Trắc nghiệm vì sao phải học lịch sử

Trắc nghiệm vì sao phải học lịch sử
Buổi thảo luận nhóm môn lịch sử của học sinh lớp 12A4 Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) - Ảnh: NHƯ HÙNG

Nếu thi trắc nghiệm thì vai trò, vị thế môn lịch sử sẽ tiếp tục giảm mạnh.

Khi đó lịch sử chỉ là một mớ kiến thức được nhồi nhét trong đầu học sinh để thi cử chứ chẳng để làm gì!

Với tầm quan trọng của mình, lịch sử là môn xã hội bắt buộc trong giáo dục phổ thông với mọi quốc gia.

Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến từ lâu đời, có truyền thống lịch sử hào hùng thì cần phải biết lấy lịch sử làm “điểm tựa”, làm “bệ phóng” cho sự vươn lên của dân tộc.

Bởi giáo dục lịch sử là giáo dục về văn hóa, truyền thống, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc; là giáo dục cốt cách con người Việt Nam; giáo dục lòng khoan dung, vị tha, yêu nước thương nòi; biết trân quý máu xương của cha ông... để ra sức học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.

Đó chính là vai trò, vị thế của môn lịch sử. Đáng tiếc là những năm qua vai trò, vị thế của môn lịch sử bị sụt giảm khi tình trạng dạy và học môn này có nhiều bất ổn khiến dư luận lo lắng. Ai cũng mong muốn môn lịch sử sớm trở lại và phát huy vai trò, vị thế của mình.

Thế nhưng, mới đây Bộ GD-ĐT vừa công bố phương án thi THPT quốc gia năm 2017 khiến hi vọng đó tắt ngấm khi môn sử được thi theo hình thức trắc nghiệm.

Nếu thi trắc nghiệm thì lịch sử sẽ trở nên khô khan, nhạt nhẽo, bởi trắc nghiệm đơn thuần chỉ là biết rồi lựa chọn chứ không hề có sự phân tích, lập luận, không thể thấy sự gian khổ, hi sinh, cũng không thể thấy sự sục sôi của lòng yêu nước...

Tôi lấy ví dụ khi ra câu hỏi về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 sẽ có thể ra như sau: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong thời gian bao nhiêu ngày? A: 54 ngày; B: 55 ngày; C: 56 ngày; D: 57 ngày...

Như vậy học sinh chỉ cần nắm kiến thức 56 ngày và chọn đáp án C mà không cần quan tâm chiến dịch Điện Biên Phủ là kết tinh của tinh hoa trí tuệ Việt Nam khi đối đầu với tướng tài nhất của nước Pháp lúc bấy giờ là Henri Navarre - tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương 1953-1954, bên cạnh ông ta là bộ phận cố vấn quân sự Hoa Kỳ; là thành quả của 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng chí không mòn... Để từ đó học sinh cảm thấy tự hào về chiến thắng vẻ vang gây chấn động địa cầu này.

Và như vậy thì học sinh làm sao hiểu cặn kẽ để rút ra nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Pháp... từ đó rút ra bài học cho mình trong cuộc sống.

Rõ ràng nếu thi trắc nghiệm thì học sinh chỉ lo đối phó để thi bằng cách đọc các bộ đề có đáp án là xong, học sinh sẽ không thích giáo viên phải phân tích mất thời gian.

Lịch sử trở nên đơn giản, khô khan, nhạt nhẽo. Khi đó, lịch sử làm sao thành “bó đuốc soi đường” qua việc rút ra các bài học lịch sử quý báu?

Khi đó, làm sao truyền cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về những chiến công? Khi đó, lịch sử chỉ là một mớ kiến thức được nhồi nhét trong đầu học sinh để thi cử chứ chẳng để làm gì!

Vì vậy, tôi cho rằng môn lịch sử phải thi tự luận thì mới phát huy được năng lực của người học, phát huy vai trò, vị thế của môn học xã hội được coi là rất quan trọng trong nền giáo dục phổ thông của mọi quốc gia.

Còn đâu là đặc trưng dạy học môn lịch sử

Lâu nay chúng ta nói nhiều về tình hình dạy học môn lịch sử, nhất là nói về tác dụng của môn lịch sử trong việc giáo dục truyền thống dân tộc, giáo dục lòng tự hào và lòng yêu nước cho học sinh.

Tuy nhiên, quyết định của Bộ GD-ĐT về thi trắc nghiệm môn lịch sử, nằm trong môn thi tự chọn khoa học xã hội, e rằng sẽ gây tác dụng ngược lại.

Theo chúng tôi, qua thực tế giảng dạy nhiều năm môn phương pháp giảng dạy lịch sử thì cách thi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách dạy và học, đặc biệt là môn lịch sử, nhất là trong tình hình dạy học hiện nay.

Thi tự luận sẽ có cách học khác thi trắc nghiệm. Nhiều người cho rằng môn lịch sử chủ yếu đòi hỏi học sinh nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Cũng đúng một phần. Nhưng cái quan trọng nhất trong dạy học lịch sử là tạo cho học sinh những biểu tượng lịch sử.

Đó là những hình ảnh sinh động về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử (hình ảnh một cuộc biểu tình của quần chúng cách mạng, một trận đánh, chân dung một nhân vật lịch sử...).

Những biểu tượng này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tư duy hình tượng, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh.

Sự hấp dẫn của môn lịch sử cũng chính là yếu tố này. Và để tạo được các biểu tượng này, giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học đặc trưng của môn lịch sử như tường thuật, miêu tả, trực quan và các hình thức ngoại khóa sinh động.

Theo phản ánh của báo Tuổi Trẻ, trong thời gian qua đã có rất nhiều giáo viên tìm tòi những cách dạy để hấp dẫn học sinh khi học môn lịch sử.

Nếu thi trắc nghiệm mà lại là môn tự chọn, giáo viên và học sinh sẽ chú trọng đến việc ghi nhớ, trả lời các câu hỏi, giáo viên có thể sẽ lược bớt các phương pháp đặc trưng của bộ môn làm ảnh hưởng đến tư duy hình tượng của học sinh cũng như những hậu quả khác và môn lịch sử chỉ còn lại những sự kiện, hiện tượng lịch sử khô khan...

LÂM QUANG TRỰC (giáo viên hưu trí)

PHẠM ĐƯỢC (Đà Nẵng)

Đang tải dữ liệu ...

Kiểm tra

Thảo luận

Luyện tập lại

Câu hỏi kế tiếp

Báo lỗi

Luyện tập ngay

Câu 1: Lịch sử là gì?

  • A. Tất cả những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
  • C. Tất cả những hoạt động của con người trong tương lai.
  • D. Tất cả những hoạt động của con người đang diễn ra.

Câu 2: Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về:

  • A. Toàn bộ những hoạt động đã diễn ra của con người trong quá khứ.
  • B. Xã hội loài người trong quá khứ.
  • D. Những hoạt động của con người ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Câu 3: Học lịch sử giúp chúng ta:

  • B. Nhân loại hiện tại đang đối mặt với những khó khăn gì.
  • C. Sự biến đổi khí hậu của Trái đất.
  • D. Sự vận động của thế giới tự nhiên

Câu 4: Trong nhà trường phổ thông, Lịch sử là môn học:

  • A. Tìm hiểu các cuộc chiến tranh của nhân loại.
  • B. Tìm hiểu những tấm gương anh hùng trong quá khứ.
  • C. Ghi lại các sự kiện đã diễn ra theo trình tự thời gian.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về lịch sử:

  • A. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • C. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ.
  • D. Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng là lịch sử vì hởi nghĩa được diễn ra vào năm 40-43 đã xảy ra trong quá khứ.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc học lịch sử:

  • A. Giúp đúc kết bài học từ quá khứ, phục vụ hiện tạo, xây dựng tương lai.
  • B. Giúp hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, quê hương.
  • D. Giúp tìm hiểu sự hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc và nhân loại.

Câu 7: Sự kiện nào sau đây không được gọi là lịch sử:

  • A. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
  • B. Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
  • C. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40.

Câu 8: Con người cần phải biết về sự thay đổi kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam vì:

  • A. Như vậy mới hiểu được sự tiến bộ của kĩ thuật canh tác so với thời trước.
  • B. Như vậy mới hiểu được công lao đóng góp của các thế hệ đi trước.
  • B. Như vậy mới cho sản lượng nông nghiệp cao.

Câu 9: Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh cho biết điều gì về lịch sử dân tộc ta:

  • A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.
  • B. Truyền thống nhân đạo, trân trọng chính nghĩa.
  • C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

Câu 10: Tác giả của câu danh ngôn Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống là:

  • A. Đê-mô-crit.
  • B. Hê-ra-crit.
  • C. Xanh-xi-mông.

Câu 11: Đâu không phải là lí do để khẳng định “Lịch sử là thầy dậy của cuộc sống”:

  • A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ.
  • B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ.
  • C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.

Câu 12: Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu về lịch sử vì:

  • A. Ghi lại được những câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác.
  • B. Bổ sung và thay thế được tư liệu hiện vật và chữ viết.
  • C. Cung cấp được những thông tin đầu tiên, gián tiếp về sự kiện lịch sử.

Câu 13: Nguồn tư liệu có giá trị xác thực nhất là:

  • A. Tư liệu truyền miệng.
  • B. Tư liệu hiện vật.
  • C. Tư liệu chữ viết.

Câu 14: Những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) được kể truyền miệng từ đời qua đời khác được gọi là:

  • B. Tư liệu gốc.
  • C. Tư liệu chữ viết.
  • D. Tư liệu hiện vật.

 Câu 15: Yếu tố nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?

  • A. Tư liệu truyền miệng.
  • B. Tư liệu hiện vật.
  • C. Tư liệu chữ viết.

Câu 16: Trải qua thời gian, thông tin về những hoạt động của con người vẫn được lưu giữ dưới dạng tư liệu:

  • A. Truyền miệng.
  • B. Hiện vật.
  • C. Chữ viết.

Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tư liệu hiện vật:

  • A. Tư liệu hiện vật là những di tích hoặc đồ vật của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
  • C. Các tư liệu hiện vật lại là tư liệu “câm”, rất khó nghiên cứu, khai thác.
  • D. Các hiện vật này ưu điểm là phản ánh khá trung thực đời sống vật chất của người xưa.

Câu 18: Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng được gọi là:

  • B. Tư liệu chữ viết.
  • C. Tư liệu hiện vật.
  • D. Tư liệu gốc.

Câu 19: Một góc di tích Hoàng thành Thăng Long (số 18, Hoàng Diệu, Hà Nội). ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long là:

  • A. Tư liệu gốc.
  • B. Tư liệu truyền miệng.
  • C. Tư liệu gốc.

Câu 20: Các tác phẩm như Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt thông giám cương mục thuộc tư liệu:

  • A. Hiện vật.
  • B. Truyền miệng.
  • D. Quốc gia.

Câu 21: Tục ngữ có câu “Tam sao thất bản”, loại tư liệu lịch sử nào có thể mắc hạn chế đó:

  • A. Tư liệu gốc.
  • C. Tư liệu gốc.
  • D. Tư liệu hiện vật.

Câu 23: Các nhà sử học làm công việc dưng lại lịch sử. Họ phải đi tìm các bằng chứng, tức là các tư liệu lịch sử. Công việc của các nhà sử học tương tự như:

  • A. Công an.
  • C. Khảo cổ học.
  • D. Quan sát viên.

Câu 24: Đâu không phải là một nguồn tư liệu lịch sử:

  • A. Nhóm hiện vật lợp mái cung điện thời Lý được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long.
  • C. Truyền thuyết Thánh Gióng.
  • D. “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Câu 25: Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định:

  • A. Không gian diễn ra các sự kiện.
  • B. Chủ thể của sự kiện đã diễn ra.
  • C. Mối quan hệ giữa các sự kiện.

Câu 26: Người xưa làm ra lịch bằng cách:

  • A. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất.
  • B. Quan sát được sự chuyển động của các vì sao.
  • C. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Trái đất quay quanh Mặt trời.

Câu 27: Âm lịch được tính theo:

  • A. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời.
  • C. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
  • D. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất. 

Câu 28: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất lần lượt trải qua các dạng:

  • B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ.
  • C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người.
  • D. Người tối cổ, Người tinh khôn, Vượn người.

Câu 29: Vượn người xuất hiện cách ngày nay:

  • A. Khoảng 3 triệu năm.
  • C. Khoảng 6-7 triệu năm.
  • D. Khoảng 150 000 năm trước.

Câu 30: Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay:

  • B. Khoảng 5 triệu năm trước.
  • C. Khoảng 6 triệu năm trước.
  • D. Khoảng 7 triệu năm trước.