Tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 2022

Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết việc thực hiện Quyết định 89 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” trên địa bàn tỉnh [sau đây gọi tắt là Đề án]. 

Tới dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Tống Quang Thìn, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Xây dựng Xã hội học tập tỉnh Ninh Bình; Hội nghị có đầy đủ đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Xây dựng Xã hội học tập các huyện, thành phố, Hiệu trưởng các trường THPT, Giám đốc các TTGDTX, đại diện của cơ quan truyền thông.

Quang cảnh Hội nghị

          Tại Hội nghị, bà Bùi Thị Khuyên- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT thay mặt ban Chỉ đạo Xây dựng Xã hội học tập tỉnh đã trình bày báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Các đại biểu tham dự Hội nghị đã được xem một phóng sự do Đài Truyền hình Ninh Bình xây dựng đánh giá những kết quả nổi bật của các cấp các ngành trong phong trào xây dựng xã hội học tập của tỉnh giai đoạn 2012-2020.

          Hội nghị cũng được nghe các tham luận của Sở Văn hoá và Thể thao, Hội Khuyến học tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và Trung tâm học tập cộng đồng xã Ninh Vân để làm rõ hơn những thành tích đã đạt được của các cấp các ngành trong toàn tỉnh trong việc chung tay cùng thúc đẩy phong trào xây dựng xã hội học tập của tỉnh nhà.

          Tại Hội nghị, có 10 tập thể và 10 cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng xã hội học tập của địa phương, cơ quan, đơn vị đã được nhận bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.

Các tập thể và cá nhân nhận Bằng khen chủa Chủ tịch UBND tỉnh

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Tống Quang Thìn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Xây dựng Xã hội học tập tỉnh nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập. Từ đây sẽ xây dựng được con người có tri thức, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng yêu cầu học tập, công tác, lao động trong tình hình mới. Từ việc học tập thường xuyên, suốt đời của mỗi người sẽ góp phần xây dựng xã hội có nền tảng văn hoá, xây dựng quốc gia giàu mạnh.

          Những kết quả và những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình sẽ là cơ sở để tỉnh Ninh Bình tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030./.

                                                                                      Nguồn: Phòng GDTX

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Phạm Tất Dong chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có đại biểu Ban Tuyên giáo trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương; lãnh đạo UBND các tỉnh thành phố, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, Hội khuyến học tỉnh; lãnh đạo Sở GD&ĐT và phòng ban chuyên môn thuộc Sở.

Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại và hạn chế của việc triển khai Đề án; trên cơ sở đó đề ra những mục tiêu, giải pháp cho việc xây dựng Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”.

Báo cáo tóm tắt kết quả 8 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết:

Sau 8 năm triển khai thực hiện Đề án 89, các cấp, các ngành và đoàn thể từ trung ương đến cơ sở đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc và đã đạt được kết quả quan trọng.

Theo đó, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập có chuyển biến tích cực. Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được củng cố vững chắc.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tăng cường;

Mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên tiếp tục được củng cố và phát triển nhanh chóng về số lượng, đa dạng về mô hình, hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân.

Các cơ sở giáo dục đã đẩy mạnh dạy học từ xa, dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình và từng bước xây dựng các khóa học trực tuyến mở đại chúng.

Các thiết chế văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng đã tham gia cung ứng các chương trình học tập suốt đời và tổ chức các chương trình giáo dục mở trên sóng phát thanh, truyền hình.

Việc triển khai các mô hình học tập được thực hiện linh hoạt, từng bước vững chắc, nhận được sự đồng thuận của nhân dân.

Số lượt người tham gia các lớp cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ, các lớp phổ cập ngoại ngữ, tin học ứng dụng, giáo dục kỹ năng sống, nghề ngắn hạn tại các trung tâm học tập cộng đồng tăng hằng năm.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ báo cáo tóm tắt kết quả 8 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Đề án còn một số hạn chế. Trong đó, nhận thức và trách nhiệm đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở một số địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị… còn chưa đồng bộ, đúng mức.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng ở một số nơi chưa gắn với yêu cầu công việc, vị trí việc làm, chức danh mà cán bộ, công chức đảm nhiệm. Các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường chưa đa dạng, phong phú, điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn.

Nhiều trung tâm học tập cộng đồng hoạt động còn kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người dân. Sự tham gia của các cơ sở giáo dục đại học trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập còn hạn chế...

Tiếp nối kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, khó khăn, Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” đề ra một số giải pháp trọng tâm như: Chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập đến mọi người dân.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào các hoạt động học tập suốt đời. Đẩy mạnh sự tham gia của các cơ sở giáo dục đại học liên thông qua hệ thống các cơ sở giáo dục thường xuyên để cung ứng nguồn tài nguyên học liệu mở, mở rộng cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

Việc gắn kết giữa giáo dục thường xuyên và giáo dục chính quy, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội cần được thực hiện tích cực và chặt chẽ hơn. Các trung tâm học tập cộng đồng gắn với xóa mù chữ và dạy nghề ngắn hạn cần nâng cao chất lượng hoạt động.

Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án phải cụ thể, sát với thực tiễn và tăng cường kiểm tra thực tế triển khai để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương.

Với các giải pháp tổng thể và chi tiết, Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” đặt mục tiêu tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập theo hướng hình thành hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông, bảo đảm đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục suốt đời có chất lượng.

Điều này góp phần thực hiện thành công khâu đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0.

  • 17:34 | Thứ Sáu, 18/06/2021

[QBĐT] - Sáng 18-6, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT] đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 8 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chủ trì.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Bình có đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT, các sở ngành và đơn vị liên quan.

Đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.

Giai đoạn 2012-2020, với sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ GD-ĐT với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương, việc triển khai Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 cơ bản đã hoàn thành đúng tiến độ và đạt các kết quả quan trọng.

Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập có chuyển biến tích cực; công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được củng cố vững chắc, 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tăng cường; mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên tiếp tục được củng cố và phát triển nhanh chóng về số lượng, đa dạng về mô hình hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực.

Các lớp phổ cập ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống, học nghề ngắn hạn tại các trung tâm học tập cộng đồng tăng qua hàng năm; tỷ lệ học sinh, sinh viên và người lao động tham gia học tập các chương trình giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục đạt trên 64%.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.

Các thiết chế văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng đã tham gia cung ứng các chương trình học tập suốt đời và tổ chức các chương trình giáo dục mở trên sóng phát thanh, truyền hình. Việc triển khai các mô hình học tập được thực hiện linh hoạt, từng bước vững chắc, nhận được sự đồng thuận của nhân dân.

Số lượt người tham gia các lớp cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ, các lớp phổ cập ngoại ngữ, tin học ứng dụng, giáo dục kỹ năng sống, nghề ngắn hạn tại các trung tâm học tập cộng đồng tăng hằng năm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ GD-ĐT đánh giá, quá trình thực hiện đề án vẫn còn một số hạn chế, như: nhận thức và trách nhiệm đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở một số địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị chưa đồng bộ, đúng mức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ở một số nơi chưa gắn với yêu cầu công việc, nhiều trung tâm học tập cộng đồng hoạt động còn kém hiệu quả…

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện đề án; đồng thời, bàn các giải pháp để triển khai tốt đề án này trong giai đoạn 2021-2030.

Theo đó, Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” đề ra một số giải pháp, như: Chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập đến mọi người dân; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào các hoạt động học tập suốt đời. 

Gắn kết giữa giáo dục thường xuyên và giáo dục chính quy, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tích cực và chặt chẽ hơn; các trung tâm học tập cộng đồng gắn với xóa mù chữ và dạy nghề ngắn hạn cần nâng cao chất lượng hoạt động. Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án phải cụ thể, sát với thực tiễn và tăng cường kiểm tra thực tế triển khai để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương.

A.T

Video liên quan

Chủ Đề