Tính chất hóa học cơ bản của cacbon là

Hoá 11 bài 15 Tính chất hóa học của Cacbon

  • I. Tính chất hóa học
    • 1. Tính khử
    • 2. Tính oxi hóa
  • II. Sơ đồ tư duy cacbon
  • III. Các dạng bài tập liên quan đến Cabon

Tính chất hóa học của cacbon được VnDoc biên soạn là tóm tắt trọng tấm kiến thức lý thuyết hóa 11 bài cacbon cũng như tính chất hóa học của cacbon. Từ đó bạn đọc tổng hợp, củng cố kiến thức, vận dụng vào trả lời các câu hỏi, dạng bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.

I. Tính chất hóa học

Ở nhiệt độ thường cacbon khá trơ, còn khi đun nóng nó phản ứng được với nhiều chất.

Các số oxi hóa của cacbon là -4; 0, +2, +4 nên có tính oxi hóa và tính khử

1. Tính khử

a] Tác dụng với oxi: phản ứng tỏa nhiều nhiệt

C + O2

CO2

Ở nhiệt độ cao khử được CO2:

CO2 + C 2CO

Khi đốt cháy cacbon trong không khí ngoài khí CO2 còn có một ít khí CO.

b. Tác dụng với hợp chất:

Ở nhiệt độ cao cacbon có thể khử được nhiều oxit, phản ứng với nhiều chất oxi hóa khác nhau như: HNO3, H2SO4 [đặc], KClO3,…

Thí dụ:

C + ZnO Zn + CO

C + 4HNO3 đặc CO2 + 4NO2 + 2H2O

2. Tính oxi hóa

a] Tác dụng với hiđro

C tác dụng với khí H2 tạo thành CH4

C + 2H2 CH4

b] Tác dụng với kim loại

Cabon + một số kim loại cacbua kim loại

4Al + 3C Al4C3

II. Sơ đồ tư duy cacbon

III. Các dạng bài tập liên quan đến Cabon

Câu 1. Trong các câu dưới đây câu nào đúng khi nào về: Trong phản ứng hoá học, cacbon

A. Chỉ thể hiện tính khử.

B. Vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

C. Chỉ thể hiện tính oxi hoá.

D. Không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 2.Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong số các phản ứng sau

A. 2C + Ca → CaC2

B. C + 2H2 → CH4

C. 3C + 4Al → Al4C3

D. C + O2 → CO2

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 3.Trong tự nhiên, cacbon đơn chất không tồn tại dưới dạng

A. Than chì

B. Than nâu

C. Kim cương

D. Vô định hình

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 4.Các loại hợp chất vô cơ chủ yếu được tạo ra từ cacbon là

A. CO, CO2, muối cacbonat và muối hidrocabonat.

B. CO, CO2, muối cacbonat, muối hidrocacbonat và tinh bột

C. CO, CO2, muối cacbonat, muối hidrocacbonat và xenlulozo

D. CO, CO2, muối cacbonat, muối hidrocacbonat và canxi cacbua

Xem đáp án

Đáp án D

......................................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Hoá 11 bài 15: Cacbon, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Trang chủ » Hóa Học lớp 9 » Tính chất hóa học của Cacbon – Các dạng thù hình và ứng dụng của Cacbon

Cacbon là một phi kim khá quen thuộc và có nhiều ứng dụng quan trong trong đời sống, sản xuất. Cacbon là nguyên tố phổ biến trong hầu hết các sự sống hữu cơ. Vậy bạn đã hiểu gì về nguyên tố này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những tính chất hóa học của cacbon cũng như ứng dụng của nó. Bên cạnh đó là những dạng thù hình của cacbon các bạn nhé!

tinh-chat-hoa-hoc-cua-cacbon

I. Các dạng thù hình của Cacbon

1. Dạng thù hình là gì?

Các dạng thù hình của một nguyên tố hóa học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên. VD: nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình là oxi O2 và ozon O3.

2. Các dạng thù hình của Cacbon

Cacbon có đến 8 dạng thù hình khác nhau, trong đó Cacbon vô định hình là hoạt động hóa học nhất.

Các dạng thù hình của cacbon

cac-dang-thu-hinh-cua-cacbon

  • Kim cương
  • Graphit
  • Lonsdaleit
  • C60 [Buckyball]
  • C540
  • C70
  • Cacbon vô định hình
  • Single – walled cacbon nanotube [Buckytube]

II. Tính chất của Cacbon

1. Tính chất hấp phụ của Cacbon

Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, hơi, chất tan trong dung dịch. Do đó, than gỗ có tính hấp phụ.

Than hoạt tính

than-hoat-tinh

Than gỗ, than xương… mới điều chế có tính hấp phụ cao được gọi là than hoạt tính. Than hoạt tính có tác dụng làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc… và nhiều ứng dụng quan trọng khác.

2. Tính chất hóa học của Cacbon

Cacbon có những tính chất hóa học của một phi kim. Đó là cacbon tác dụng được với kim loại, hidro. Do cacbon là phi kim hoạt động yếu nên các phản ứng hóa học với kim loại và hidro diễn ra khó khăn hơn. Ngoài những tính chất trên, cacbon còn khử được các oxit kim loại ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại.

a] Cacbon tác dụng với oxi

Cacbon tác dụng với oxi tạo thành cacbon đioxit. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

C + O2 [t°] → CO2

b] Cacbon tác dụng với hidro

Cacbon tác dụng với hidro ở nhiệt độ cao, áp suất thích hợp và có mặt của xúc tác Pt tạo thành khí metan.

C + 2H2 [t°, p, xt Pt] → CH4

c] Cacbon tác dụng với oxit kim loại

Cacbon khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại.

2CuO + C [t°] → 2Cu + CO2

2ZnO + C [t°] → 2Zn + CO2

2PbO + C [t°] → 2Pb + CO2

III. Ứng dụng của cacbon

Cacbon có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Tùy vào dạng thù hình mà cacbon có những ứng dụng riêng như:

Kim cương

ung-dung-cua-cacbon

  • Than chì: dùng để làm điện cực, ruột bút chì, chất bôi trơn…
  • Kim cương: dùng để làm đồ trang sức, dao cắt kính, mũi khoan…
  • Than hoạt tính: dùng làm mặt nạ phòng độc, chất hấp phụ, chất khử mùi, khử màu…
  • Than đá, than gỗ: dùng lầm nhiên liệu, chất đốt, điều chế kim loại trong công nghiệp luyện kim…

IV. Giải bài tập về tính chất hóa học của Cacbon

Câu 1. Dạng thù hình của nguyên tố là gì? Cho 2 ví dụ.

Bài làm:

Các dạng thù hình của một nguyên tố hóa học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.

Ví dụ:

  • Nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình là oxi O2 và ozon O3.
  • Nguyên tố cacbon có 8 dạng thù hình, trong đó có 3 dạng chính là kim cương, than chì và cacbon vô định hình.

Câu 2. Viết PTHH của cacbon với các nguyên tố sau:

a] CuO

b] PbO

c] CO2

d] FeO

Bài làm:

a] 2CuO + C [t°] → 2Cu + CO2

b] 2PbO + C [t°] → 2Pb + CO2

c] CO2 + C [t°] → 2CO

d] 2FeO + C [t°] → 2Fe + CO2

Câu 3. Hãy xác định CTHH của các chất A, B, C, D trong thí nghiệm dưới đây. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng.

Bài làm:

– Các chất A, B, C, D lần lượt là: CuO, C, CO2, Ca[OH]2

– Hiện tượng của thí nghiệm: Chất rắn màu đen chuyển dần thành màu đỏ khi bị nung nóng và có khí thoát ra làm vẫn đục nước vôi trong.

– Phương trình hóa học:

2CuO + C [t°] → 2Cu + CO2

CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3 + H2O

Câu 4. Tại sao người ta sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây ô nhiễm môi trường. Hãy nêu các biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích.

Bài làm:

Trong than có thành phần chính là Cacbon. Cacbon khi cháy trong O2 tạo ra khí CO2 và phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Nhiệt lượng tỏa ra này có thể dùng để đun nấu, nung gạch ngói hay nung vôi.

 Vì phản ứng đốt cháy Cacbon tạo ra khí CO2 nên nó gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, mưa axit…

Biện pháp chống ô nhiễm môi trường:

  • Xử lý khí thải các lò nung gạch ngói, lò nung vôi… đồng thời cải tiến công nghệ ít gây ô nhiễm.
  • Đặt các lò nung gây ô nhiễm ở xa khu dân cư.
  • Trồng nhiều cây xanh để hấp thụ CO2.
  • Sử dụng các loại bếp khác trong đun nấu như bếp điện, bếp gas…

Câu 5. Trong công nghiệp, người ta sử dụng cacbon để làm nhiên liệu. Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 5 kg than chứa 90% cacbon, biết 1 mol cacbon cháy toả ra 394 kJ.

Bài làm:

Khối lượng C có trong 5 kg than là:

mC = 5 x 90/100 = 4,5 kg = 4500 gam

⇒ nC = mC/MC = 4500/12 = 375 [mol]

Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5 kg than là:

Q = 375 x 394 = 147750 [kJ]

Video liên quan

Chủ Đề