Tiến trình hoạt động mới bài học trong sách giáo khoa Mĩ thuật 2 được thực hiện như thế nào

Lớp học online môn âm nhạc của Trường THCS Bình Trị Đông A quận Bình Tân

[Thanhuytphcm.vn] - Dạy học trực tuyến [hay còn gọi là e-learning] là phương thức học ảo thông qua máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây [WiFi, WiMAX], mạng nội bộ [LAN][1].

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo [2021], dạy học trực tuyếnlà hoạt động nhằm hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông[2]. Mô hình dạy học mới được áp dụng tiêu biểu là “đào tạo trực tuyến” là một trong những giải pháp tối ưu có khả năng đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong học tập, giảng dạy và thuận lợi trong đào tạo nhiều cấp học và những mặt tích cực mà phương pháp này mang lại trong quá trình giảng dạy và học tập.

Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục phổ biến nhiều quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch, nhiều công trình xây dựng, sửa chữa trường lớp bị tạm ngưng, còn có một số giáo viên, học sinh là F0 đang điều trị tại nhà hoặc khu cách ly hay bệnh viện. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay vẫn chưa có nguồn vaccine tiêm ngừa Covid-19 cho đối tượng dưới 18 tuổi mà học sinh phổ thông chiếm tỷ lệ đa số. Chính vì thế hình thức dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp và được quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ngành giáo dục. Làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả nhất đang là vấn đề khiến các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ và học sinh quan tâm.

Học sinh Võ Đặng Khánh Quỳnh, học sinh lớp 6/4 Trường THCS Lê Tấn Bê quận Bình Tân

Đối với nhà trường: Xây dựng hạ tầng mạng, trang thiết bị công nghệ thông tin [như máy tính, camera, máy in, máy quét], đường truyền, dịch vụ internet, tận dụng tối đa các phương tiện để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy học trực tuyến. Bồi dưỡng đội ngũ nhân lực [cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên] có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước hết là kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học. Hướng dẫn cụ thể về tổ chức học trực tuyến để triển khai, hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên kỹ thuật thực hiện, xây dựng kế hoạch chi tiết theo từng bộ môn.

Nhà trường, các thầy cô giáo cần phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để trao đổi kế hoạch, thống nhất cách làm, tăng cường sự phối hợp của phụ huynh khi các em học sinh học tập tại nhà. Căn cứ vào đặc thù vùng miền và các điều kiện hiện có, các thầy cô giáo cần chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp.

Điều tra, khảo sát học sinh khả năng đáp ứng yêu cầu học trực tuyến về thiết bị học tập, tâm thế chuẩn bị học tập nhất là học sinh lớp 1, cần trang bị cho học sinh những kỹ thuật để duy trì sự hứng thú, sự tập trung trong học tập trực tuyến cũng như cách thức cân bằng sức khỏe tinh thần và thể chất trong bối cảnh học tập trực tuyến.

Giờ dạy online của cô Lê Thị Khánh Trang, giáo viên bộ môn Sử, Trường THCS Lý Thường Kiệt, quận Bình Tân

Đối với giáo viên: Giáo viên tự trang bị cho mình khả năng, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm, hệ thống dạy học trực tuyến. Ngoài ra, có thể lựa chọn một trong các hình thức như dạy thông qua trực tuyến, qua online, qua nhóm zalo, messenger, facebook, email... Ở những nơi không có điều kiện về mạng, kỹ thuật thì cần tìm giải pháp để giao bài, giao nhiệm vụ cho học sinh như soạn bài ôn tập, in và thông báo phụ huynh đến nhận.

Giáo viên dành thời gian thiết lập các mối quan hệ, làm quen kết nối với học sinh và cha mẹ học sinh. Chuẩn bị các hoạt động dạy học cũng như các trò chơi, video clip với các hoạt động khởi động vui nhộn tạo bầu không khí thoải mái trong lớp học. Giáo viên luôn cài chế độ hình ảnh nổi lên màn hình chính, luôn tương tác với học sinh, ghi nhận và khen thưởng trong quá trình dạy học. Qua đó, tạo mối thân thiện giữa giáo viên và học sinh, hướng dẫn học sinh cần chậm hơn bình thường, tránh việc vô ý tạo ra áp lực thời gian cho học sinh vì nó sẽ làm triệt tiêu hứng thú học tập.

Đối với cha mẹ học sinh: Cha mẹ luôn đồng hành, làm tốt công tác tư tưởng cho các em đối với việc học trực tuyến để học sinh hiểu rõ, chuẩn bị tâm thế để tiếp cận phương pháp này nên tạo không gian yên tĩnh, cố định, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng và dễ lấy khi cần. Nên loại bỏ tất cả những đồ vật gây phiền nhiễu và mất tập trung như ti vi, đồ chơi, vật nuôi,… ra khỏi tầm mắt của học sinh.

Điều quan trọng cha mẹ cần rèn nền nếp học tập tự lập, động viên, khen ngợi tạo sự hưng phấn trong học tập cho học sinh. Ngoài ra, cha mẹ còn phải chủ động tìm hiểu công nghệ thông tin, phương pháp sư phạm giúp các em sử dụng thành thạo, an toàn các thiết bị học trực tuyến. Thường xuyên, cập nhật kiến thức chăm sóc con cái đúng cách trong mùa dịch, tạo bầu không khí tâm lý thoải mái trong gia đình. Hướng dẫn các em hoạt động nhẹ nhàng như vệ sinh nhà cửa, chăm sóc cây cảnh, thú cưng...

Đối với học sinh: Học sinh cần chuẩn bị tâm lý, tâm thế sẵn sàng, trang phục nghiêm túc khi tham gia học trực tuyến và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị học tập quan trọng nhất là điện thoại thông minh, máy vi tính, máy tính bảng, tai nghe và sách giáo khoa.

Học sinh chọn cho mình góc học tập, không gian yên tĩnh thoải mái phù hợp với ngôi nhà của mình. Trong quá trình học tập cần chú ý lắng nghe, tham gia thảo luận và đóng góp tích cực vào bài họ. Để làm được như vậy học sinh cần chủ động đọc bài, soạn bài trước mỗi tiết học, buổi học. Tập thói quen lên lớp trước 10 phút để chào hỏi làm quen thầy, cô và các bạn tạo mối quan hệ thân thiện trong lớp học.

Ngoài ra, học sinh tạo nhóm học tập trên Zalo, Facebook để chia sẻ, giải đáp thắc mắc nội dung bài học và tham gia vận động, lao động nhẹ nhàng đi ngủ đúng giờ, đảm bảo đủ 8 tiếng, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe học tập. Đặc biệt, rèn luyện khả năng tự lập trong học tập. Chú ý tắt một số tính năng trên thiết bị gây ảnh hưởng đến giờ học. Điều đó sẽ mang lại cho bản thân người học nhớ lâu hơn về kiến thức.

Cách dạy học trực tuyến chỉ có hiệu quả nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Để hoạt động dạy học thực sự chất lượng, trước mắt giáo viên và học sinh phải thay đổi, thích nghi và tìm ra cáccách dạy học trực tuyến hiệu quả, tối ưu nhất. Hy vọng trong tương lai, hình thức dạy học trực tuyến sẽ thực sự trở thành xu thế để thế hệ trẻ có thể tiếp cận cách học mới, giáo dục các em học sinh trở thành người công dân toàn cầu.

TS Nguyễn Đặng An Long

-----

[1] Giáo dục trực tuyến – Wikipedia tiếng Việt

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT, Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2021, Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

Tin liên quan

Sách giáo khoa Mỹ thuật lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Cùng tìm hiểu về sách qua bài Hỏi đáp về sách Mỹ thuật lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo sau đây nhé.

Trả lời:

SGK Mĩ thuật 2 – CTST là sự kế thừa phát triển của bộ sách Học Mĩ thuật THCS nhằm PT Năng lực học sinh theo phương pháp do Vương quốc Đan Mạch tài trợ.

SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo được biên soạn theo quan điểm Bình đẳng – Dân chủ – Sáng tạo trong giáo dục. Theo đó, sách định hướng biên soạn cho học sinh: Cơ hội tiếp cận tri thức như nhau; Phát huy năng lực của bản thân mỗi cá nhân; Phù hợp với năng lực nhận thức khác nhau; Cơ hội phát triển năng lực như nhau; Tự chủ trong học tập; Tự do trong sáng tạo; Chủ động trong giải quyết các vấn đề; Trách nhiệm trong công việc.

Trả lời:

SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo giúp HS phát triển các phẩm chất cơ bản là: yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm; các năng lực chung là: Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo; đồng thời phát triển năng lực mĩ thuật với các thành phần: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ.

Trả lời:

SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo gồm 18 bài, được cấu trúc theo 5 chủ đề là: Biểu cảm của sắc màu, Nghệ thuật Tiền sử thế giới và Việt Nam, Lễ hội quê hương, Nghệ thuật Cổ đại thế giới và Việt Nam, Vật liệu hữu ích.

Trả lời:

Mô hình bài học của SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo gồm 5 hoạt động với cách thực hiện như sau:

– Khám phá: Huy động cảm xúc, kinh nghiệm, sự trải nghiệm để hướng tới nội dung bài học.

– Kiến tạo kiến thức, kĩ năng: Hình thành, kiến tạo kiến thức – kĩ năng mới trong bài học.

– Luyện tập – sáng tạo: Luyện tập, thực hành, sáng tạo dựa trên kiến thức, kĩ năng vừa được học.

– Phân tích – đánh giá: Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận, phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm sau luyện tập sáng tạo để hoàn chỉnh kiến thức, kĩ năng mới.

– Vận dụng – phát triển: Vận dụng kiến thức, kĩ năng, sản phẩm vào thực tiễn cuộc sống và các hoạt động học tập tích hợp với mĩ thuật.

Trả lời:

– Các hoạt động trong bài học có tính liên kết, hệ thống để hình thành, phát triển năng lực sáng tạo và sáng tạo không ngừng cho học sinh.

– Các hoạt động học tác động đến 8 loại hình trí thông minh để HS phát huy được khả năng và trí thông minh thế mạnh nhằm phát triển bản thân.

– Bài học giúp hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực thẩm mĩ đặc thù cho học sinh.

– Hình thức tổ chức hoạt động đa dạng, linh hoạt. Luôn kết nối kiến thức mĩ thuật với cuộc sống, tạo hứng thú học tập và sáng tạo cho học sinh.

– Ngôn ngữ, hình ảnh khoa học, hấp dẫn, khuyến khích HS khám phá sự đa dạng của các yếu tố và nguyên lí mĩ thuật trong sản phẩm, tác phẩm.

6. Tổ chuyên môn có thể linh hoạt như thế nào khi thực hiện xây dựng Kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật 6 theo SGK Mĩ thuật 6 – CTST?

Trả lời:

SGK Mĩ thuật 6 – CTST gồm 18 bài, mỗi bài thực hiện trong 2 tiết, riêng bài tổng kết thực hiện trong 1 tiết [tổng là 35 tiết / năm học]

Khi lập kế hoạch giáo dục Môn Mĩ thuật 6, Tổ chuyên môn có thể đảo đổi vị trí các chủ đề cho phù hợp với Kế hoạch giáo dục mong muốn của nhà trường mà không ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục.

Khi lập kế hoạch bài dạy, mỗi GV có thể điều chỉnh thời gian thực hiện của mỗi tiết cho phù hợp với HS lớp mình mà vẫn đạt được mục tiêu. GV cần lưu ý, các hoạt động trong tiết học được lựa chọn sao cho HS luôn được thực hiện thao tác mĩ thuật, tránh tiết học chỉ có hoạt động xem tranh, ảnh, quan sát và trả lời câu hỏi.

Trả lời:

Mỗi bài học trong SGK Mĩ thuật 6 – CTST được biên soạn thành các hoạt động, với tôn chỉ Hoạt động là điều kiện tiên quyết để phát triển năng lực. Mỗi hoạt động có hệ thống câu hỏi, nhiệm vụ, tranh ảnh,… rõ ràng, tường minh giúp HS có thể tự học,

Trong quá trình học SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo, với mỗi hoạt động, mỗi bài học học sinh đều đứng ở vị trí trung tâm, được tạo cơ hội và khuyến khích tự tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, thực hành, tự học, tự giải quyết vấn đề, được khơi dậy khả năng sáng tạo và sang tạo không ngừng; còn giáo viên chỉ là người đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, hướng dẫn học sinh.

Trả lời:

Khi lập kế hoạch bài dạy theo SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo, GV cần lưu ý:

– Thiết kế các hoạt động xâu chuỗi với nhau để thấy rõ được kết quả của các quy trình dạy – học trong mỗi chủ đề.

– Khuyến khích và tao cơ hội để HS chia sẻ về những nội dung trong bài học và học được cách tự học.

– Phản ánh được phương pháp, cách thức GV sẽ khuyến khích và hướng dẫn HS để các em phát triển được năng lực, phẩm chất.

– Tạo hứng thú cho HS bằng cách tổ chức các hoat động Mĩ thuật tích hợp, linh hoạt,theo nội dung bài học từ nhóm chủ đề liên quan đến kinh nghiệm cá nhân, tâm lí lứa

tuổi và kiến thức của HS.

– Tạo mối quan hệ giữa HS và GV, khuyến khích sự tham gia của cha mẹ HS, ban giám
hiệu và các GV khác trong trường vào quá trình giáo dục HS.

Trả lời:

SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo phù hợp với HS, GV ở khắp các địa phương trên mọi vùng miền đất nước vì sách đáp ứng mọi điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng học sinh, giáo viên trên cả nước. Mỗi bài học được thực hiện với các vật liệu mở, sẵn có, dễ tìm, đa dạng,… ở địa phương. Hoạt động học linh hoạt theo hình thức tổ chức mà giáo viên lựa chọn và mong muốn của học sinh. Đặc biệt là các hoạt động học trong sách được xây dựng phù hợp với các năng lực nhận thức khác nhau của học sinh, giúp các em phát triển được năng lực của bản thân.

Các vấn đề về giá trị văn hoá của mọi vùng miền trên cả nước đều được chú ý đưa vào sách thông qua kênh hình hoặc kênh chữ. Bên cạnh đó, sach cũng mở ra cho HS và GV tiếp cận những điều tiên tiến, hiện đại của nghệ thuật thế giới.

Trả lời:

Mỗi hoạt động học tập trong SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo đã được thiết kế theo các yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất và thang đánh giá theo 2 mức độ Đạt và Chưa đạt theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng các yêu cầu học tập của SGK Mĩ thuật 6 để thực hiện đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì quá trình học tập của học sinh.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Video liên quan

Chủ Đề