Tình cảm đổi với quê hương của chàng trai được thể hiện như thế nào trong bài thơ Chân quê 500 chữ

Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính.

Nguyễn Bính [1918 -1966] sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo ở Nam Định. Nguyễn Bính bắt đầu làm thơ từ năm mười ba tuổi và để lại cho đời một sự nghiệp thơ với nhiều tác phẩm hay, nhất là về tình yêu, mùa xuân và hồn quê. Hoài Thanh đã nhận xét rằng: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tỉnh tình đơn giản của dân quê là những tỉnh tình căn bản của ta. Bài thơ “Chân quê” là một “tuyên ngôn thơ” của Nguyễn Bính chống lại xu hướng thơ hoài cổ, bảo thủ hay chạy theo những lối mơi lòe loẹt.

Thơ chính là ước nguyện, là khát vọng của con người Nguyễn Bính. Giữa lúc biết bao nhà Thơ mới đi tìm thi hứng ở động tiên, trường tình… thì Nguyễn Bính lại đi theo một lối riêng, trở về với, tình quê, hồn quê của dân tộc mả vẫn tươi mới, hiện đại. “Chân quê” hai tiếng thôi mà nói được bao điều, hai tiếng thôi mà thắt chặt bao tình. “Chân quê” gợi bao tình nghĩa và cảnh vật. “Chân quê”, hai từ ấy không bút sách nào tả hết ý nghĩa sâu xa của nó.

Trên thế giới này có biết bao nhiêu ngôn ngữ nhưng có thứ ngôn ngữ nào diễn tả được hai từ “Chân quê” đầy ý nghĩa của Nguyễn Bính. “Chân quê” là chất của người dân Đất Việt, là hồn Việt Nam chân chất mộc mạc, giản dị mà thanh tao, là tình người gắn liền với làng quê yêu dấu. “Chân quê” là những thuần phong mĩ tục ý vị đầy tính nhân văn siêu việt.

“Chân quê” là một phạm trù rộng lớn về tình cảm, về cái đẹp tâm hồn, nhân cách, lối sống của con người Việt Nam. Mở đầu bài thơ là hình ảnh chờ đợi cho một cuộc gặp gỡ: “Hôm qua em đi tỉnh về/ Đợi em ở mãi con đê đầu làng”. Hai câu thơ đầu là nét vẻ, rất duyên và tình yêu của đôi trai thanh gái tú nơi làng quê Việt. Ở đó người đọc nhận thấy thấp thoáng một điều gì đó đã đổi mới, ẩn bên trong là tình cảm sâu sắc của chẳng trai dành cho cô gái “đợi em ở mãi”.

Và “Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng / Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Có lẽ rằng em đi tỉnh về và em đã khác. Những trang phục tân thời “khăn nhung áo lĩnh ”, “áo cài khuy bấm” được em khoác lên người ngay sau khi đi tỉnh về. Lúc này trong xã hội đang có xu hướng đổi thay nhiều trong sinh hoạt. Cuộc sống ở làng quê còn ít giao lưu, tiếp xúc với lối sống thành thị nên cũng ngỡ ngàng, xa lạ với các hiện tượng này:

“Hỡi anh áo trắng cầm ô mây
Có phải nhân tình chớ vội qua ”

Hình thức ăn mặc quen thuộc ở làng quê là giản dị và kín đáo “mớ ba mớ bảy, áo trong áo ngoài” rồi áo cài kín cổ, khăn thắt ngang lưng. Chiếc khuy bấm tự nó cũng chẳng có tội tình gì, nhưng ở thời điểm ấy lại gây những ái ngại cho chàng trai: “em làm khổ tôi” giọng thơ nghe sao mà chua chát, xót xa quá! Một sự thay đổi quá nhanh chóng, đột ngột, bất ngờ, khó mà thích nghi được.

Nhà thơ ngược dòng thời gian, hồi tưởng lại hình ảnh cô gái với những trang phục giản dị, mộc mạc, hết sức “chân quê” và tự hỏi:

“Nào đâu cải yếm lụa sồi?
Cải dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nguyễn Bính đã sử dụng bốn câu hỏi tu từ làm nổi bật cái khổ tâm của người trọng cuộc, các câu hỏi nhẹ nhàng mà thấm thía, sâu lắng mà xót xa xoáy sâu vào lòng người đọc và vào cả chính cô gái, những nguồn cơn khó mà diễn đạt hết thành lời. Rõ ràng, thi sĩ “Chân quê” Nguyễn Bính chịu ảnh hưởng của các hình ảnh địa phương nên đã đưa chúng vào thật thân quen, thoảng mùi hương đồng cỏ nội quê nhà, đầy chất Bắc: “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”. Chỉ riêng “cái yếm lụa sồi” đã gợi nhiều phong vị của cách ăn mặc giản dị mà thi vị của “gái quê”: “Năm thương cô yếm đeo bùa/ Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng”. Nhưng đó chỉ là hình ảnh đẹp của em trong quá khứ, giờ đây, chúng đã “thành truyện cổ tích đi vào trong tranh”, Em của quá khứ, đâu rồi? Em của hiện tại… khác rồi ư?

Tâm sự của chàng trai thực sự rất buồn. Người yêu thay đổi chỉ sau một lần lên tỉnh: nhanh chóng… bất ngờ… hẫng hụt… xót xa. Chàng không muốn làm mất lòng người yêu nhưng thực sự vô cùng cay đắng trong lòng. Người con trai hiểu rằng mình chưa có quyền gì để thay đổi mạnh mẽ người yêu. Vì thế trong ngôn ngữ đối thoại ở đây, nhân vật nam đã dùng những từ ngữ mềm mỏng như ở thế cầu mong, đề nghị, van nài “sợ mất lòng em”, “van em”, “cho vừa lòng anh”. Mong sao người yêu mãi “giữ nguyên quê mùa”, mãi mãi giữ cái nét mộc mạc, giản dị, “Chân qụê” của ngày xưa. Chỉ cần em như xưa, cần em vẫn là em, mang nét đẹp giản dị của cô gái Việt, thế đã là vừa lòng anh. Thế nhưng, “cho vừa lòng anh” thì lại “mất lòng em”. Oái oăm thay, thời gian, không gian, cuộc sống thay đổi thì quan niệm về cái đẹp cũng dần thay đổi ở một số người.

Còn đối với chàng trai: cái đẹp không ở sự hiện đại, tân thời mà chính ở những giá trị đơn giản, mộc mạc, “Chân quê” và hơn nữa là phù hợp với bản thân và mọi người: “hoa chanh nở giữa vườn chanh” thì mớị đúng thực chất, mới là cái đẹp thực sự. Có một số ý kiến cho rằng bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính mang tính bảo thủ quá nặng, Nguyễn Bính cứ khư khư ôm lấy hoài cổ, quá khứ, không nhìn nhận vào hiện thực, tương lai, cứ cho quá khứ là nhất. Thế nhưng, nào đâu phải vậy.

Nguyễn Bính chỉ muốn mọi người giữ gìn, trân trọng những nét đặc trưng dân dã của làng quê và quá khứ, không thể phủ nhận, chối bỏ nó. Cái đẹp tân thời, hiện đại, kiểu cách thì không phù hợp với làng quê vất vả, nghèo khổ. Người con gái sau khi lên tỉnh một lần trong một thời gian ngắn đã thay đổi như vậy thì không biết nếu nàng ở tỉnh trong một thời gian dài thì nét “Chân quê” còn đâu? Chắc là sẽ bị lãng quên, chối bỏ. Có một câu nóị nổi tiếng của Abutalip rằng: “Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn trả bạn bằng đại bác”.

Bài thơ nói rõ một tâm sự, thủ thỉ nhẹ nhàng, sâu lắng, đầy sức lay động, giọng thơ trong sáng, nhẹ nhàng của một nhà thơ được xem là “lạ nhất trước 1945” cùng những câu hỏi tu từ và những từ ngữ, hình ảnh thân quen, dân dã gây cho người đọc nhiều dư vị và cảm xúc.

Bài thơ của Nguyễn Bính là một thông điệp cảnh tỉnh rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc cho những những cô gái quê đang tự đánh mất nét đẹp chân quê của mình. Bài thơ là lời trách móc nhẹ nhàng nhưng xót xa của chàng trai quê về sự đổi thay từ hình thức đến tâm hồn của người yêu, đó là một sự mất mát lởn: “Đời thơ thôi thế dở dang/ cố nhân ơi, bước sang ngang lỡ rồi”. Nhưng nhà thơ đã kịp để lại cho đời “Chân quê” vô cùng đắt giá, đó là bản sắc văn hóa dân tộc được chắt lọc, cô đọng “có một không hai” cho người Việt Nam. Bài thơ “Chân quê” đã được phổ nhạc thành một bài hát được rất nhiều người yêu thích; nó sẽ còn mãi, còn mãi và in một dấu ấn không nhỏ trong lòng những người yêu hồn quê Việt.

Để hoàn thành phân tích bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. Với những luận cứ, luận điểm rõ rang, tài liệu sẽ giúp các bạn hiểu hơn bài thơ cũng như viết văn hay hơn, đầy đủ và hấp dẫn hơn.

“Quê hương là gì hở mẹ/ Mà sao cô giáo bảo phải yêu/ Quê hương là gì hở mẹ/ Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều”. Từ lâu, quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng để các nhà thơ nhà văn Việt Nam phóng tác. Phân tích bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính, các bạn sẽ thấy rõ hơn tầm quan trọng của quê hương và hình ảnh quê hương trong tim mỗi người khác biệt như thế nào.

Chi tiết mở bài phân tích Chân quê

Để bài viết của mình đươc sâu sắc hơn, trước khi phân tích bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính, các bạn hãy dành thời gian khái quát về tác giác thú vị này.

Nguyễn Bính là người con của vùng đất Vụ Bản, Nam Định. Đây là một vùng quê Bắc bộ nổi tiếng với truyền thống khoa bảng, văn chương. Nơi đây cũng là quê hương của Trạng Lường Lương Thế Vinh, hay Trạng Nguyên Nguyễn Hiền. Vùng đất này còn được biết đến với những làn điệu chèo giao duyên của các liền anh liền chị. Chính vì sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đậm chất văn hóa đó mà Nguyễn Bính có những sáng tác thơ ca vô cùng độc đáo và khác biệt.

Trong khi các thi sĩ cùng thời chọn phong cách thơ tự do phong khoáng, ảnh hương của Tây phương thì ông lại đi con đường riêng. Người ta ví ông như tiếng đàn bầu dân tộc giữa giàn hợp xướng dương cầm. Ông sử dụng chất liệu truyền thống để viết lên những vân thơ lay động lòng người.

Tác phẩm Chân quê là một trong những bài thơ gắn liền với tên tuổi của ông. Bài thơ đã được phổ nhạc và rất được nhiều khan giả mến mộ.

Thân bài chi tiết phân tích bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính

Luận điểm 1: Lý giải tiêu đề Chân quê

Khi phân tích bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính, các bạn cần hiểu rõ tiêu đề tác phẩm. Bởi không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy cụm từ đó đặt tên cho đứa con tinh thần của mình.

Theo từ điển tiếng Việt, cách hiểu nôm na nhất ở đây, “chân quê” chính là những cái gốc gác của quê hương. Đó là những cái móng rễ, của quên hương mà mỗi người sinh ra trên đời đều được thừa hưởng.

Nhưng lí giải văn vẻ và sâu sắc hơn thì “chân quê” chính là vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của vùng thôn quê, của những người con quê. Đó là sự chân thật trong lối sống bình dị, giản đơn của người dân quê. Đó là sự chân chất, thật thà, thẳng thắn, hồn nhiền, trong sáng, không chút vụ lợi, tối tăm của người dân quê. Đó là vẻ đẹp yên bình, thanh bần nhuốm màu lên khung cảnh, cuộc sống ở quê. Tất cả những điều đó, người ta khái quát lại thành hai tiếng “chân quê”.

Có lẽ rất yêu mến và mong muốn gìn giữ cái vẻ đẹp “chân quê” ấy nên tác giả đã không ngần ngại đặt tên cho tác phẩm của mình. Ông muốn khẳng định, mỗi người đều cần phải giữ “chân quê”.

Luận điểm 2: Hình ảnh em đi tỉnh về

Bài thơ “Chân quê” thực chất là một câu chuyện tình yêu giữa chàng trai và cô gái thôn quê. Chính thế nên ngay từ câu thơ đầu tiên, tác giả đã cho nhân vật “em” xuất hiện. Tuy nhiên, cô gái ấy xuất hiện trong hoàn cảnh mới “đi tỉnh về”. Ngày xưa, nói đến lên tỉnh là đến một nơi rất xa. Bởi ngày xưa, cuộc sống thường chỉ phía sau lũy tre làng, xoay quanh bến nước, gốc đa sân đình. Vì thế, sự kiện ai đó đi tỉnh được coi là cực kỳ trọng đại và mới lạ. Nếu như các chàng trai cô gái yêu nhau, khi người con gái đi xa như vậy, các chàng sẽ vô cùng lo lắng. Bởi ở chốn thị thành náo nhiệt, sẽ làm thay đổi con người, tâm hồn cô gái. Vì thế mà: “Hôm qua em đi tỉnh về/Đợi em ở mãi con đê đầu làng”. Cụm từ “đợi mãi” cho thấy sự sốt ruột, đứng ngồi không yên của chàng trai khi đón cô gái đi tỉnh về. Mà không phải đợi trong làng mà ra tận đê đầu làng. Như vậy càng chứng tỏ, chàng trai vô cùng lo lắng, bồn chồn, tự hỏi không biết cô gái của mình đi tỉnh về sẽ như thế nào.

Bao nhiêu nhớ nhung mong ngóng, bỗng trở thành nỗi xót xa, đau đơn khi thấy cô gái xuất hiện trước mắt với hình ảnh không thể bất ngờ hơn.

“Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!”

Những trang phục như khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm là những trang phục của người thành thị, với lối sống xa hoa đua đòi. Nó dành cho các cô gái lẳng lơ, suốt ngày rong chơi đàn đúm. Ấy thế mà giờ, nó lại vận vào người em. Nhìn em rộn rang trong trang phục đó mà khiến lòng “tôi” thêm khổ thêm sầu.

Phân tích bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính đến đây mới thấy, môi trường xã hội có sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới con người như thế nào. Hôm qua em mới đi tỉnh về thôi mà dường như mọi thứ ở con người em đã thay đổi. Thay đổi từ bộ trang phục cho tới lối đi đứng. Mà con gái, dù là thôn quê hay thành thị, thì cái quần, cái áo cũng thể hiện rõ phần nào tính cách. Và cũng luôn được chú trọng. Bởi thế em đi về và những điều “chân quê” trong em đã không còn. Không còn áo yếm lụa sồi, chẳng còn cái dây lưng đũi mà hai người mới nhuộm hồi sang xuân. Cả cái khăn mỏ quả, cả cái quần nái đen… Tất cả những trang phục truyền thống, những vẻ đẹp tiêu biểu của thôn quê đã biến đi đâu mất.

“Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Liên tục là những câu hỏi dồn dập tác giả đưa ra như để cứu vớt lại những gì còn sót của “chân quê”. Những trang phục ấy không đơn giản chỉ là trang phục của người con gái của chàng trai yêu mà đó còn là những kỷ niệm đẹp đẽ giữa hai người. Làm sao chàng trai biết cô gái sở hữu những trang phục đó. Chỉ có thể là mỗi lần gặp gỡ trò chuyện với nhau, cô gái lại vận những trang phục ấy. Nhiều đến nỗi, đẹp đến nỗi đã để lại ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ của chàng trai. Chàng trai đau đớn xót xa không chỉ vì vẻ thôn nữ trong trắng của người yêu đang bị mai một mà dự cảm nhận ra một sự đổi thay trong tình cảm của hai người.

Đoạn thơ nói về quê nhưng cũng chính là nói về nỗi lòng của chàng trai dành cho cô gái. Chàng trai muốn khẳng định vẻ đẹp thành thị kia không hợp với cô gái chút nào. Cô gái hãy trở lại như xưa, hãy trân trọng những nét đẹp thôn dã mà không phải ai cũng có được ấy.

Luận điểm 3: Ước nguyện giữ lấy chân quê

Phân tích bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính ở những câu thơ tiếp theo, chúng ta sẽ hiểu hơn tình cảnh của chàng trai và cô gái. Chàng xót xa trước cảnh tượng ấy. Chàng biết rằng nếu nói ra người con gái sẽ mất lòng, sẽ tự ái. Vì có thể, cô gái muốn thay đổi để đẹp hơn trong mắt chàng trai. Để được chàng yêu thương hơn. Nhưng khổ nỗi nó lại không như ý muốn. Chàng trai càng nhìn cô gái càng cảm thấy bi ai. Thế nên, dù kết quả ra sao, chàng vẫn quyết định:

“Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa”

Không phải là “xin” mà tác giả sử dụng từ “van” trong van nài. Van nài ở đây mang hàm nghĩa là chàng trai đã thấu hiểu tấm lòng của cô gái. Nhưng chàng mong cô gái hãy suy nghĩ lại. Chàng trai tha thiết, xuống nước nhờ cô gái “hãy giữ nguyên quê mùa”. Không phải là xin xỏ cô gái điều gì đó chàng làm sai mà là vừa nhờ vả vừa cầu khẩn cô gái. Đúng là một cách dùng từ hoàn hảo và không thể thay thế. Chàng thẳng thắn chấp nhận sự “quê mùa” chữ không thể chấp nhận lối thành thị nửa mùa.

Đến hai câu tiếp theo, chàng trai kể ra chi tiết “quê mùa” mà cô gái đã từ bỏ đó là giống “Như hôm em đi lễ chùa/ Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!”. Khá khen thay cho tài năng khôn khéo của chàng trai mà cũng chính là tác giả. Chàng đã không ví dụ cách ăn mặc của cô gái trong trường hợp khác mà chính là hôm đi lễ chùa. Mà đi lễ chùa bao giờ cũng thể hiện sự thành kính, tôn trọng của người tham quan. Do đó, chàng muốn nhận được sự thành kính, tôn trọng như trong lần đi đó. Bởi chàng muốn nàng hiểu, nếu cô mặc như thế không chỉ riêng chàng trai vừa lòng mà hết thảy thần linh, đất trời cũng ưng mắt.

Để lý lẽ của mình thêm thuyết phục cô gái, chàng trai tiếp tục đưa ra những dẫn chứng chính xác giúp cô gái nhận ra điều mình đang làm là sai. Nhà thơ hay chàng trai khẳng định:

“Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê”

Đúng vậy, hoa chanh đã nở ra ở giữa vườn chanh thì sẽ mãi là hoa chanh chứ không thể là hoa đồng tiền, hay hoa tuy luýp. Không chỉ thế, thầy u mình, tổ tiên mình cũng đều là “chân quê” thì có sao mình phải thành thị nửa mùa. Mình gìn giữ chân quê không chỉ riêng mình mà đó là cả một thế hệ, cả một dòng tộc. Em giữ chân quê, quê mùa không chỉ riêng cho anh, mà còn cho chính em, cho thầy u, cho xóm làng, cho quê hương đất nước. Thật là những lí lẽ hết thức xác thực.

Nhà thơ đi từ việc kể về những chi tiết thay đổi. Sau đó, bày tỏ xúc cảm và suy nghĩ của mình trước sự thay đổi đó. Rồi tới việc khẳng định lại vẻ đẹp của cô gái khi thật sự là mình như thế nào rồi nâng tầm quan trọng của sự gìn giữ đó lên thành cái chung của cả một dân tộc. Từng đó luận điểm thôi cũng đủ khiến cô gái kia phải nghĩ ngợi lại.

Thê nhưng dù sao đi nữa, dù cô gái có trở về “chân quê” xưa thì chàng trai hay chính tác giả vẫn man mác buồn. Bởi: “Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Dù em đã trở về là cô gái thôn quê như ngày xưa, nhưng ít nhiều hương phố xa hoa đã vấn vương trên người, trong tâm hồn cô gái ấy. Chúng thay thế cho hương đồng gió nội, cho những sự trong sáng thanh khiết của cô gái.

Kết bài

Có thể nói, phân tích bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính, người đọc càng nhận rõ hơn tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Không những thế, ông còn đau đáu trước những thay đổi của xã hội. Khi mà rất nhiều cô gái thôn quê ra thành thị đã trở nên hư hỏng và biến chất.

Bài thơ là một câu chuyện tình yêu tha thiết và chân thực. Ý nghĩa và thông điệp của câu chuyện thơ ấy đến ngày nay vẫn luôn đúng, luôn sâu sắc.

Video liên quan

Chủ Đề