cao. Chính vì thế, việc quản lý và sử dụng tài sản như thế nào cho hợp lý có tác động rất quan trọng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

➢ Tổng Quan Về Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Ngân Hàng Thương Mại

➢ 20 Dạng đề tài Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng hay nhất

Đặc điểm của tài sản ngắn hạn

Trong doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn được phân bổ trong tất cả công đoạn, các khâu của hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh diễn ra được ổn định, liên tục và tiết kiệm. Tránh những tổn thất do ngừng sản xuất đột ngột. Vì vậy, tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp có những đặc điểm như sau: 

  • Quá trình sản xuất kinh doanh là một chuỗi các quy trình, trong đó tài sản ngắn hạn luôn luôn chuyển hóa không ngừng giúp cho chu trình sản xuất hoạt động trơn tru và liên tục.
  • Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là tư liệu lao động hay đối tượng lao động.
  • Tài sản ngắn hạn liên tục thay đổi hình thức thể hiện trong các giá đoạn của quá trình kinh doanh để phù hợp và đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Toàn bộ giá trị của tài sản ngắn hạn sẽ bị thu hồi sau khi doanh nghiệp kết thúc một chu kỳ kinh doanh [thường là 12 tháng]
  • Tài sản ngắn hạn tồn tại dưới dạng vật chất hữu hình, có tính thanh khoản cao, dễ chuyển đổi và có thời gian luân chuyển ngắn, được sử dụng để quản lý vốn lưu động của công ty. 
  • Rủi ro khi đầu tư vào tài sản ngắn hạn thấp, khi có vấn đề xảy ra doanh nghiệp có thể hủy bỏ các khoản đầu tư ngắn hạn mà không mang lại quá nhiều tổn thất về kinh tế.

Vai trò của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp là gì?

  • Tài sản ngắn hạn là một phận không thể thiếu trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp để phục vụ cho quy trình sản xuất kinh doanh. Nó chính là điều kiện tiên quyết để hình thành nên một doanh nghiệp sản xuất.
  • Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và đồng bộ.
  • Phản ánh và đánh giá quy trình sản xuất, dự trữ, tiêu thụ sản phẩm và nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • Tài sản ngắn hạn quyết định đến quy mô của doanh nghiệp, đặc biệt là tiền có tác động đến chiến lược mở rộng doanh nghiệp hoặc đầu tư của nhà quản trị.
  • Nắm giữa một tỷ lệ tài sản ngắn hạn hợp lý giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động bình thường. Giups doanh nghiệp không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến tình hình doanh nghiệp bất ổn và có nguy cơ phá sản.

Bạn đang chuẩn bị thực hiện viết luận văn cuối khóa? Bạn chưa tìm được đề tài, tài liệu tham khảo hay bạn không có thời gian làm luận văn? Đừng lo lắng, đã có DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN của Luận Văn 99 giúp bạn. Chi tiết dịch vụ làm thuê luận văn XEM TẠI ĐÂY 

Phân loại tài sản ngắn hạn

Tùy theo bản chất và yêu cầu quản lý tài sản ngắn hạn mà người ta phân chúng thành 2 nhóm: Theo phạm vi sử dụng và theo khả năng chuyển hóa thành tiền.

1/ Theo phạm vi sử dụng


Phân loại tài sản ngắn hạn theo phạm vi sử dụng

Tài sản ngắn hạn sử dụng trong hoạt động kinh doanh chính: 

Bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản, công cụ; dụng cụ lao động nhỏ, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế, bao bì, vật liệu đóng gói.

Tài sản ngắn hạn sử dụng trong hoạt động kinh doanh phụ: 

Trên thực tế, để linh hoạt trong sử dụng tài sản người ta tài sản ngắn hạn để chi trả cho công tác sửa chữa tài sản ngắn hạn, sửa chữa thường xuyên. Bên cạnh đó, tài sản ngắn hạn sử dụng trong hoạt động kinh doanh phụ còn được sử dụng cho hoạt động cung cấp dịch vụ, lao vụ. 

Tài sản ngắn hạn được sử dụng trong công tác quản lý doanh nghiệp: 

Là những tài sản được sử dụng để phục vụ cho công tác quản lý kinh doanh và quản lý hành chính như: Vật liệu cho văn phòng, cho phương tiện vận tải, văn phòng phẩm, khoản tạm ứng ...

Tài sản ngắn hạn sử dụng trong công tác phúc lợi: 

Là tài sản sử dụng cho câu lạc bộ, công tác phúc lợi của doanh nghiệp, cho các hoạt động tổ chức vui chơi cho nhân viên,...

2/ Theo khả năng chuyển hóa thành tiền


Phân loại theo khả năng chuyển hóa thành tiền

Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền

  • Vốn bằng tiền: Là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và được hình thành trong quá trình bán hàng và các mối quan hệ thanh toán. Nó là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, vì thế nên nó dễ dàng chuyển đổi sang các loại tài sản khác và chi trả cho các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Trên tài khoản kế toán, nhóm tài khoản vốn bằng tiền doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm báo cáo được thể hiện dưới dạng: các tài khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi của ngân hàng không kỳ hạn và tiền đang được chuyển
  • Các khoản tương đương tiền: Bao gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng. Bên cạnh đó, nó phải dễ dàng chuyển đổi sang tiền mà không mang nhiều rủi ro để doanh nghiệp có thể kịp thời chuyển đổi trong trường hợp phát sinh những tình huống bất ngờ. Cụ thể như: Tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng, tiền gửi ngân hàng kỳ hạn không quá 3 tháng,...

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Đây là chỉ tiêu đánh giá giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn [sau khi đã trích lập dự phòng] của doanh nghiệp dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh.

  • Chứng khoán kinh doanh: Bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư, chờ để bán lúc tăng giá và các công cụ tài chính khác như thương phiếu, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng có kỳ hạn,...
  • Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Đây là khoản trích lập dự phòng cho những trường hợp xấu như khoản đầu tư bị thua lỗ hoặc không thể thu hồi được. Theo quy định, khoản trích lập này sẽ được ghi giá trị âm trên bảng cân đối kế toán, và giảm giá trị chứng khoán kinh doanh khi tính toán.
  • Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: Tại thời điểm báo cáo, nếu doanh nghiệp có các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và kỳ hạn không quá 12 tháng thì sẽ được ghi nhận vào khoản mục đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trên bảng cân đối kế toán. Cụ thể như: Tiền gửi có kỳ hạn, thương phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán nợ khác.

Các khoản phải thu ngắn hạn 

Đây là chỉ tiêu tổng hợp giá trị của các khoản phải thu có thời gian thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Bao gồm: Phải thu ngắn hạn của khách hàng, trả trước cho người bán ngắn hạn, phải thu nội bộ ngắn hạn, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, phải thu về cho vay ngắn hạn, phải thu ngắn hạn khác.

Hàng tồn kho

Đây là tiêu chí phản ảnh toàn bộ giá trị của các loại hàng tồn kho được dự trữ để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường. Nó không bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh dài hạn và giá trị thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn. Các loại hàng tồn kho bao gồm:

Hàng tồn kho trong khâu dự trữ: Là những nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,... Phục vụ cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Hàng tồn kho trong khâu sản xuất: Các sản phẩm dở dang

Hàng tồn kho trong khâu tiêu thụ: Những thành phẩm đã sản xuất xong, nhập kho dự trữ để tránh tình trạng thiếu hàng.

Tài sản ngắn hạn khác

Là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị các tài sản khác hoặc các khoản chi phí có thời gian thu hồi hoặc sử dụng không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo như: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế phải thu, tài sản ngắn hạn khác,...

Tài sản ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán được thể hiện như thế nào?

Các tài khoản tài sản ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán, được chia thành 6 nhóm:

Nhóm tài khoản 11 - Vốn bằng tiền

Tài khoản 111 - Tiền mặt

Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển

Nhóm tài khoản 12 - Đầu tư tài chính ngắn hạn

Tài khoản 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Tài khoản 128 - Đầu tư ngắn hạn khác

Tài khoản 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

Nhóm tài khoản 13 - Các khoản phải thu

Tài khoản 131 - Phải thu khách hàng

Tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ

Tài khoản 138 - Phải thu khác

Tài khoản 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Nhóm tài khoản 14 - Ứng trước

Tài khoản 141 - Tạm ứng

Tài khoản 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Tài khoản 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

Nhóm tài khoản 15 - Hàng tồn kho

Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi trên đường

Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ

Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Tài khoản 155 - Thành phẩm

Tài khoản 156 - Hàng hóa

Tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán

Tài khoản 158 - Hàng hóa kho bảo thuế

Tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Nhóm tài khoản 16 - Chi sự nghiệp

Tài khoản 161 - Chi sự nghiệp

Một số lưu ý khi hạch toán kế toán tài sản ngắn hạn

Kế toán tài sản ngắn hạn cần phải tuân thủ theo nguyên tắc đánh giá giá trị quy cho từng loại tài sản. Đới với các tài sản ngắn hạn thuộc nhóm đầu tư ngắn hạn thì nợ phải thu và hàng tồn kho phải được đánh giá và phản ánh giá trị trên tài khoản kế toán theo giá gốc. Cuối niên độ kế toán, tùy thuộc vào tình hình mà lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải thu khó đòi. Trong đó, các khoản dự phòng không được ghi trực tiếp vào tài sản ngắn hạn mà được ghi nhận vào tài khoản riêng là tài khoản 139 - dự phòng phải thu khó đòi và  159 - dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Hy vọng rằng với những chia sẻ đề cập trong bài viết đã cung cấp và giải đáp cho bạn các câu hỏi xoay quanh khái niệm "tài sản ngắn hạn là gì". Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu chẳng may bạn vẫn còn thắc mắc cần hỗ trợ nhé. Chúc bạn luôn học tập tốt!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề