Top giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử năm 2022

[KTSG] – Hợp đồng điện tử [HĐĐT] ngày càng phổ biến kéo theo nhu cầu chứng thực hợp đồng điện tử [HĐĐT]. Trên thực tế có nhiều nhà cung cấp dịch vụ ký HĐĐT. Vậy liệu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ký HĐĐT có phải là bên cung cấp dịch vụ chứng thực HĐĐT không?

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, hợp đồng điện tử [HĐĐT] được áp dụng một cách rộng rãi song song với các hoạt động phổ biến và đa dạng của thương mại điện tử [TMĐT] bởi sự tiện dụng và giá trị pháp lý được công nhận tương đương với hợp đồng truyền thống[1]. Dịch vụ chứng thực HĐĐT ra đời và chịu sự quản lý giám sát của Bộ Công Thương nhằm đảm bảo an toàn cho các bên khi giao kết HĐĐT.

“Dịch vụ chứng thực” được hiểu như thế nào?

HĐĐT mang tính rủi ro liên quan đến kỹ thuật, công nghệ, đặc biệt về mặt lưu trữ hợp đồng như một bằng chứng đảm bảo về sự tồn tại của hợp đồng nếu xảy ra tranh chấp. Theo Nghị định 52 về thương mại điện tử, dịch vụ chứng thực được định nghĩa là dịch vụ của bên thứ ba nhằm lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của chứng từ điện tử do các bên khởi tạo trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.

Theo đó, trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ chứng thực là phải trình bày được các phương án kỹ thuật giúp lưu trữ đầy đủ, bảo mật và bảo đảm tính toàn vẹn không chỉ đối với HĐĐT mà là toàn bộ các chứng từ điện tử có liên quan đến việc giao kết và thực hiện HĐĐT. Theo Nghị định 85/2021/NĐ-CP [sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52], các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực có nghĩa vụ cung cấp tài liệu và hỗ trợ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ngăn ngừa các hành vi xâm phạm đến an toàn, an ninh trong hoạt động thương mại điện tử.

Giá trị pháp lý và điều kiện

Có quan điểm cho rằng dịch vụ chứng thực là mô hình dịch vụ chuyển đổi từ chứng thực truyền thống sang hình thức điện tử. Tuy nhiên, chứng thực hợp đồng truyền thống và dịch vụ chứng thực là hai mô hình có giá trị pháp lý khác nhau.

Một trong những điểm khác biệt rõ nhất của dịch vụ chứng thực là không yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ phải xác định: [i] địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; [ii] năng lực hành vi dân sự; [iii] ý chí tự nguyện; [iv] chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia HĐĐT[2]. Dịch vụ chứng thực chỉ cần bảo đảm tính toàn vẹn và tính bảo mật của chứng từ điện tử mà mình lưu trữ thông qua việc lưu trữ độc lập và chịu trách nhiệm với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Dịch vụ chứng thực hiện là “món mới” giúp giải quyết tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, giúp tăng độ tín nhiệm và đảm bảo an toàn trong giao kết thực hiện HĐĐT, và trong tương lai cũng sẽ hướng đến đảm bảo tính xác thực và nâng cao giá trị pháp lý của loại hình dịch vụ chứng thực trong các giao dịch điện tử.

Bên cạnh đó, dịch vụ chứng thực có trách nhiệm đảm bảo các chứng từ điện tử không thể sửa đổi và làm giả. Với sự khác biệt này, có thể thấy chứng thực điện tử không có đầy đủ giá trị pháp lý như chứng thực truyền thống.

Do vậy, trong các trường hợp pháp luật quy định thực hiện chứng thực theo phương thức truyền thống thì việc thay thế bằng dịch vụ chứng thực sẽ là nguyên nhân dẫn đến vô hiệu về mặt hình thức[3].

Ví dụ cụ thể như với quy định hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải công chứng, chứng thực[4]; hay như bản sao hợp đồng cho thuê doanh nghiệp gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh khi cho thuê phải có công chứng[5].

Dịch vụ chứng thực được quy định tại điều 63 Nghị định 52, theo đó, hoạt động này phải do các thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ phù hợp, và các chủ thể này phải có đề án chi tiết cho hoạt động cung cấp dịch vụ được Bộ Công Thương thẩm định.

Ngoài ra, Nghị định 85 và Thông tư 01/2022/TT-BCT [về quản lý trang web thương mại điện tử và hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động] cũng đưa ra những hướng dẫn cụ thể nhằm tháo gỡ những vướng mắc và khuyến khích các tổ chức mở rộng cung cấp dịch vụ chứng thực.

Cụ thể, Thông tư 01 bổ sung quy định về công khai nội dung quy chế của dịch vụ chứng thực trên trang điện tử. Đáng chú ý trong đó, bên cung cấp dịch vụ chứng thực cần có cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp phát sinh và biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động. Quy định này không chỉ phù hợp với các quy định chung của các loại hình trang thương mại điện tử khác, mà còn góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi có thiệt hại phát sinh.

Từ quy định đến thực tiễn

Thực tế khi tra cứu thông tin của các thương nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ chứng thực hay các từ khóa có liên quan đến “dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử” thì phần lớn kết quả lại là các nhà cung cấp dịch vụ ký HĐĐT.

Vậy liệu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ký HĐĐT [như VNPT eContract, FPT eContract, hay giải pháp thông minh ESOC] có phải là bên cung cấp dịch vụ chứng thực? Và liệu các tổ chức cung cấp dịch vụ ký HĐĐT đã tuân thủ các quy định của Nghị định 85 và Thông tư 01?

Khi xem xét các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ký HĐĐT thì thấy các doanh nghiệp này tự quảng bá là họ cung cấp dịch vụ bao gồm: [i] lưu trữ tất cả các loại văn kiện dưới hình thức thông điệp điện tử của khách hàng; [ii] các văn kiện được cam kết bảo mật tuyệt đối.

Dịch vụ ký HĐĐT thì ngày càng nở rộ bởi nhu cầu gia tăng theo quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, và cho đến nay, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vẫn chưa ban hành bất kỳ danh sách nào về các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực. Do đó, việc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ký HĐĐT có phải là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hay không vẫn chưa thể xác định.

Việc xem xét tên gọi của các dịch vụ ký HĐĐT cũng chưa có hồi kết. Các tổ chức cung cấp dịch vụ ký HĐĐT có phải chịu sự ràng buộc tuân thủ các quy định của Nghị định 85 và Thông tư 01 như việc ban hành và công khai quy chế của dịch vụ chứng thực trên trang điện tử hay không vẫn còn bỏ ngỏ.

Dịch vụ chứng thực hiện là “món mới” giúp giải quyết tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, giúp tăng độ tín nhiệm và đảm bảo an toàn trong giao kết thực hiện HĐĐT, và trong tương lai cũng sẽ hướng đến đảm bảo tính xác thực và nâng cao giá trị pháp lý của loại hình dịch vụ chứng thực trong các giao dịch điện tử.

Thiết nghĩ, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nên nhanh chóng công bố danh sách các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực làm cơ sở để yêu cầu họ đáp ứng các tiêu chí theo Nghị định 85 và Thông tư 01, để người tiêu dùng thêm tin tưởng và mạnh dạn chấp nhận sử dụng dịch vụ này trong thời gian tới.

[*]Công ty Luật Phuoc & Partners
[1]Luật Giao dịch điện tử 2005
[2]Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP
[3]Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015
[4]Điều 167.3 [a] Luật Đất đai 2013
[5]Điều 191 Luật Doanh nghiệp 2020

Trong thời đại phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, các phương thức giao kết hợp đồng cũng dần được đổi mới từ hợp đồng giấy thông thường sang hợp đồng điện tử vì khả năng tiết kiệm thời gian, chi phí, sự kết nối và trao đổi dữ liệu nhanh chóng, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh, việc gặp mặt trực tiếp đối tác là thứ gì đó “xa xỉ”.

Hợp đồng điện tử chính là “cứu tinh” khi cho phép các doanh nghiệp ký kết hợp đồng từ xa trong thời điểm “ngăn sông cấm chợ” này. Để có thể tận dụng tối ưu công cụ này, doanh nghiệp cần hiểu và nắm khung pháp lý cho việc ký kết, thực hiện hợp đồng điện tử qua các quy định của pháp luật hiện hành.

Hợp đồng điện tử dưới góc độ pháp luật hiện hành

Hợp đồng điện tử có giá trị như hợp đồng truyền thống. Theo quy định tại Điều 33, 34 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.” Một số đặc điểm của hợp đồng điện tử khác biệt so với hợp đồng thông thường là:

  • Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử. Theo đó, hợp đồng điện tử được giao kết bằng thông điệp dữ liệu. Việc đề nghị giao kết, chấp nhận giao kết, nhận, gửi hợp đồng đều được thực hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
    Luật Giao dịch Điện tử quy định các yếu tố liên quan đến thông điệp dữ liệu bao gồm khái niệm người khởi tạo, người nhận thông điệp dữ liệu, thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu… Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu cũng có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống. Chính yếu tố này cũng tạo ra tính hiện đại, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với hợp đồng truyền thống.
  • Có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể trong giao kết hợp đồng. Trong đó, ngoài bên mua và bên bán còn có các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử;
  • Phạm vi áp dụng bị hạn chế trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định mới có thể sử dụng hợp đồng điện tử.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử

Luật Giao dịch Điện tử đã đặt ra 3 nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử: [i] các bên được thỏa thuận chọn phương tiện điện tử cho hợp đồng, [ii] hợp đồng điện tử phải tuân thủ Luật Giao dịch Điện tử và các quy định áp dụng cho hợp đồng truyền thống, và [iii] các bên được thỏa thuận yêu cầu kỹ thuật, chứng thực và các điều kiện khác để đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của hợp đồng.

Như vậy pháp luật đã cho các bên cơ hội được thỏa thuận linh động, tự do nhiều yếu tố khác nhau khi giao kết hợp đồng điện tử, giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều loại hợp đồng. Tuy nhiên, dù tự do giao kết nhưng không được trái với quy định và đạo đức xã hội. Doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng, khi giao kết hợp đồng điện tử thì đồng thời phải đảm bảo các điều kiện như hợp đồng truyền thống về mặt nội dung, hình thức hay thủ tục đăng ký liên quan với cơ quan nhà nước [nếu có]. Chẳng hạn như, hợp đồng lao động điện tử phải có các nội dung bắt buộc theo pháp luật về lao động như thời hạn hợp đồng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi,…

Video liên quan

Chủ Đề