Tóm tắt đọc sách như một nghệ thuật

Tóm tắt cuốn sách "Đọc Sách Như Một Nghệ Thuật": Đọc sách như một nghệ thuật, ngay từ lần xuất bản đầu tiên năm 1940, đã được đánh giá là cuốn sách hướng dẫn đọc hiểu lý thú và hiệu quả nhất dành cho độc giả phổ thông. Cuốn sách đã nhanh chóng trở thành một tác phẩm kinh điển về cách đọc sách thông minh.

Đọc sách như một nghệ thuật giúp bạn khám phá và lĩnh hội các cấp độ đọc khác nhau, từ đọc sơ cấp, đọc lướt có hệ thống đến đọc kiểm soát và đọc siêu tốc. Bạn có thể áp dụng các cấp độ này cho việc phân loại, chụp X-quang hay phê bình sách, tuỳ theo nhu cầu và mục đích của mình. Nhờ các kỹ năng đọc được hệ thống ở đây, bạn sẽ biết cách tiếp cận và nắm bắt tất cả các loại văn bản, dù đó là sách thực hành, khoa học, toán học, triết học, lịch sử hay các tác phẩm văn học.

Đọc sách như một nghệ thuật, hơn hết, thúc đẩy ta trở thành độc giả say mê. Cuốn sách là người bạn đường không thể thiếu của mỗi người trên hành trình đối thoại để học hỏi, khám phá, tu thân và trưởng thành, như Decartes đã nói: "Đọc sách là được trò chuyện với những người thành đạt nhất của các thế kỷ đã qua".

Mời các bạn đón đọc cuốn sách "Đọc Sách Như Một Nghệ Thuật - Mortimer J.Adler"

Sống cũng là nghệ thuật, vậy người sống có phải là nghệ nhân? Câu trả lời là: Hãy cho tôi biết cách sống của bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn có phải là một nghệ nhân hay là một kẻ nghiệp dư.

Đi tìm cái sống? Chúng ta đều là con người, mà con người còn sống thì sao phải đi tìm cái sống? Sống như thế nào mới được xem là sống?     

Hằng ngày với một cuộc sống sáng sớm thức dậy, đi làm, ăn, ngủ nghỉ, học, lướt web, facebook, đọc tin tức, comment dạo, chat chit,... Chúng ta vô thức tự lập trình cho bản thân như một cỗ máy, ấy vậy mà nhiều người cũng không sống đúng theo một chương trình đã được lập sẵn, bởi còn không ăn đủ 3 bữa một ngày, đi ngủ vào lúc 2-3h sáng, sáng thức dậy thì mệt mỏi, hằn học, ì ạch cả một ngày trời, vậy là hết ngày. Cuộc sống mà chúng ta tưởng như đơn giản chỉ xoay quanh những nhu cầu sinh hoạt bình thường, nhưng thực chất lại là sự tranh đấu. Bạn hãy thử tưởng tượng: mỗi một lựa chọn của chúng ta dù chỉ là nhỏ nhất như băng qua đường cũng là một cuộc tranh đấu bởi lơ là một chút là thần chết không ngần ngại đưa bạn đi, hay buổi sáng lựa chọn thức dậy tập thể dục, bắt đầu một ngày mới hay nằm ngủ nướng nguyên cả buổi sáng cũng hẳn là sự đấu tranh nội tâm. Bởi nếu chúng ta có trách nhiệm, sống hữu tâm, biết lo nghĩ, chúng ta sẽ đi ngủ sớm từ tối hôm trước để sáng mai ta lựa chọn thức dậy nhâm nhi một tách trà, đón nắng mới sẽ không phải là lựa chọn khó nhằn nữa.

Về tác giả

Cố tác giả Nguyễn Duy Cần [1907 – 1998], được biết đến là một nhà văn, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu của nền văn học Việt Nam thế kỷ trước.

Tôi cá chắc nhiều người nghe đến tên tác giả thì vừa thấy quen, lại cảm thấy chẳng quen mấy. Bởi cụ Thu Giang luôn có lối văn phong cổ, là rào cản lớn nhất để giới trẻ có thể tiếp thu tinh thần và tư tưởng của cụ. Thế nhưng những cuốn sách của cụ đều là những cuốn mang giá trị sách vĩnh hằng. 

Đương thời, cụ làm nghề viết sách, dạy học, chữa bệnh, nghiên cứu Kinh Dịch, Đạo Học, triết học phương Đông. Những tác phẩm của Nguyễn Duy Cần không chỉ nổi tiếng với văn phong sâu sắc, số lượng tác phẩm đồ sộ. Cái cốt yếu vẫn là độ sâu học thuật, sự tinh tường văn hóa phương Đông & nghệ thuật làm người. Đọc qua những tác phẩm của cụ, tôi mong ước tôi trở về sống cùng thời với cụ để có thể đến tận nơi, nghe cụ giảng về những triết lý thời xưa, về những lý lẽ đời thường mà sâu lắng. Nhưng cũng thật may, cụ đã để lại rất nhiều bộ sách cho nhân thế đời sau để có thể tìm đọc, nghiên cứu, nghiền ngẫm.

Phần 1: Sống

                        

     “Thiên hạ đều biết tìm cái mà mình không biết mà chẳng ai biết tìm cái mà mình đã biết; _ đều biết chê cái điều mà mình cho là không phải, mà chẳng ai biết tìm cái mình đã cho là phải.”

Theo tác giả thì đây chính là cái khôn của người đời ngày nay nhưng chỉ là những cái khôn vặt bởi cái khôn ấy là cái khôn đeo đuổi theo cái ngoài mình, cái mình không biết, mà quên mất Mình, tức là cái mà mình đã biết... hay muốn nói cho đúng hơn, cái mà mình tưởng đã biết.                                                

Chẳng phải chúng ta phải đi tìm kiếm, khám phá những cái mới, những điều ta chưa biết sao? Như vậy mới có sự tiến bộ, mới có sự phát triển chứ? Ở đây tác giả không phủ nhận rằng việc tìm kiếm, chinh phục những điều mới là sai nhưng có bao giờ chúng ta kiểm nghiệm lại những điều chúng ta cho là chân lý của mình chưa? Đâu phải cứ đi tìm những điều mới mẻ, khám phá ra một thứ hoàn toàn chưa được biết tới mới là vĩ đại. Ấy mà vì, chúng ta đã được truyền thông, phim ảnh, sách, truyện tiêm nhiễm một “ chân lý”: Đi, đi tìm những điều mới, sáng chế ra những cái mới mới là những điều vĩ đại. Nhưng không ai nói rằng chúng ta nên kiểm nghiệm lại những điều chúng ta cho là “ chân lý”, những điều chúng ta đã biết có thực sự đúng chưa? Đúng như thế nào? Đúng với người hay đúng với ta. Nói cách khác, bản thân ta đã hiểu rõ về mình chưa?
Tôi muốn kể một câu chuyện mà tôi đã ngẫm ra nhờ chính nghi hoặc, tò mò kiểm nghiệm những điều mọi người cho là lẽ thường: Có nên ăn cơm chan canh không? Chắc hẳn thì việc người Việt Nam chúng ta ăn cơm chan canh là chuyện cực kỳ bình thường. Ngay từ khi còn nhỏ đến bây giờ, chúng ta thấy ai cũng làm vậy mà. Ấy thế nhưng khi lớn lên, tôi nghe một người bạn khuyên rằng không nên ăn cơm chan canh vì không tốt cho tiêu hóa. Về nhà, tôi liền nghiên cứu lại vấn đề này. Đúng là chúng ta không nên ăn cơm chan canh vì nước canh sẽ làm loãng dịch vị, khiến thức ăn ở trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã vào ruột non, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa. Một câu chuyện hết sức đơn giản mà có lẽ nếu tôi không kiểm chứng lại thì tôi vẫn sống với cái thói quen ấy có khi là hết cả đời, bởi chính sự kiểm nghiệm, nghiền ngẫm về những điều dù là nhỏ nhặt nhất cũng là học cách sống. Vậy nên đã sống rồi, còn đi tìm cái sống chính là trước khi bước ra ngoài làm vĩ nhân chinh phục thế giới, chúng ta hãy tự kiểm nghiệm những điều mình tin là “chân lý”, những thứ mà mình tưởng là đã biết.

Phần đông lại nhận lầm thói quen là bản tánh, cho nên mới có kẻ nhận lầm rằng : tánh tự nhiên của tôi là thích uống rượu. Họ đã đồng hóa thói quen ấy với thiên tính thật. Có khi xã hội chung quanh tập cho ta những thói quen và được lâu đời truyền tử lưu tôn nên người ta đã nhận lầm cái “ta xã hội” ấy là ta, và vẫn tưởng mình đã suy nghĩ như thế _ nào dè mình chỉ suy nghĩ và hành động một cách mù quáng theo tạp tục chứ không phải theo mình.

Ngày nay, mỗi ngày chúng ta tiếp nhận vô vàn kiến thức, phải nói là lượng thông tin mà não bộ chúng ta phải xử lý là rất lớn đến mức không kịp ngừng nghỉ. Vậy nên, chúng ta hình thành một thói quen, cái gì cũng biết một chút ít, “toàn là những hiểu biết ngoài da chứ không phải cái biết trong xương tủy, trong máu huyết”. Và tai hại hơn, thường khi tiếp nhận lượng thông tin quá nhiều, chúng ta mai một dần cơ chế kiểm tra tính đúng sai của thông tin, vậy nên nhanh chóng trở “ chú cừu” dễ dàng bị dắt mũi. Hãy luôn ghi nhớ rằng “Một nửa sử thật thì không phải là sự thật”.

Phần 2:  Cái lẽ sống của ta

Thông thường, chúng ta thường có não trạng nhị nguyên tức là quan niệm phân chia sự vật ra làm hai phần biệt lập: đúng và sai, trắng và đen, tốt và xấu, lợi và hại, tịnh và động…

Dù muốn dù không, nhận thức thông thường của con người là nhận thức nhị nguyên. Hai lẽ tương đối ấy luôn luôn tranh đấu nhau và tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Nhưng chúng ta không hiểu rằng phải có sai thì mới có đúng, phải có trắng thì mới có đen, phải có xấu thì mới có tốt, tất cả phải trái, đúng sai, tốt xấu có thể chung sống, dung hòa với nhau cùng nhau tồn tại.
Đạo tín cũng có nói: “ Con đường Chân Đạo sẽ không có gì là khó khăn nếu lòng ta đừng thiên về bên nào cả : Thiện hay Ác, Phải hay Quấy, Sanh hay Tử, Phúc hay Họa, Tốt hay Xấu... Dù chỉ thiên có một hào ly thôi, cũng đủ làm cho Trời Đất chia phân…

    Sư Tăng Xán nói : “Đem cái điều mình ưa thích để chống lại cái điều mình không ưa thích, đấy là căn bịnh trầm trọng nhất của tâm hồn”. Và chính đó cũng là thông bệnh của phần đông con người hiện thời vậy.

Ở thời đại nào, cái tôi của con người cũng đều rất cao. Chúng ta hiện sinh ra và lớn lên trong thời đại mà mọi người đấu tranh để làm những điều mình thích, thích gì thì cứ làm thôi, bởi sự tự do trong lựa chọn luôn được đề cao.  Chúng ta đã đánh đống một chân lý sống “ Cứ sống và làm những điều bạn thích” với tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Thế nhưng, dừng lại một chút, có thật là những điều mình thích là những điều phù hợp và tốt với mình. Chúng ta ghét tập thể dục? Vậy nó sẽ không nằm trong danh sách những việc chúng ta sẽ làm trong ngày. Chúng ta ghét đọc sách? Ồ, vậy đọc sách sẽ là lựa chọn của ngày mai, ngày kìa, ngày kia, ngày nào thì cũng chưa biết. Chúng ta thích làm những thứ dễ chịu vì đơn giản chúng không cần nhiều công sức, chúng không cần sự cố gắng, chúng không khiến ta phải suy nghĩ nhiều, để rồi chúng ta nuông chiều bản thân mình quá đáng từ lúc nào không hay. Và tất nhiên, những người luôn lấy lý do bạo biện rằng tôi phải được là chính mình, tôi sẽ không làm những điều tôi ghét, sẽ không bao giờ tốt lên được, về cả bên trong và bên ngoài. Bởi ngoại hình của họ thì sập sệ, còn tri thức thì không chịu trau dồi. Đây là một căn bệnh, nhưng có lẽ chúng ta cũng chẳng hay biết nó là một căn bệnh. Vì nó không biểu hiện nhanh chóng ra như căn bệnh đau tim, hay sốt nóng , mà nó ăn mòn chúng ta từ sâu bên trong. Dần dà chúng ta sẽ ngại những việc khó, chúng ta dễ nản chí, thiếu kỷ luật hay trong tiếng anh có một thuật ngữ đó là “ snowflake” [ những bông tuyết] để chỉ những con người có lối sống cái tôi cá nhân cao, cho quyền làm bất cứ thứ gì mình muốn, ái kỷ nhưng dễ tổn thương và tự tổn thương chính mình.

Phần 3: Đạo

Đạo, tức là cái luật Quân Bình của Vũ Trụ, không cho ta có quyền làm một cái gì thái quá. Đạo giống như cái trọng tâm của quả lắc A :

Nếu ta kéo nó qua bên B, càng xa cái trọng tâm A của nó chừng nào thì luật quân bình bắt nó phải đánh nó trả lại, nhưng khi nó đến trọng tâm A rồi, nó đâu có chịu dừng lại, nó phải vượt qua đó để đi đến điểm B điểm đối đích bên kia. Rồi nó cũng bị luật quân bình của trọng tâm A làm cho quả lắc ấy phải trở về vị trí A nhưng phải qua qua lại lại 5,6 chục lần mới có thể đứng yên lại như cũ. Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng cuộc sống giống như một con lắc, dù bạn có những thất bại, khó khăn kéo bạn lùi ra sau thì lực kéo ra sau càng xa thì bạn tiến lên phía trước càng mạnh, như lúc bạn bắn cung, bạn cần kéo một lực thật mạnh ra phía sau để có thể bắn mũi tên về phía trước. Tuy nhiên đến một lúc, luật quân bình vũ trụ sẽ đưa bạn về vị trí cân bằng. Như câu nói: “ If it’s not ok, it’s not the end” [“Cuối cùng mọi thứ cũng sẽ ổn. Nếu nó không ổn, nó chưa phải là cuối cùng."], nó cũng bắt nguồn cái đạo này là vì vậy. Dù có gặp khó khăn, vất vả chúng ta cũng lên kiên định, bởi những thất bại trước mắt chính là chiếc đòn bẩy để ta bật đi xa và nhanh hơn.

Tác giả đã phân tích rất sâu sắc về Đạo Âm Dương, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Mọi thứ trong trời đất, vũ trụ đều dung hòa, không thứ gì là xấu hẳn, không thứ gì là hoàn hảo hẳn. Con người cũng vậy, cũng là sự hài hòa của hai phần đen-trắng, tiêu cực- tích cực, cái quan trọng là chúng ta biết để phần nào chìm xuống, phần nào sẽ thống trị ta. Việc chấp nhận hai mặt tốt xấu của vạn vật, ngay cả chính bản thân là điều chúng ta cần phải nhận thức. Và lẽ đương nhiên của Đạo quân bình chính là “ Nhiều quá chưa phải là tốt”, người muốn có tất cả thì thường không có gì cả.


q
    Lời kết

“Tóm lại, tại sao người ta thường hay đạt được những kết quả trái hẳn lại với lòng nguyện ước của mình” dù những nguyện ước ấy là những điều hợp lý và phải lẽ? Là tại có cái Đạo chủ trương và bao trùm vạn vật luôn luôn có mặt trong tất cả mọi sự vật. Nó có “phận sự” điều chỉnh lại những cái gì “thái quá” , vượt mức trung, vì hễ “cao giả ức chi, hạ giả cử chi, hữu dư giả, tổn chi, bất túc giả bổ chi” đặng mà lập lại cái thế quân bình, không cho thiên hẳn về một bên nào cả các đòn cân Âm Dương, Thiện Ác…”

Vậy nên, mỗi chúng ta hãy đừng vội thắc mắc về vấn đề xã hội, bạn nên tự hỏi: Mình là người ra gánh vác việc sửa đời dạy người, mình đã là người thật sáng suốt chưa, mình đã là người tìm được cái lẽ sống thật của mình chưa, mình đã tìm ra cái chân hạnh phúc cho mình chưa? Nếu chưa, thì xin bạn hãy lo cho mình cho hoàn toàn đi. Có sáng được mình mới mong làm sáng được người.

Review chi tiết bởi: Lê Thị Thiên Nga - Bookademy

Hình ảnh: Hải My

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

[*] Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

102 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề