Trần ngọc thịnh là ai

Du học là giấc mơ của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên, thậm chí là các bạn đã đi làm. Và với nhiều người, giấc mơ đó khó trở thành hiện thực vì họ gặp rất nhiều những cái khó khăn, trở ngại. Một trong những cái khó khăn nhất có lẽ là việc thiếu thông tin và chia sẻ của những người đi trước.

Với tinh thần “Pay it forward – Đền ơn nối tiếp”, Trần Ngọc Thịnh đã lập blog chia

Du học là giấc mơ của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên, thậm chí là các bạn đã đi làm. Và với nhiều người, giấc mơ đó khó trở thành hiện thực vì họ gặp rất nhiều những cái khó khăn, trở ngại. Một trong những cái khó khăn nhất có lẽ là việc thiếu thông tin và chia sẻ của những người đi trước.Với tinh thần “Pay it forward – Đền ơn nối tiếp”, Trần Ngọc Thịnh đã lập blog chia sẻ về thông tin du học. Nhóm các bạn của Thịnh không có mong đợi các bạn hưởng lợi từ thông tin trên blog phải cảm ơn hay đền đáp gì cho những người viết mà chỉ mong các bạn sẽ viết tiếp để chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình để giúp đỡ những người đi sau. Với cách làm đó, blog ngày càng phát triển với nhiều bài viết từ nhiều thế hệ du học sinh khác nhau và vượt ra ngoài khuôn khổ của một blog chỉ chuyên về học bổng Fulbright. Với tinh thần đó, sự chia sẻ ngày càng lan truyền rộng hơn và có sức tác động lớn hơn tới cộng đồng.Để tăng tính tương tác với độc giả, Trần Ngọc Thịnh chuyển từ blog sang sử dụng Facebook và chính thông qua mạng xã hội này tác giả có nhiều cơ hội giao lưu với các bạn độc giả trẻ quan tâm tới chủ đề du học. Nhờ có sự giao lưu này, tác giả mới hiểu được các bạn trẻ có ước mơ du học cần gì và đang thiếu những gì để hiện thực hóa ước mơ du học của các bạn ấy. Và chính những bạn độc giả trên Facebook đã là những người động viên và khích lệ Trần Ngọc Thịnh hoàn thành cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay.Du học không khó là một cuốn sách mà Trần Ngọc Thịnh rất tâm huyết. Cuốn sách này chia sẻ những câu chuyện người thật việc thật để khích lệ động viên tinh thần cho các bạn trẻ có ước mơ du học có thêm quyết tâm để theo đuổi ước mơ của mình. Đồng thời cuốn sách cũng chia sẻ những bí quyết, những kinh nghiệm để các bạn có những bước chuẩn bị kỹ càng để hiện thực hóa ước mơ của mình. Cụ thể, sách được chia làm năm phần chính:Phần I: Chuẩn bị trước khi đến Mỹ: Trong phần này, cuốn sách chia sẻ những câu chuyện người thật việc thật. Các câu chuyện sẽ nói về ước mơ du học và trả lời một câu hỏi mà nhiều bạn trẻ quan tâm đó là làm thế nào để theo đuổi giấc mơ của mình? Những câu chuyện về những con người bình dị nhưng nghị lực và ý chí của họ đã giúp họ thành công trong việc đi du học. Họ là những cá nhân “người thật việc thật” gần gũi, không quá kiệt xuất để các bạn độc giả cảm thấy mình nếu cố gắng và nỗ lực có thể đạt được thành công như họ một ngày không xa. Việc du học không khó và hãy kiên trì và nỗ lực theo đuổi giấc mơ của mình. Con đường có thể dài và đầy chông gai, nhưng với ý chí và nghị lực, bạn sẽ tìm được cách đi đến đích.Phần II: Đam mê và động lực: Trong phần này, tác giả sẽ giải đáp cho các bạn câu hỏi: Làm thế nào để tìm thấy đam mê và duy trì đam mê? Tại sao tiếng Anh lại quan trọng không chỉ với việc đi du học mà còn cả với cuộc sống và sự nghiệp của bạn?. Với trải nghiệm của một du học sinh, tác giả cũng sẽ giải thích các lợi ích của việc đi du học để các bạn có động lực quyết tâm đi du học, bạn sẽ hiểu du học sẽ có tác động tích cực như thế nào với sự phát triển của bản thân về cả sự nghiệp và cuộc sống tương lai của bạn. Cuốn sách cũng chia sẻ cùng các bậc phụ huynh các vấn đề mà bố mẹ hay băn khoăn và đặt ra tại các buổi giao lưu, hội thảo du học. Động lực của việc quyết định đi du học trong nhiều trường hợp lại xuất phát từ quan điểm và suy nghĩ của các bậc phụ huynh, vì vậy các bậc phụ huynh cũng nên trang bị kiến thức nếu có ý định cho con đi du học.Phần III: Vượt qua những rào cản: Du học là giấc mơ với rất nhiều bạn trẻ bởi lẽ có rất nhiều rào cản và thách thức đòi hỏi các bạn phải vượt qua để hiện thực ước mơ của mình. Việc chỉ ra các rào cản chính như rào cản tài chính, rào cản ngôn ngữ và các bài thi chuẩn hóa cũng như đưa ra các kinh nghiệm, các bí quyết học tốt ngoại ngữ, tìm kiếm nguồn tài chính từ học bổng hay việc đáp ứng các kỳ thi chuẩn hóa giúp các bạn có thêm kiến thức, kỹ năng và chuẩn bị tốt nhất cho việc đi du học.Phần IV: Lập kế hoạch du học: Tác giả giúp các em học sinh trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải lập kế hoạch du học? Lập như thế nào? Và khi nào thì lập kế hoạch? Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích những mặt lợi hại của từng kế hoạch du học để độc giả nhận thấy mà cân nhắc kế hoạch phù hợp nhất với mình.Phần V: Chuẩn bị hồ sơ: Trong phần này, cuốn sách sẽ trình bày về các giấy tờ mà bạn phải chuẩn bị để nộp hồ sơ đi du học và xin học bổng. Quan trọng hơn cả là cuốn sách vừa phân tích và đưa một vài ví dụ minh họa để các bạn có thể hình dung được những điều tác giả mô tả một cách sinh động và dễ hiểu nhất.Phần VI: Phỏng vấn du học: Trong phần này, cuốn sách sẽ chia sẻ kinh nghiệm trong phỏng vấn du học hay phỏng vấn xin học bổng. Các bạn sẽ tìm thấy thông tin để trả lời cho các câu hỏi quan trọng như: Mục đích của phỏng vấn là để làm gì? Có mấy cách phỏng vấn? Những điều mà các bạn phải lưu tâm chuẩn bị trước mỗi buổi phỏng vấn du học hay học bổng. …Phần VII: Lường trước khó khăn: Phần này được viết dựa trên gợi ý của độc giả trên Facebook Page của tác giả. Những khó khăn gặp phải trong quá trình chuẩn bị du học và xin học bổng du học, cũng như là những khó khăn du học sinh phải đối mặt ngày đầu đi du học được cuốn sách chia sẻ chi tiết.Phần phụ lục: Phần này sẽ giống như một “kho tàng” để các bạn có ước mơ du học khám phá các cơ hội dành cho mình. Nó sẽ chứa đựng các thông tin về các học bổng hiện nay đang dành cho công dân Việt Nam. Một danh sách các trang web, diễn đàn, blog hay về du học cũng được cung cấp cho các bạn để các bạn thỏa sức tìm hiểu. Các trang web về học bổng cũng sẽ được cung cấp trong phần phụ lục này để các bạn có thêm thông tin và thử sức.

Điều quan trọng nhất mà cuốn sách muốn nhắn nhủ với các bạn là hãy cứ mạnh dạn thử sức, đừng quá tự ti, nếu thất bại cũng đừng vội nản chí. Cuộc sống còn nhiều cơ hội để bạn tiếp tục. Hãy theo đuổi đam mê du học của mình đến cùng, rồi các bạn sẽ thành công.

Mùa xuân thường đồng hành cùng những điều tốt lành. Những ai theo dõi câu chuyện giữa bạn Trần Ngọc Thịnh và bạn Nguyễn Thị Khánh Huyền (Huyền Chíp) với một tinh thần lạc quan cho một xã hội tốt đẹp hơn thì mùa xuân này toàn những tin vui.

Bạn Huyền đã được nhận vào Stanford, một trong những đại học danh giá nhất thế giới hiện nay. Đây không chỉ là vinh dự đối với bản thân bạn Huyền cùng gia đình, những người đã âm thầm trợ giúp bạn mà còn là điều khích lệ đối với rất nhiều người và là niềm tin cho một Việt Nam tươi sáng hơn.

Đứa con tinh thần “Du học Không khó” cùng bạn Thịnh đã rong ruổi khắp nơi và trở thành một tài liệu tham khảo cho những ai đang nuôi dưỡng giấc mơ du học. Bé trai kháu khỉnh Sumo nặng tới 4kg của vợ chồng bạn Thịnh cũng vừa chào đời. Đúng là song hỷ lâm môn!

Chúc mừng hai bạn về những kết quả đã đạt được trong một thời gian ngắn kể từ khi xảy ra sự “tương tác” đến nay.

Tôi chưa hẳn đồng tình với một số điểm mà hai bạn đã thể hiện ra, nhưng tôi tôn trọng và quý những điều mà hai bạn đã làm. Số người có thể làm được những gì như hai bạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hơn 7 tỷ người trên trái đất này.

Nhân vô thập toàn, sai lầm hay những điều sớ lỡ là một phần tất yếu trong cuộc đời của mỗi người. Tôi, bạn hay những người khác cũng vậy thôi, nhưng những gì mà hai bạn đã làm được là rất đáng trân trọng và không thể phủ nhận.

Bạn Huyền

Trải nghiệm qua rất nhiều miền đất mới của bạn Huyền với vô số kiến thức, kinh nghiệm và bài học quả là quý. Đi một ngày đàng học một sàng khôn và bạn Huyền đã đi rất nhiều ngày ở tuổi rất trẻ. Viết lại những trải nghiệm như vậy là điều đáng làm.

Những thực tế của cuộc sống mà có những tình tiết không hẳn đúng với luật lệ ở những nơi bạn Huyền đi qua hay quy tắc xã hội được đưa vào các trang sách nhằm phản ánh cuộc hành trình là cần thiết cho dù chúng có thể gây tranh cãi về các tác động không mong muốn.

Có thể có một số chi tiết hay cách viết mang tính văn chương bị đặt dấu hỏi về tính thực tế của chúng, nhưng những trải nghiệm của bạn Huyền là có giá trị tham khảo.

Làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, tôi hiểu tầm quan trọng của bằng chứng và sự thật. Nhưng với một quyển sách viết về trải nghiệm trong một hành trình của một người ở tuổi đôi mươi thì không nhất thiết phải quá khắt khe.

Hơn thế, tác phẩm là của bạn Huyền, nhưng quá trình viết và xuất bản đã trải qua rất nhiều công đoạn từ những người cố vấn, đọc bản thảo, nhà xuất bản duyệt, cơ quan cấp phép … Do vậy, những người lớn hơn và có trách nhiệm hơn có phần liên đới trong việc này.

Sau biến cố, bạn Huyền lại có thể tập trung với ý chí và nghị lực rất cao để tạo ra bất ngờ ngoạn mục với nhiều người quả là đáng nể. Thành công này ắt hẳn là do khả năng và nỗ lực của bạn. Tuy nhiên, bạn Thịnh có lẽ là trong số những người cần được cảm ơn nhìn theo khía cạnh một nhân tố tích cực.

Có thể ý định quay lại giảng đường đại học sau khi “Xách ba lô lên và đi” của bạn Huyền đã có từ trước. Tuy nhiên, nhờ biến cố đã xảy ra làm cho ý chí của bạn trở nên sắt đá hơn và quyết tâm trở nên mạnh mẽ hơn. Một xung lực rất lớn đã được kích hoạt để bạn đạt được một thành tựu rất đáng kể trong một thời gian rất ngắn.

Nếu sự cố không xảy ra, có thể bạn Huyền vẫn vào Stanford, nhưng sự cố này giúp mọi người thấy được khả năng và ý chí của bạn để cho kết quả mà bạn đạt được lung linh hơn.

Hơn thế, qua trường hợp này tôi thấy cuộc đời mới tươi đẹp làm sao vì có một số người đã âm thầm động viên và trợ giúp bạn Huyền. Một xã hội tốt đẹp và nhân văn được xây lên từ những sự âm thầm và cụ thể như vậy. Xin cảm ơn Liên danh Xu Gấu đã làm công việc rất ngoạn mục này!

Bạn Thịnh

Số người có thể du học trên hành tinh này không nhiều. Số người có học bổng toàn phần còn ít hơn nữa. Hơn hai thập kỷ qua cũng mới có tầm 500 người Việt Nam đi du học ở Mỹ theo học bổng Fulbright – một học bổng cũng có chút tiếng tăm.

Việc bạn Thịnh có thể tập hợp những kinh nghiệm và những quan sát của mình để viết ra cuốn “Du học không khó”, lập ra các trang điện tử và rong ruổi khắp nơi để chia sẻ kinh nghiệm du học của mình là điều rất đáng quý.  Điều này chắc hẳn có những đóng góp tích cực cho ước mơ du học mà  thực chất là ước mơ vươn cao của nhiều người Việt Nam.

Nhìn vào một số cách thể hiện của bạn Thịnh có thể tạo ra cảm giác “show off” một chút. Có lẽ bạn ấy cũng đã nhận ra điều này. Tuy nhiên, ai làm việc gì đó mà chẳng có chút gì cho riêng mình.

Tôi nhớ khi Tạp chí Time tổ chức cuộc thi toàn cầu khi bước vào thiên niên kỷ mới với câu hỏi: “Đối với bạn, ai là người quan trọng nhất trên hành tinh này trong thiên niên kỷ thứ hai?” (Tôi chỉ nhớ mang máng câu hỏi thôi). Cậu bé người Philippines đã đoạt giải nhất với câu trả lời “TÔI”.

Đánh giá về một người nên nhìn những gì người đó đóng góp cho xã hội chứ không phải phỏng đoán rồi phán xét. Hơn thế, cũng không nên vì sự sớ lỡ nào đó mà phủ nhận hoàn toàn công sức hay khả năng của người đó. Ai cũng vừa thế này vừa thế kia, chứ đâu có chuyện chỉ hoặc trắng hoặc đen.

Cũng có những điểm xác đáng trong phê phán của bạn Thịnh đối với quyển sách của bạn Huyền. Tuy nhiên, tôi không đồng tình với việc khái quát hóa một vấn đề chưa hẳn là khách quan, tập trung vào một vài chi tiết và đẩy sự việc đi quá xa.

Nhưng, điều đáng trân trọng trong việc làm của bạn Thịnh là quyết tâm bảo vệ những gì mình cho là đúng và có giá trị. Điều này vô cùng cần thiết cho sự tiến bộ của xã hội. Xã hội sẽ ra sao nếu ai cũng chỉ nghĩ hơi đâu mà ôm rơm cho nặng bụng?

Có những người đồng tình và ủng hộ; có những người tận dụng cơ hội này để làm điều này điều kia; có những người không đồng tình và phản đối cách làm của bạn Thịnh… Rất khó để tìm ra người đúng, người sai.

Công bằng mà nói thì ai cũng vừa có lý, vừa không có lý. Tựu chung cũng chỉ là do sự khác biệt về quan điểm và cách nhìn. Do vậy, sự khác biệt cần được tôn trọng.

Lời kết

Nói gì thì nói, sự kiện “Trần Ngọc Thịnh vs. Huyền Chíp” đã trở thành một phần trong xã hội chúng ta. Với những sự kiện như vậy, công chúng hay dư luận có vai trò hết sức quan trọng.

Nếu hầu hết chúng ta đều nhìn cũng như tham gia vào vấn đề một cách khách quan với một sự bao dung và tinh thần xây dựng để tất cả cùng tốt lên thì xã hội sẽ ngày một tốt đẹp. Nếu không, mỗi chúng ta cũng đừng trách sao mà xã hội có nhiều vấn đề như vậy.

Đúng sai không còn quan trọng nữa mà quan trọng là qua biến cố, cả hai nhân vật trung tâm cũng như chúng ta đã tích lũy thêm hành trang cho mình sự thông thái và kinh nghiệm để tránh những rắc rối không cần thiết.

Qua sự kiện này, vô hình trung, hai bạn đã bước vào cuộc đua ai hơn ai được đo bằng giá trị mỗi người đóng góp cho xã hội.

Bạn Huyền đang có được một sự khởi đầu thuận lợi, nhưng thách thức cũng còn nhiều ở phía trước. Bạn Thịnh đã có chút vốn lận lưng và đang có những ấp ủ cho riêng mình, nhưng để huy động được sự ủng hộ và chung tay của nhiều người không phải là điều đơn giản.

Chúng ta cùng chứng kiến cuộc đua này đến khi cả hai cùng gác kiếm để biết núi nào cao hơn núi nào . Mong rằng kết quả cuộc đua sẽ là bên tám lạng, người nửa cân và cả hai bạn đều  khẳng định được mình với những đóng góp rất tích cực cho xã hội.

Chúc hai bạn thành công với con đường đã chọn!

Bài dẫn từ post trên Facebook của bạn Huỳnh Thế Du
Bài gốc có thể xem tại đây