Tìm 5 câu thơ về văn học viết có sử dụng văn học dân gian

Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ đa dạng về phong cách nghệ thuật. Một Chế Lan Viên bị ám ảnh bởi những thám chàm, những “ma hời sờ soạng dắt nhau đi” gây ấn tượng mạnh trong phong trào thơ mới. Cũng có một Chế Lan Viên với khát khao được hòa mình vào trong cuộc sống của nhân dân, được cống hiến cho đất nước. Song cũng có một nhà thơ hồn hậu với những lời ru ấm áp, với tấm lòng hi sinh cao cả của những bậc sinh thành luôn là niềm cảm hứng bất tận.  “Con cò” là một bài thơ thể hiện phong cách đa dạng linh hoạt của Chế Lan Viên, khi cách tân táo bạo, khi truyền thống giản dị.

Bài thơ được sử dụng rất nhiều thi liệu dân gian, thể hiện qua những phương diện sau:

Nội dung đề tài

“Con cò” là một bài thơ điển hình nói về tình mẫu tử. Bài thơ Con cò là bài thơ đặc sắc của Chế Lan Viên được trích trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão. Từ hình tượng con cò, nhà thơ đã khái quát sâu sắc về hình ảnh người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. Con cò còn là hình ảnh người nông dân, cần cù, vất vả, là hình ảnh người phụ nữ chịu thượng, chịu khó, giàu đức hi sinh. Cả bài thơ âm vang tiếng lòng người mẹ, với những hi sinh tảo tần giành cho những đứa con yêu dấu. 

Bài thơ là sự đối nghịch giữa tâm tình luôn biến động của người mẹ, người mẹ luôn phải lo lắng không phút nào yên với sự ngây thơ, hồn nhiên của đứa trẻ. Qua đó làm bật nên được tấm lòng cao cả của người mẹ:

Con chưa biết con cò con vạc

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

Hình ảnh mẹ là hình ảnh xuyên suốt bài thơ, gắn liền với từng giai đoạn trưởng thành của đứa trẻ. Đề tài viết về tình mẫu tử ta đã gặp rất nhiều trong những tác phẩm dân gian ngày xưa, đặc biệt là trong ca dao dân ca:

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết những lời mẹ ru

Hay:

Mẹ già ở tấm lều tranh,

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con

Hình ảnh mẹ xuất hiện rất nhiều trong những câu chuyện cổ tích như sự tích cây vú sữa..., tất cả đều thể hiện sự biết ơn cao cả của tác giả đối với những người mẹ vĩ đại. Vì vậy có thể nói, nội dung đề tài cũng thể hiện chất dân gian trong bài thơ.

Hình tượng thơ

Hình ảnh thơ được Chế Lan Viên sử dụng như một biểu tượng xuyên suốt là hình ảnh con cò. Hình ảnh con cò từng đi vào bao ca dao dân ca, qua bao câu hát nơi thôn xóm quê nhà, trong bài thơ, tác giả đã vận dụng hình ảnh cánh cò đầy sáng tạo. Cánh cò là hình ảnh gợi sự ấm áp, yên bình nơi thôn xóm, cò còn là biểu tượng của những người nông dân tần tảo, vất vả chịu thương chịu khó:

Trời mưa

Quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đáo

Con cò kiếm ăn.

Hay:

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Hình ảnh con cò vừa tượng trưng cho sự chịu đựng, hi sinh, vừa thể hiện phẩm chất cao đẹp của con người. Toàn bộ bài thơ là sự cấu tứ xung quanh hình ảnh con cò: Cánh cò trong vòng tay người mẹ, cánh cò cắp sách đến trường, cánh cò khôn lớn mai sau. Do có sự xuyên suốt này mà bài thơ có một hương vị ngọt ngào, đằm thắm trẻ trung và liền mạch trong toàn bài. Chỉ với một hình ảnh, tác giả đã gợi mở về thân phận yếu đuối của người nông dân, người phụ nữ và nỗi vất vả gian truân trong cuộc mưu sinh để nuôi con âm thầm, khi bên ngoài xã hội còn nhiều cạm bẫy đang chực chờ. Hình ảnh con cò được xây dựng bằng nghẹ thuật nhân hóa không chỉ làm câu thơ trở nên sinh động mà còn gợi sự liên tưởng. Hình ảnh cánh cò trong bài thơ gợi sự liên tưởng đến tình mẹ, cho sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

Lựa chọn hình ảnh con cò – biểu tượng cho sự bền bì và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, bài thơ của Chế Lan Viên trở nên đậm chất truyền thống, như thể đang được tưới mạch nguồn của dân gian. Sự vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo giúp bài thơ gần gũi với độc giả.

Sử dụng thi liệu dân gian

Khi nhắc đến chất liệu dân gian, chúng ta nhớ tới ngay những bài ca dao dân ca, một trong những niềm cảm hứng bất tận của văn chương. Có thể nói ca dao là viên ngọc sáng nhất trong văn học dân gian Việt Nam, có nước mắt và cả niềm hạnh phúc. Mọi giá trị của văn học đều bắt nguồn từ nó và cũng trở về nó – nơi kết tinh những truyền thống, linh hồn của cả một thời đại. Ta có thẻ thấy Chế Lan Viên sử dụng rất nhiều thi liệu là ca dao dân ca. Trong đoạn thơ: 

Con cò ăn đêm

Con cò xa tổ

Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng...

Nhà thơ đã mượn ý từ bài ca dao:

Con cò mà đi ăn đêm

Gặp phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi, ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng...

Chính nhờ sự linh hoạt này, nhà thơ đã thành công miêu tả những nguy hiểm vất vả mà người mẹ phải đối diện. Mặc dù người mẹ biết con mình còn quá bé bỏng trước cuộc đời nhưng mẹ muốn hát cho con nghe để con hình thành tình yêu thương đối với những gì thuộc về quê hương, đất nước, hiểu được tình thương bao la mà mẹ dành cho con. Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức.

Ca đao được nhà thơ sử dụng như một thi liệu chính – tâm hồn của tác phẩm:

Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò Cổng Phủ

Con cò Đồng Đăng

Đoạn thơ này mượn ý từ câu ca dao:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng

Việc sử dụng rất nhiều ca dao khiến bài thơ trở nên rất mềm. Ta nghe như thể là một lời tâm sự, lời hát nhẹ nhàng cất lên tình tình mẹ bao la vĩnh cửu. Viết về tình mẹ, ca dao lại càng hợp hơn cả, bởi nó vừa có sự giản dị trong câu từ, lại có cả chiều sâu về mặt nội dung. Tình mẹ luôn là cảm hứng muôn thuở nhưng không phải ai cũng có thể viết về nó sâu sắc như Chế Lan Viên đã làm được.

Hình thức thơ

“Con cò” được viết dưới hình thức của một bài hát ru con, đậm chất nhạc và họa. Những lời ru từ ngàn đời nay đã in đậm vào trái tim của những đứa con, vừa là tuổi thơ ngọt ngào sâu lắng, vừa là tương lai bát ngát sáng ngời:

Ru con, con ngủ cho say

Để u dệt vải cho thầy nhuộm nâu

Cắt quần cắt áo u khâu

Để thầy con mặc dãi dầu mùa chiêm.

[Ca dao]

Âm hưởng của một bài hát ru rất đặc biệt, nhẹ nhàng nhưng cực kì sâu lắng, thể hiện rõ nhất tình cảm của người mẹ dành cho đứa con của mình. Đó là cả một bầu trời thương nhớ, một thế giới mà người mẹ đã dành cả trái tim của mình gây dựng, để đứa con của mình được lớn lên một cách hồn nhiên nhất, vô tư nhất:

À ơi!

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi

Ngủ đi, ngủ đi!

Chính việc sử dụng âm hưởng của lời ru, bài thơ mang đầy tính nhạc, dễ dàng đi vào lòng người.

Thi liệu văn hóa dân gian là một trong những điều làm nên thành công của tác phẩm. “Con cò” xứng đáng là một trong những bài thơ xuất sắc nhất viết về tình mẹ, tạo được sự cảm động trong trái tim của bạn đọc.

Thảo Nguyên

Nhận xét về ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với văn học thành văn Việt Nam, giáo trình Văn học dân gian nhận định: “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam. Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian. Nhiều tác phẩm , nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết. Nhiều nhà thơ , nhà văn lớn của dân tộc [Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du , Hồ Xuân Hương , Phan Bội Châu , Nguyễn Bính, Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy….] đã tiếp thu có kết quả văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú”.

Đó là một nhận định xác đáng thể hiện rõ mối quan hệ máu thịt gắn bó giữa văn học dân gian và văn học thành văn trong suốt tiến trình phát triển của văn học dân tộc.  VHDG chính là nền tảng của VHV và có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của VHV, là nguồn cảm hứng dồi dào, tiếp thêm chất liệu và cảm hứng sáng tạo cho văn học viết. + Về phương diện nội dung: VHDG cung cấp cho các nhà văn của mọi thời đại những quan niệm xã hội, đạo đức của nhân dân lao động, của các dân tộc. Ngoài ra, nó còn cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên xã hội, góp phần quan trọng về sự hình thành nhân cách con người. Nó bảo tồn, phát huy những truyền thồng tốt đẹp của dân tộc như: truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương,…Biểu hiện rõ nhất là ở đề tài, nguồn cảm hứng, tư tưởng nhân ái, tình cảm lạc quan, yêu đời, tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình yêu con người,…– Đề tài tiêu biểu trong văn học dân gian: Số phận người phụ nữ, thân phận người lao động nói chung, tình yêu đôi lứa, những kinh nghiệm sống quý báu, đặc biệt ngợi ca tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước,… – Nguồn cảm hứng : Văn học dân gian thường lấy nguồn cảm hứng từ thiên nhiên, cuộc sống xã hội, lao động sản xuất,… .Đặc biệt, ca dao Việt Nam đã đưa ra những tiêu chí về vẻ đẹp người con gái truyền thống.

– Tư tưởng nhân ái : Văn học dân gian đề cao tình cảm yêu thương con người nhất là thân phận người phụ nữ, người lao động cùng khổ,…

Văn học dân gian là nền văn học đầu tiên xuất hiện trong lịch sử văn hoá tinh thần của loài người. Nó đồng hành với cuộc sống con người ngay từ buổi sơ khai. Khi con người bắt đầu có ý thức, biết cảm nhận cái đẹp là lúc văn học dân gian ra đời - một nền văn học chỉ lưu truyền trong trí nhớ. Văn học dân gian , đặc biệt là truyện cổ tích và ca dao sống với thời gian bằng sức hấp dẫn nội tại của nó. Vẻ đẹp đó muôn đời vẫn được khám phá, kiếm tìm. Văn học dân gian và văn học viết vừa song hành, vừa tiếp nối nhau. Nền văn học sau tất yếu phải tiếp thu tinh hoa của nền văn học trước. Các nghệ sĩ sau này đã học tập, tiếp thu những vẻ đẹp cả nội dung và nghệ thuật của nó. Nổi bật nhất là nhà thơ Tố Hữu, Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Nguyễn Khoa Điềm, Hồ Xuân Hương... Mình xin trích dẫn một vài đoạn thơ tiêu biểu: 1. Những vầng trăng, những câu thề nguyền, hò hẹn…đi vào truyện Kiều từ miền ca dao cũ . Vầng trăng trong Kiều: Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường được học từ vầng trăng trong ca dao một thuở: Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng. 2. Không chỉ có Nguyễn Du, tiếng thơ Nguyễn Bính cứ thấp thoáng đi về một "người nhà quê", một hồn quê với những nỗi nhớ tương tư của con người Việt Nam thuở trước… Hồn thơ Nguyễn Bính đầy ắp chất ca dao. Những từ mình, ta, anh, nàng…lối tỏ tình mộc mạc, thể thơ lục bát với những giai điệu trữ tình mênh mang trong ca dao được Nguyễn Bính học một cách triệt để, khiến ta như được trở về với ca dao: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của giời… 3. Nhà thơ Tố Hữu cũng sử dụng thể thơ lục bát và đem vào thơ kết cấu mình- ta, mượn cách tỏ tình đôi lứa trong ca dao để diễn đạt những tình cảm lớn lao đối với đất nước, dân tộc: Mình về mình có nhớ ta, Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng… 4. Nguuyễn Khoa Điềm trong trường ca"Mặt đường khát vọng" cũng tìm về ca dao để cắt nghĩa, lý giải sự sinh thành, phát triển của đất nước ở bề sâu văn hoá: Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi Đất nước có trong những cái ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể Đất nước bắt đầu với những miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn… Và rất nhiều, rất nhiều nhà thơ khác nữa sau này đã học tập chất thơ- từ ngữ, hình ảnh, cấu tứ, giọng điệu ở ca dao để viết nên những vần thơ đi vào lòng người.

nguồn: tại đây

Reactions: Anh Vũ

Video liên quan

Chủ Đề