Tình tiết đã bị xử phạt hành chính

Nghị quyết 01-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 18/10/1990 (hết hiệu lực) có quy định gián tiếp về tiền án, tiền sự tại điểm b khoản 2 Mục II như sau: Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa. Có thể hiểu Tiền sự như sau: Một người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, mà bị xử phạt hành chính, kỷ luật. Trong trường hợp họ đã thực hiện xong hình phạt nhưng chưa được xóa kỷ luật, xóa vi phạm hành chính thì coi là người có tiền sự. Tình huống cụ thể: 1. Ngày 06/3/2018, do thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhưng chưa đến mức xử lý hình sự nên chính quyền địa phương đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 05/QĐ-XPHC, để xử phạt đối với Nguyễn Văn A với mức phạt 500.000 đồng. Đến ngày 05/3/2019, A mới nộp tiền thi hành quyết định xử phạt nêu trên. Ngày 20/02/2020 A lại có hành vi trộm cắp tài sản nhưng giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng vì A chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính nên A bị khởi tố, điều tra, truy tố xét xử. 2. Ngày 10/4/2018, Trần Văn B thực hiện hành vi đánh bạc trái phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên B bị xử phạt hành chính số tiền 750.000đ. Ngày 15/4/2018 B nhận quyết định xử phạt hành chính của Công an huyện D. Sau khi nhận quyết định, B không có tiền nên nộp tiền phạt và cũng không có cơ quan tổ chức nào nhắc nhở, cưỡng chế về việc chấp hành quyết định xử phạt hành chính. Ngày 20/02/2020, A tiếp tục có hành vi đánh bạc và bị bắt quả tang. Trong trường hợp này A có tiền sự hay không? Quy định của Pháp luật: Theo điều 7, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về “Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính” 1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày

chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi

hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội. 2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Bất cập trong áp dụng: Theo văn bản số 1754/VKSTC-V16 ngày 02/5/2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về giải đáp nghiệp vụ hướng dẫn như sau: “Nếu hết thời hạn quy định mà người bị xử phạt không cháp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định không có bất kỳ biện pháp nào buộc người bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt đó thì không thuộc trường hợp người bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định. Do đó trong trường hợp này, người, người bị xử phạt vi phạm hành chính được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính”. Như vậy áp dụng vào trường hợp cụ thể nêu trên thì thấy rằng, đối với Nguyễn Văn A, khi chấp hành hình phạt đối với Quyết định xử phạt hành chính thì thời hiệu xử phạt được tính kể từ ngày 05/3/2019 đến ngày 5/3/2020 thì A mới hết thời hiệu được coi là chưa bị xử phạt hành chính nên các vi phạm của A trong giai đoạn này đều được xác định là trước đó đã có tiền sự. Còn đối với Trần Văn B, hết thời hạn 1 năm nói trên B không có tiền nên không chấp hành. B vẫn làm ăn sinh sống tại địa phương, không cố tình trốn tránh hoặc trì hoãn việc nộp tiền theo quyết định xử phạt nhưng B không vi phạm gì trong thời hạn 1 năm cho đến trước ngày 20/02/2020. Đồng thời Cơ quan Công an huyện D cũng không có biện pháp nhắc nhở, cưỡng chế thi hành đối với quyết định nêu trên nên nên B được xem là không có tiền sự. Ở các ví dụ trên, A là người chấp hành đúng quyết định, nộp tiền phạt thì thời hiệu tính từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính. Còn B không chấp hành, không nộp phạt và không ai nhắc nhở thì mặc nhiên sau một năm thì

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó không có hiệu lực pháp luật.

Từ đó tạo ra sự không công bằng giữa những người cùng thời điểm bị xử phạt như sau nhưng thời hiệu áp dụng đối với 2 trường hợp nêu trên khác nhau và căn cứ pháp lý để xác định nhân thân, tiền sự của 2 trường hợp cũng khác nhau. Việc này ảnh hưởng rất lớn trong quá trình xác định tội danh và áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho các bị cáo trong quá trình áp dụng pháp luật Kiến nghị liên ngành các cơ quan Tư pháp trung ương hướng dẫn về “Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính” đối với trường hợp người bị xử phạt hành chính nhưng không thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tạo hành lang pháp lý vững chắc và công bằng hơn trong áp dụng pháp pháp luật cho

người vi phạm.

Võ Thị Tám

Tình tiết đã bị xử phạt hành chính

Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2-6-2005, của Bộ Chính trị …

Thuật ngữ pháp lý

Vi phạm hành chính nhiều lần

Tái phạm

Khác nhau

Khái niệm

 Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý (Khoản 6 Điều 2 Luật XLVPHC 2012).

 Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó ( Khoản 5 Điều 2 Luật XLVPHC 2012 sđbs bởi khoản 1 Điều 1 Luật XL VPHC sửa đổi 202).

 Tái phạm khác với vi phạm hành chính nhiều lần ở việc tại thời điểm xem xét xử phạt VPHC thì trước đó hành vi này đã bị xử phạt hay chưa. VPHC nhiều lần là việc một chủ thể đã vi phạm cùng 1 hành vi nhiều lần nhưng trước đó chưa bị xử phạt. Còn tái phạm trong VPHC là hành vi đã bị xử phạt nhưng lại tiếp tục vi phạm hành vi đó.

Cách thức xử phạt

 Bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng( Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật XL VPHC được sđbs Khoản 2 Điều 1 Luật XL VPHC sửa đổi 2020).

 Tái phạm thì được xem là tình tiết tăng nặng (điểm b khoản 1 Điều 10 Luật XL VPHC 2012).

 Vi phạm hành chính nhiều  lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, còn tái phạm thì không.

Tuy nhiên, giữa tái phạm và vi phạm hành chính nhiều lần giống nhau ở điểm đều được xem là tình tiết tăng nặng.

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Tình tiết đã bị xử phạt hành chính

Tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính (Ảnh minh họa)

1. Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Theo Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) quy định như sau:

- Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

- Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt hành chính

Theo Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020), những tình tiết sau đây được xem là tình tiết giảm nhẹ:

- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

3. Tình tiết tăng nặng khi xử phạt hành chính

Theo Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) , những tình tiết sau đây được xem là tình tiết tăng nặng:

- Vi phạm hành chính có tổ chức;

- Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

- Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

- Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;

- Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;

- Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

- Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

- Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;

- Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;

- Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

Lưu ý: Tình tiết tăng nặng nêu trên nếu đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

4. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng xử phạt hành chính áp dụng thế nào?

Theo Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) , tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng xử phạt hành chính được áp dụng như sau:

- Đối với phạt cảnh cáo (hình thức phạt chính):

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

- Đối với phạt tiền (hình thức phạt chính):

+ Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; 

+ Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; 

+ Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

- Đối với phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (hình thức phạt bổ sung hoặc hình thức phạt chính):

+ Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó; 

+ Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; 

+ Nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ.

Minh Phương

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN