Trẻ 8 tháng cao bao nhiêu

Nhiều mẹ thật sự vẫn chưa biết về các chỉ số cân nặng và chiều cao của con qua mỗi thời kỳ ví như trẻ 8 tháng tuổi, đây là độ tuổi bé đang chuyển giao, thay đổi nhiều. Vậy nên, trong bài viết này Amano sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích để giúp cha mẹ có thể giải đáp những thắc mắc xoay quanh trẻ 8 tháng tuổi.

1. Trẻ 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Cân nặng và chiều cao là 2 yếu tố phản ánh khá chi tiết và đầy đủ về tình trạng sức khỏe của trẻ dù ở bất kể giai đoạn nào, từ lúc trẻ mới sinh hay lớn lên đi học. Cân nặng là yếu tố giúp cha mẹ có sự đánh giá về phát triển của con có tốt không để có những cải thiện can thiệp kịp thời. Các bé nhỏ thì vấn đề cân nặng lại là yếu tố hàng đầu.

Với các bé 8 tháng tuổi nếu chỉ số cân nặng của bé nhiều hơn với chỉ số cân nặng tiêu chuẩn thì có thể bé đang có nguy cơ béo phì, dễ mắc các bệnh về tim mạch hay tiểu đường. Trái lại, nếu cân nặng của bé thấp hơn chỉ số cân nặng tiêu chuẩn thì bé đang có dấu hiệu của bệnh còi cọc, suy dinh dưỡng hoặc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa...

Theo công bố của tổ chức Y tế thế giới WHO, các bé 8 tháng tuổi có mức cân nặng trung bình là 8,6kg [dao động từ 6,9kg – 10,7kg] với chiều cao 70,6cm [dao động từ 66,2cm – 75,0cm] được coi là có mức cân nặng và chiều cao đạt tiêu chuẩn.

 

Cân nặng là thước đo sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động, bệnh tật sẽ liên quan trực tiếp đến vấn đề cân nặng của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu được ăn dặm nên việc lựa chọn thực phẩm và chế biến cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, vậy trẻ 8 tháng nên và không nên ăn gì?

2. Trẻ 8 tháng tuổi nên ăn gì 

Ngoài sữa mẹ thì ăn việc ăn dặm sẽ đảm bảo được yếu tố cân nặng đạt chuẩn cho bé, bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và khoa học là cần thiết với trẻ ở giai đoạn này. Theo Thạc sỹ Lê Minh Tuấn, người có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ: " Để trẻ 8 tháng có thể đạt chuẩn tiêu chuẩn về cân nặng thì một ngày trẻ sẽ cần cung cấp khoảng 600ml sữa, 2 bữa ăn bột/cháo, trái cây 1 quả. Một bữa ăn tiêu chuẩn thì bao gồm 4 dưỡng chất: bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. 

Trẻ 8 tháng tuổi nên ăn đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất 

– Tinh bột: Gạo, cháo, bột 

– Chất béo: Dầu ăn, phô mai, váng sữa, ...

– Chất đạm: Thịt đỏ, cá, trứng, các loại đậu, ngũ cốc...

– Vitamin và khoáng chất có trong các loại rau củ:  cà rốt, cà chua, bí đỏ, khoai lang, khoai tây, rau cải, bầu,...và các loại hoa quả như lê, táo, chuối, dưa hấu, xoài, đu đủ..

3. Trẻ 8 tháng tuổi không nên ăn gì

– Ngoài những thực phẩm nên ăn thì có những thực phẩm không nên ăn đối với trẻ 8 tháng tuổi, điển hình là muối và gia vị. Thời điểm này thận của bé chưa được hoàn thiện nên việc cho muối hay gia vị vào thức ăn thực sự là điều không tốt. 

– Các loại sữa được chỉ định không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi

– Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, hoặc các thực phẩm có hạt, rắn cũng không nên cho trẻ ăn ở giai đoạn này

Bài viết này nhận được sự tư vấn chuyên khoa từ Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh - Bác sĩ Nội nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Mẹ đã biết cân nặng bé 1 tuổi bao nhiêu kg, chiều cao bao nhiêu mới chuẩn? Tốc độ phát triển của bé sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để biết cân nặng và chiều cao chuẩn của con mình là bao nhiêu, mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời cho mình, mẹ nhé!

Bảng cân nặng và chiều cao trẻ 1 tuổi theo chuẩn WHO sẽ cung cấp những thông tin tham khảo giúp mẹ biết được liệu bé cưng có đang phát triển đúng với lứa tuổi của mình không. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mỗi bé sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau. Nếu bé không gặp vấn đề về sức khoẻ và cân nặng, chiều cao vẫn tăng dần theo tỷ lệ thuận với thời gian thì bé vẫn đang phát triển bình thường.

>>> Tham khảo thêm: Trẻ 12 tháng tuổi: Phát triển, dinh dưỡng và vận động

Ngược lại, nếu đã mấy tháng rồi bé vẫn không lên kg nào hoặc có vẻ thấp bé, còi cọc nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa thì đây là một dấu hiệu đáng lo ngại. Rất có thể, bé con đang gặp phải một vấn đề về sức khoẻ như tiêu hoá kém, chậm hấp thu dưỡng chất dẫn đến còi cọc, hoặc do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đảm bảo nhu cầu cho sự phát triển của bé. Với những trường hợp như vậy, mẹ nên đưa bé đến các chuyên gia nhi khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Bảng chiều cao cân nặng trẻ 0 - 12 tháng tuổi chuẩn WHO

Tháng tuổi 

Cân nặng [kg] 

Chiều cao [cm] 

Bé trai 

Bé gái 

Bé trai 

Bé gái 

Sơ sinh 

2.9 - 3.8 

2.7 - 3.6 

48.2- 52.8 

47.7- 52.0 

1 tháng 

3.6 - 5 

3.4 - 4.5 

52.1- 52.8 

52.1- 55.8 

2 tháng 

4.3 - 6 

4.0 - 5.4 

55.5- 60.7 

54.4- 59.2 

3 tháng 

5 - 6.9 

5.3 - 6.9 

58.7- 63.7 

57.1- 59.5 

4 tháng 

5.7 - 7.6 

5.8 - 7.5 

61.0- 66.4 

59.4- 64.5 

5 tháng 

6.3 - 8.2 

6.3 - 8.1 

63.2- 68.6 

61.5- 66.7 

6 tháng 

7.3 - 8.5 

6.8 - 8.7 

65.1- 70.5 

63.3- 68.6 

7 tháng 

7.4 - 9.2 

7.1 - 9.0 

69.2 – 73.4 

67.3 – 74.2 

8 tháng 

7.7 - 9.6 

7.7 – 9.1 

70.3- 75.7 

68.7- 75.8 

9 tháng 

8.25 - 9.57 

8.2 – 9.3 

70.6 - 72.2 

70.1- 77.4 

10 tháng 

8.3 - 10.2 

8.5 – 9.6 

73.3- 80.1 

70.1- 77.4 

11 tháng 

8.4 - 10.5 

8.7 – 9.9 

74.1- 81.5 

72.8- 80.3 

12 tháng 

8.9 - 10.4 

8.9 – 10.1 

74.5- 82.9 

74.0- 81.7 

Cân nặng trẻ 1 tuổi theo chuẩn WHO

Bé 1 tuổi bao nhiêu kg là câu hỏi khiến nhiều mẹ lo lắng. Thực tế, cân nặng của trẻ trong 1 năm đầu đời thường có sự thay đổi đáng kể. Trong vòng 6 tháng đầu tiên, trung bình mỗi bé có thể tăng thêm 0,5 kg/ mỗi tháng.

Tuy nhiên, từ 6-12 tháng tuổi, cân nặng của bé có thể tăng chậm hơn một chút, mẹ đừng nên quá lo lắng. Hầu hết các bé sơ sinh tăng gấp đôi trọng lượng so với lúc mới sinh và có thể tăng gấp 3 lần khi bé đón sinh nhật đầu đời.

Theo WHO, cân nặng của bé gái 1 tuổi khoảng 8,9 kg, trong khi cân nặng của bé trai 1 tuổi có thể đạt khoảng 9,6kg.

Cân nặng của trẻ trong 1 năm đầu đời thường có sự thay đổi đáng kể [Nguồn: Sưu tầm]

Chuẩn chiều cao trẻ 1 tuổi theo WHO

Giống như cân nặng bé gái 1 tuổi, chiều cao cũng thay đổi khá “ngoạn mục”. Trung bình, bé có thể tăng 2,5cm mỗi tháng trong suốt 6 tháng đầu đời và tiếp tục tăng 1,5 cm/ tháng trong giai đoạn từ 6-12 tháng.

Trong những năm tiếp theo, mức độ tăng trưởng của bé sẽ có xu hướng chậm lại một chút. Chiều dài trung bình của một bé trai lúc 6 tháng tuổi sẽ khoảng 67,6 cm và một bé gái khoảng 65,7cm. Khi được 1 tuổi, bé trai có thể cao khoảng 75,7cm và bé gái cao trung bình 74cm.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho biết thêm:

Theo WHO, trẻ 12 tháng có cân nặng bình thường từ 7.9-10.1kg [nữ], 8.6-10.8kg [nam], có chiều cao bình thường từ 71.4-76.6cm [nữ], 73.4-78.1cm [nam]. Đây là chỉ số tham khảo, điều quan trọng nhất là trẻ có sự phát triển tăng dần về chiều cao và cân nặng theo tuổi và đạt chỉ số trong mức bình thường. Mỗi trẻ có sự phát triển riêng không giống nhau nên không cần so sánh các trẻ với nhau mà chỉ cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng của riêng trẻ, mẹ nhé!

>>> Tham khảo thêm: Bảng chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ

Lưu ý khi đo cân nặng, chiều cao ở trẻ 1 tuổi

Đo cân nặng cho trẻ 1 tuổi

Các mẹ nên đo cân nặng định kỳ cho bé mỗi tháng 1 lần để theo dõi quá trình phát triển của con. Để đo cân nặng của bé yêu, mẹ cần chuẩn bị một cái cân đảm bảo độ chính xác và độ nhạy như cân điện tử, cân treo, cân đòn,...

Cách đo cân nặng cho bé 1 tuổi:

  • Đặt cân ở mặt phẳng, chỉnh kim cân về vạch số 0.
  • Hãy kiểm tra độ chính xác của cân bằng cách cân với một vật đã biết trước trọng lượng.
  • Cho bé nằm ngửa lên mặt cân.
  • Ghi chép số cân theo kg với 1 số thập phân.
  • Những điều các mẹ cần lưu ý trong quá trình đo để xác định số cân nặng của bé chính xác hơn:

  • Mẹ nên đo lúc bé đang đói hoặc là lúc bé đã đi tiểu và theo dõi ở bảng cân chuẩn của trẻ.
  • Mẹ không nên cho bé mặc quần áo dày, không mang giày dép, mũ nón hay các vật nặng khác trên người bé.
  • Mẹ hãy lấy kết quả đo trừ đi khối lượng quần áo và tã của bé [khoảng 200 - 400 gram].
  • Khi còn sơ sinh, bé trai thường có số cân nặng nhỉnh hơn một chút so với bé gái, nên các mẹ không cần lo lắng đâu nhé!
  • Đo cân nặng cho bé 1 tuổi, mẹ cần chuẩn bị một cái cân có độ chính xác cao [Nguồn: Sưu tầm]

    Đo chiều cao cho trẻ 1 tuổi

    Cũng giống như cân nặng, chiều cao cũng là một yếu tố quan trọng để theo dõi sự phát triển của bé.

    Cách đo chiều cao cho trẻ 1 tuổi:

  • Sử dụng thước có vạch chia tối thiểu 0.1cm.
  • Cho trẻ nằm ngửa, dọc với thước đo.
  • Giữ đầu bé nhìn thẳng.
  • Kéo thẳng đầu gối của bé.
  • Ghi chép lại kết quả đo theo cm với 1 số thập phân.
  • Những điều các mẹ cần lưu ý trong quá trình đo để xác định chính xác chiều cao của bé:

  • Mẹ hãy bỏ mũ, giày của bé ra ngoài, tiến hành đo và theo dõi ở bảng cân chuẩn của trẻ sơ sinh.
  • Mẹ nên đo chiều cao cho con vào buổi sáng là tốt nhất.
  • Chiều cao của bé trai cũng có phần nhỉnh hơn so với bé gái, nên các mẹ cũng đừng lo lắng nhé!
  • Đo chiều cao cho trẻ 1 tuổi để theo dõi sự phát triển của bé [Nguồn: Sưu tầm]

    Hướng dẫn mẹ đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ số chiều cao cận nặng

    Z-core là chỉ số đánh giá dinh dưỡng ở trẻ được đưa ra bởi Tổ chức Y tế Thế Giới [WHO]. Dựa vào chỉ số này các mẹ có thể đánh giá được tình trạng phát triển và hấp thu dinh dưỡng của con.

    Công thức xác định Z-core như sau:

    Z-core = [Kết quả đo được - số trung bình của quần thể chuẩn]/ Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

    Tuy nhiên, để đơn giản hóa việc này, Huggies sẽ cung cấp cho các mẹ bảng tra chỉ số Z-core. Các mẹ chỉ cần so sánh kết quả đo chiều cao, cân nặng của bé thông qua bảng này là đã đánh giá được tình trạng phát triển của con.

    Các mẹ sẽ tra cứu chỉ số Z-core từ bảng trên và so sánh với bảng dưới đây để nhận định kết quả:

    Z-Core 

    Các chỉ số tăng trưởng 

    Chiều dài/tuổi 

    Cân nặng/tuổi 

    Cân nặng/chiều cao 

    BMI/tuổi 

    >3 

    Xem chú ý 1 

    Chú ý 2 

    Béo phì 

    Béo phì 

    >2 

    Bình thường 

    Thừa cân  

    Thừa cân  

    >1 

    Bình thường 

    Có nguy cơ thừa cân 

    Có nguy cơ thừa cân 

    Bình thường 

    Bình thường 

    Bình thường 

    Bình thường 

    > Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé ngon và bổ dưỡng

    Thực đơn để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng như sau:

  • Bú mẹ: 3-4 cữ.
  • Ăn thức ăn dặm: 3 bữa.
  • Sữa công thức, nui, mì, phở, trái cây,... dành cho các bữa phụ.
  • Đối với các bữa ăn dặm, các mẹ nên lưu ý về các nhóm thực phẩm cần có trong món ăn như sau:

  • Tinh bột, đường: cơm nhão, ngũ cốc, cháo.
  • Đạm: thịt, cá, trứng.
  • Chất béo: 1 muỗng cà phê dầu thực vật.
  • Chất xơ: rau luộc, cà rốt, khoai tây, củ dền, bí đỏ.
  • >>> Tham khảo thêm: Những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé

    Nguồn thức ăn chính của bé 1 tuổi vẫn là sữa [Nguồn: Sưu tầm]

    Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao – cân nặng của trẻ

    Di truyền: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất cũng như các cơ quan khác của trẻ. Tuy nhiên, yếu tố di truyền từ bố và mẹ chỉ ảnh hưởng tầm 23% đến sự phát triển toàn diện của bé.

    Chế độ dinh dưỡng: Các vitamin và khoáng chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời.

    Môi trường sống: Khí hậu ô nhiễm, ít được tổng hợp vitamin D từ nắng mặt trời có thể ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé.

    Bệnh lý mãn tính: Trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh.

    Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ: Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé cũng xuất phát từ mặt "sức khỏe tinh thần". Những bé được ba mẹ gần gũi chăm sóc sẽ phát triển đúng chuẩn và khỏe mạnh hơn.

    Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú: Trong thời gian thai kỳ, nếu mẹ bầu bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết như: sắt, axit folic, canxi, DHA,... thì con sẽ phát triển tốt cả về sức khỏe tinh thần, lẫn trí tuệ và kỹ năng vận động.

    Vận động thể chất: Với trẻ dưới 1 tuổi, các hoạt động thể chất sẽ không nhiều. Nhưng đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng chiều cao - cân nặng của bé không thể không kể đến.

    Chất lượng giấc ngủ: Trong quá trình bé ngủ sâu, các hormones phát triển cơ xương vẫn tiếp tục làm việc năng nổ, đặc biệt là trong 5 năm đầu đời, giúp bé đạt chiều cao lý tưởng.

    Bí kíp chăm sóc bé 1 tuổi phát triển chiều cao, cân nặng tối ưu

    Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng trẻ 1 tuổi. Tuy nhiên, theo tổ chức WHO, 12 tháng đầu đời là giai đoạn “vàng” quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của bé trong tương lai.

    Để giúp phát triển chiều cao và cân nặng trẻ 1 tuổi, mẹ nên bảo đảm bữa ăn hàng ngày của bé đủ các nhóm vitamin, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. bên cạnh sữa, các bé 1 tuổi cần bổ sung thêm các thức ăn dạng rắn để cung cấp đủ nguồn năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.

    Dù chế độ dinh dưỡng là một trong những điều cần quan tâm nhất khi chăm sóc bé 1 tuổi, mẹ cũng không nên quá áp lực đâu nhé! Thay vì bắt ép bé ăn nhiều hơn, mẹ có thể khơi gợi sự hứng thú ăn uống của bé bằng cách cho con thử nhiều loại thức ăn mới lạ và dạy bé cách tận hưởng bữa ăn một cách thú vị hơn.

    Ngoài ra, giấc ngủ cũng ảnh hưởng lớn đến chiều cao và cân nặng của bé. Nhiều nghiên cứu cho thấy một giấc ngủ ngon sẽ giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn. Sự thoải mái là một trong những yếu tố giúp bé ngon giấc.

    >>> Tham khảo thêm:

    Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon

    Trẻ sơ sinh phát triển như thế nào?

    Mẹ nên lưu ý một số điều sau khi chăm sóc bé:

  • Không nên cho bé ăn quá no, hoặc quá đói trước khi đi ngủ.
  • Các bé 1 tuổi sẽ ngủ ngon hơn nếu được massage nhẹ nhàng 15 phút trước khi đi ngủ.
  • Cảm giác ẩm ướt khi mặc tã ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Để làn da bé luôn khô thoáng, thoải mái, mẹ nên chọn tã có khả năng thấm hút tốt và luôn thoáng khí. Vừa ngăn hầm bí khó chịu, vừa giúp bé con thoải mái và ngon giấc hơn.
  • Không cao và nặng cân như các bé trai, các bé gái trong năm đầu đời thường có vẻ “mi nhon” hơn hẳn. Điều này là hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo đâu nhé!

    Hơn nữa, ngoài yếu tố cân nặng và chiều cao trẻ 1 tuổi, mẹ cũng nên quan tâm đến các kỹ năng bé sẽ phát triển trong giai đoạn này, chẳng hạn như kỹ năng vận động tinh, kỹ năng vận động thô, phát triển trí não…

    >> Xem thêm:

  • Chiều cao cân nặng trẻ 2 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
  • Chiều cao cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
  • Chiều cao cân nặng trẻ 4 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
  • Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
  • Như vậy, bài viết trên đây của Huggies đã giúp các mẹ trả lời cho câu hỏi trẻ 1 tuổi bao nhiêu kg là tốt nhất. Để theo dõi sự phát triển của bé, mẹ có thể tham khảo những thông tin về sự phát triển của bé cũng như cách chăm sóc bé trong từng giai đoạn tại chuyên mục Chăm sóc bé tại Huggies nhé!

    Bé gái 8 tháng tuổi cao bao nhiêu?

    Nếu bé gái 8 tháng nặng 6,1 kg nghĩa là bé bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, cân nặng bé gái 8 tháng tuổi trên 9,0 kg là có nguy cơ béo phì và lớn hơn 10,0 kg được coi là béo phì. Chiều cao của bé gái 8 tháng tuổi bình thường là 68,7 cm, trong đó giới hạn dưới là 64 cm và giới hạn trên là 73,5 cm.

    Bé 8 tháng cân nặng bao nhiêu?

    Chẳng để mẹ phải đợi lâu hơn nữa, theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO: Cân nặng trung bình của bé trai 8 tháng tuổi vào khoảng 8.6 Kg. Trong khi đó, các bé gái thường nhẹ hơn khoảng nửa cân, với mức trung bình khoảng 7.9 Kg.

    Bé trai 8 tháng mấy ký?

    Nhìn chung, cân nặng bé trai 8 tháng tuổi theo tiêu chuẩn của thường lớn hơn so với bé gái. Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], cân nặng bé trai 8 tháng tuổi bình thường là 8,6 kg. Bé trai 8 tháng tuổi có cân nặng dưới 7,7 kg được coi là có nguy cơ suy dinh dưỡng và dưới 7,0 kg gọi là suy dinh dưỡng.

    Bé 8 tháng tuổi phát triển như thế nào?

    Trẻ 8 tháng tuổi sẽ có sự phát triển như sau: Vận động thô: có thể tự ngồi dậy, đôi lúc đầu vẫn gập về trước nhưng hầu như bé đã có thể dùng hai tay để chống đỡ thân người. Khi nằm ở nơi bằng phẳng, sẽ vận động liên tục, còn biết cầm chân của mình hoặc bất cứ vật ở bên cạnh để cho vào miệng.

    Chủ Đề