Top các phương pháp định giá doanh nghiệp năm 2022

Định giá doanh nghiệp [Business Valuation] hay xác định giá trị doanh nghiệp là công việc quan trọng được thực hiện bởi những cá nhân hay tổ chức có liên quan mật thiết đến doanh nghiệp. Có thể nói nhu cầu định giá doanh nghiệp ngày nay đã trở nên phổ biến hơn bao giờ, dưới đây là những điều bạn cần biết.

Định giá doanh nghiệp là công việc phổ biến hiện nay

1. Định giá doanh nghiệp là gì?

Theo Wikipedia, định giá doanh nghiệp là công việc điều tra một cách chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của doanh nghiệp. 

Việc xác định giá trị doanh nghiệp được xem như một bộ môn khoa học, nghệ thuật, là hoạt động chuyên môn mang tính kinh tế, pháp lý và xã hội. Nhu cầu định giá xuất phát từ việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp từ các bên liên quan, giúp đảm bảo các giao dịch được diễn ra thuận lợi cho cả đôi bên và không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường.

2. Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp

Có rất nhiều cách khác nhau để định giá doanh nghiệp, dưới đây là 3 cách được sử dụng phổ biến mà BAC muốn chia sẻ đến bạn đọc.

Có nhiều phương pháp khác nhau để định giá doanh nghiệp

  • Phương pháp Định giá dựa vào thu nhập [P/E]

Định giá dựa vào thu nhập là cách thức xác định giá trị của tài sản thông qua quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 10 [Ký hiệu: TĐGVN 10] cách tiếp cận từ thu nhập có hai phương pháp chính là phương pháp vốn hóa trực tiếp và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể được dùng để xác định giá trị tài sản thẩm định giá theo cơ sở giá trị thị trường hoặc phi thị trường.

  • Phương pháp Dòng tiền tự do [FCF]

Dòng tiền tự do là dòng tiền còn lại sau khi tài trợ cho các dự án ròng có hiệu quả. Đây là một trong những tiêu chuẩn thường được sử dụng để so sánh và phân tích tình trạng tài chính cũng như là định giá cổ phiếu.

Dòng tiền tự do được xem là một trong những chỉ số tài chính quan trọng nhất của giá trị cổ phiếu. Giá của một cổ phiếu được xem là tổng kết của dòng tiền mặt dự kiến ​​của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, không phải lúc nào cổ phiếu cũng có giá chính xác. Hiểu biết về dòng tiền tự do của doanh nghiệp cho phép các nhà đầu tư kiểm tra giá trị thực của một cổ phiếu.

  • Phương pháp Mô hình tăng trưởng cổ tức [Gordon]

Mô hình tăng trưởng Gordon được dùng để xác định giá trị nội tại của một cổ phiếu, dựa trên một loạt cổ tức tăng trưởng với tốc độ không đổi trong tương lai. Đây là một biến thể phổ biến và đơn giản của mô hình chiết khấu cổ tức.

Mô hình tăng trưởng Gordon sẽ định giá cổ phiếu của một công ty bằng cách giả định rằng công ty đó thanh toán cổ phần cho cổ đông một cách liên tục. Yếu tố chính trong mô hình này là cổ tức trên mỗi cổ phiếu, tốc độ tăng trưởng cổ tức trên mỗi cổ phiếu và tỷ suất sinh lời nội bộ. Việc giả định này đồng thời cũng là hạn chế của mô hình Gordon.

Thông thường, các công ty ít khi có sự tăng trưởng liên tục trong cổ tức do chu kỳ kinh doanh, những rủi ro hoặc thành công về tài chính không nằm trong kế hoạch. Vì thế, mô hình này chỉ được giới hạn ở các công ty cho thấy tốc độ tăng trưởng ổn định.

Còn rất nhiều điều để có thể chia sẻ về định giá doanh nghiệp, nếu các bạn thật sự quan tâm đến chủ đề này và muốn dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, hãy tham khảo khóa học ngắn dưới đây.

Tham khảo: Khóa học định giá doanh nghiệp

Trên đây là những điều cơ bản về định giá doanh nghiệp và 3 phương pháp định giá phổ biến. Mong rằng những thông tin được BAC tổng hợp đã giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn đọc, đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Cập nhật Ngành Ngân Hàng: Đại hội cổ đông & cập nhật nhanh KQKD Q1/2022

Mùa ĐHCĐ đã kết thúc, hầu hết các ngân hàng mà chúng tôi nghiên cứu đều có quan điểm tích cực cho cả năm 2022. Kế hoạch tăng trưởng LNTT bình quân ở mức + 31% so với cùng kỳ, trong khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào hạn mức do Ngân hàng Nhà nước [NHNN] phê duyệt như thường lệ. Tuy nhiên, VCB và MBB có thể có lợi thế về tăng trưởng tín dụng trong năm 2022, do hai ngân hàng này có kế hoạch tham gia hỗ trợ tái cơ cấu các ngân hàng “0 đồng”.

KQKD Q1/2022 hầu hết đều phù hợp hoặc vượt kế hoạch đặt ra tại ĐHCĐ, ngoại trừ trường hợp của OCB. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là kết quả này chỉ phản ánh hoạt động trong Q1 và chưa phản ánh đầy đủ tác động của những động thái siết hoạt động cho vay bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp gần đây. Chúng tôi cho rằng rủi ro trong ngắn hạn vẫn còn cho đến khi tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở nên rõ ràng hơn. Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi ưu tiên các cổ phiếu có chất lượng tài sản tốt với tỷ trọng cho vay bất động sản và/hoặc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở mức thấp [như ACB và VCB].

Cập nhật Ngành Điện: Mở cửa kinh tế trở lại thúc đẩy tiêu thụ điện và giá CGM

Mở cửa kinh tế trở lại giúp tiêu thụ điện toàn quốc tăng; cùng với việc thiếu cung than tạm thời tiếp tục đẩy giá trên thị trường phát điện cạnh tranh tăng.

Giá trung bình trên thị trường phát điện cạnh tranh [giá CGM] tăng +37% so với cùng kỳ trong Q1/2022 và qua đó có thể giúp lợi nhuận của các nhà máy nhiệt điện tránh khỏi tăng trưởng âm [VD: NT2, POW, HND].

Tiêu thu điện toàn quốc Q1/2022 đạt 63 tỷ kwh và tăng +7,8% so với cùng kỳ [so với năm 2021 là +4%] trong bối cảnh tăng trưởng GDP trong Q1 là 5,03% so với cùng kỳ. Do kinh tế mở cửa trở lại, chúng tôi ước tính tiêu thụ điện năm 2022 hồi phục & tăng +9,2% so với cùng kỳ.

Rủi ro khi giá cả nhiên liệu đầu vào tiếp tục tăng. Nếu giá nhiên liệu đầu vào [bao gồm dầu khí và than nhiệt] tiếp tục tăng và duy trì mức cao có thể khiến lạm phát tăng trong khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể suy yếu. Qua đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và tăng trưởng GDP của Việt Nam [từ 6,8%-7,2%YoY còn khoảng 5%-6%YoY], và tiêu thụ điện [từ 9.2%YoY còn 7%YoY].

Cập nhật Ngành Ngân hàng: Nhóm ngân hàng TMCP tăng trưởng ổn định trong Q1/2022

Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng lợi nhuận Q1/2022 bình quân của các ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu sẽ đạt từ một con số đến hai chữ số thấp. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tương đối thấp so với cùng kỳ này phần lớn là do hai ngân hàng CTG [chưa tính đến banca] và VCB có lợi nhuận giảm từ nền so sánh cao trong cùng kỳ năm 2021. Theo quan điểm của chúng tôi, nhìn chung các ngân hàng còn lại vẫn có thể đạt kết quả kinh doanh khả quan với tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tương đối tốt.

Cập nhật Ngành Phân bón: Giá ure có thể đạt đỉnh trong tháng 3

Chúng tôi cho rằng, việc nối lại giao thương giữa Nga và các nước Châu Âu sẽ mất nhiều thời gian sau khi xung đột giữa Nga-Ukraine hạ nhiệt. Do đó, giá ure có thể đạt đỉnh trong tháng 3 và tạo ra cơ hội đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng giá ure có thể giảm mạnh từ tháng 6 trở đi khi Trung Quốc dần nới lỏng chính sách xuất khẩu và vấn đề thiếu than dần được khắc phục. Chúng tôi nâng ước tính lợi nhuận cho DCM lên 2.684 tỷ đồng [+40% YoY] và DPM lên 3.976 tỷ đồng [+25% YoY] năm 2022. Giá mục tiêu cho cổ phiếu DCM là 51.800 đồng/cp, tương đương tổng mức sinh lời là 22,2% [trong đó 5,6% tỷ suất cổ tức]. Giá mục tiêu cho DPM là 71.200 đồng/cp, tương đương tổng mức sinh lời là 13,1% [trong đó 5,3% tỷ suất cổ tức]. Rủi ro: chính phủ có thể can thiệp vào công tác điều hành giá phân bón trong bối cảnh giá gạo thấp và tiêu thụ nông sản đang gặp khó khăn khi Trung Quốc hạn chế nhập khẩu.

Cập nhật Ngành Du lịch: Cổ phiếu nào hưởng lợi khi ngành Du lịch mở cửa trở lại từ 15/03?

Theo SSI Research, ngành Du lịch mở cửa sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và cải thiện lợi nhuận đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực [i] Du lịch, lữ hành; [ii] Lưu trú du lịch [ví dụ: khách sạn, resort,..]; [iii] Vận tải du lịch.

Chúng tôi lưu ý rằng, sẽ cần thời gian để việc mở cửa trở lại ngành du lịch phản ánh vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên với đặc tính phản ánh kỳ vọng của thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu thường sẽ có xu hướng phản ứng trước so với diễn biến của lợi nhuận.

Cập nhật Ngành Dầu khí: Giá dầu đạt đỉnh 14 năm

Tương quan của giá cổ phiếu ngành dầu khí và giá dầu: Dù có sự khác nhau về các yếu tố cơ bản, giá cổ phiếu ngành dầu khí đều có tương quan rất chặt chẽ với giá dầu, hay nói cách khác độ “nhạy” của giá cổ phiếu với giá dầu là rất cao. Chúng tôi cho rằng giá dầu tăng đem lại cơ hội đầu tư cả ngắn và dài hạn. Với chiến lược đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư có thể xem xét các cổ phiếu có mức độ tương quan lớn nhất với giá dầu như BSR, PVD, PVS và OIL.

Cập nhật Ngành Phân bón: Tác động của việc thiếu hụt khí đốt tự nhiên dự kiến ở Châu Âu đến ngành phân bón

Kể từ báo cáo ngành gần đây nhất, cổ phiếu DPM và DCM đã tăng lần lượt 30% và 29% và vượt giá mục tiêu trước đó của chúng tôi. Với khả năng thiếu khí ở châu Âu, chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu đối với cổ phiếu DPM lên 51.800 đồng [từ 44.200 đồng] và DCM lên 40.100 đồng [32.900 đồng]. Trong ngắn hạn, lợi nhuận ròng tăng mạnh so với cùng kỳ và việc cắt giảm nguồn cung urê dự kiến ở châu Âu sẽ giúp giá cổ phiếu DPM và DCM duy trì đà tăng. Tuy nhiên, về dài hạn, chúng tôi ước tính giá urê sẽ giảm do Trung Quốc có thể tăng nguồn cung urê khi tình trạng thiếu than giảm bớt.

Cập nhật Ngành Dầu khí: Giá dầu đạt đỉnh 7 năm và cơ hội đối với cổ phiếu dầu khí

Tương quan của giá cổ phiếu ngành dầu khí và giá dầu: Dù có sự khác nhau về các yếu tố cơ bản, giá cổ phiếu ngành dầu khí đều có tương quan rất chặt chẽ với giá dầu, hay nói cách khác độ “nhạy” của giá cổ phiếu với giá dầu là rất cao. Chúng tôi cho rằng giá dầu tăng đem lại cơ hội đầu tư cả ngắn và dài hạn. Với chiến lược đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư có thể xem xét các cổ phiếu có mức độ tương quan lớn nhất với giá dầu như BSR, PVD, PVS và OIL.

Triển vọng Ngành nước năm 2022: Tăng trưởng ổn định

Giá cổ phiếu của các công ty ngành nước đã tăng +23% trong 2021, thấp hơn so với mức tăng của VNIndex. Các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ tăng mạnh: BDW [+76% YoY]; NBW [+78% YoY]; GTW [+42% YoY]; BWE [+37% YoY]; DNW [+30% YoY] và TDM [+27% YoY]. Trong khi đó, top 5 cổ phiếu vốn hóa lớn tăng nhẹ như VCW [-12% YoY] và SII [-18% YoY].

Triển vọng ngành Hàng không năm 2022: Thị trường trong nước phục hồi trước, trong khi thị trước quốc tế vẫn phải chờ đợi thêm

Nửa cuối năm 2022 sẽ chứng kiến sự phục hồi lợi nhuận mạnh mẽ hơn, do chúng tôi tính đến các yếu tố sau: hoàn tất mũi tiêm tăng cường đầu tiên; biên giới mở lại rộng hơn ở cả Việt Nam và các nước khác; hiệu suất/hệ số tải tốt hơn trong mùa lễ; và giá nhiên liệu bay thấp hơn so với nửa cuối năm 2021. Đối với cá công ty sân bay như ACV và AST, chúng tôi kỳ vọng triển vọng lợi nhuận mạnh bắt đầu từ nửa cuối năm 2022 vì hành khách quốc tế có thể sẽ chiếm phần lớn lợi nhuận cao như những năm trước dịch Covid gần đây. Đối với các hãng hàng không, chúng tôi kỳ vọng hệ số tải và hiệu suất thấp sẽ cản trở sự phục hồi lợi nhuận trong năm 2022 và các nhà đầu tư có thể kỳ vọng mức tăng trưởng có ý nghĩa hơn trong năm 2023.

Triển vọng ngành Phân bón năm 2022: Giá bán trở về mức hợp lý hơn trong năm 2022

Triển vọng tăng trưởng năm 2022

  • Giá urê toàn cầu có thể vẫn ở mức cao trong suốt mùa Đông, khi tình trạng thiếu than ở Trung Quốc và việc thiếu khí đốt ở châu Âu như hiện nay vẫn gây khó khăn cho việc tăng sản lượng sản xuất. Do đó, giá urê có thể vẫn duy trì mức tăng trưởng hai con số trong 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ, trong khi nửa cuối năm 2022 có thể giảm từ mức cao trong nửa cuối năm 2021 do các vấn đề thiếu than và khí đốt dần được giải quyết.
  • Theo Ngân hàng Thế giới, việc ngừng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ kéo dài đến ngày 22/6/2022. Trong khi đó, hạn ngạch xuất khẩu của Nga được áp dụng từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2022. Do đó, xuất khẩu urê của các nước này sẽ được đẩy mạnh trong nửa cuối năm 2022, do đó giá urê sẽ hạ nhiệt khi lượng cung ra thị trường nhiều hơn.
  • Lợi nhuận của DPM và DCM nhiều khả năng sẽ đạt đỉnh trong Q4/2021, sau đó giảm dần.

Triển vọng Ngành Dầu khí năm 2022: Sản lượng phục hồi

Năm 2022, chúng tôi ước tính tăng trưởng lợi nhuận ngành dầu khí đạt 20,6%, nhưng vẫn thấp hơn mức trước Covid [2019]. Động lực tăng trưởng chính cho ngành là PVD [+503%], PLC [+41%], PLX [+25%] và GAS [+16% YoY]. Tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của PVD đến từ mức so sánh khá thấp trong 2021, trong khi GAS và PLX ước tính hồi phục sản lượng trong 2022.

Top cổ phiếu ưa thích: PLX, PLC. Theo dõi GAS, PVD

Triển vọng Ngành BĐS Khu Công nghiệp năm 2022: Triển vọng tươi sáng hơn

Triển vọng tăng trưởng năm 2022

  • Nhu cầu kỳ vọng hồi phục trong 2022 khi hộ chiếu vaccine có hiệu lực
  • Nhu cầu thuê vẫn tăng mạnh do dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Cải thiện cơ sở hạ tầng hỗ trợ kết nối các khu công nghiệp
  • Giá đất KCN ở Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực, thấp hơn từ 20% -33% so với Indonesia và Thái Lan, những quốc gia có lợi thế về vốn FDI như Việt Nam. Theo Colliers, giá thuê  tại các trung tâm KCN như Bogor -Sukabumi, Tangerang và Bekasi ở Indonesia, trung bình dao động trong khoảng 157 USD-295 USD/m2/chu kỳ thuê, cao hơn từ 42% -51% so với các trung tâm KCN tại Việt Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh và Hải Phòng.
  • Nguồn cung đất KCN mới dự kiến sẽ tăng đáng kể trong 2-3 năm tới
  • Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng tiếp tục tăng trong năm 2022
  • Năm 2022, lợi nhuận ròng của KCN ước tính phục hồi với mức tăng 18% -26% YoY

Top cổ phiếu ưa thích: BCM, NTC. Theo dõi: KBC, LHG

Triển vọng Ngành Dược phẩm/Bệnh viện 2022: Nhu cầu thuốc và hoạt động khám chữa bệnh dần tăng mạnh trở lại khi thiết lập bình thường mới

Định giá: Với mức tăng trưởng lợi nhuận tốt trong năm 2022, chúng tôi cho rằng ngành chăm sóc sức khỏe sẽ có cơ hội tăng giá khá tích cực. Đặc biệt, cổ phiếu của các công ty dược phẩm/bệnh viện tiếp tục là nhóm ngành phòng thủ hấp dẫn trong thời kỳ dịch bệnh bất ổn.

Triển vọng Ngành Bảo hiểm năm 2022: Mức độ hưởng lợi từ lãi suất tăng có thể không lớn

Diễn biến ngành trong năm: KÉM KHẢ QUAN

Ngành Bảo biểm tăng 10,5% trong 2021, thấp hơn so với VNIndex là 23%. Kết quả này hoàn toàn là do BVH giảm -14% YTD. Trong khi đó, diễn biến giá của các công ty bảo hiểm niêm yết còn lại là rất thuận lợi nhờ một số thông tin liên quan đến thoái vốn Nhà nước.

Các công ty tăng tốt bao gồm: PTI [+168% YTD]; VNR [+94% YTD]; và BMI [+85% YTD].

Video liên quan

Chủ Đề