Trẻ bị sốt bao nhiêu độ là nguy hiểm

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân là hiện tượng thường gặp ở con nhỏ. Trong những trường hợp này, cha mẹ cần làm gì để nhận biết cũng như có cách đối phó kịp thời, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.

Sốt là hiện tượng cơ thể thân nhiệt sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Việc trẻ sốt không rõ nguyên nhân sẽ khiến bố mẹ ít nhiều lo lắng vì chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Khi xác định rõ nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời sẽ giúp phụ huynh chăm sóc con yêu đúng cách và nhanh khỏi bệnh hơn.

Thân nhiệt khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân

Cha mẹ chỉ nên cho con uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể con lên đến 38.5 – 39 độ C. Lúc này, bé thường mệt mỏi, biếng ăn, hay cáu gắt và quấy khóc.

Sốt là cách cơ thể bé chống lại sự nhiễm trùng [vi trùng, kí sinh trùng,…]. Cũng có những trường hợp con sốt không do nhiễm trùng như sau tiêm phòng, mọc răng hoặc không rõ nguyên nhân.

Nhiệt độ khi sốt cao hay thấp không phản ánh đến mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Đôi khi sốt cao không hẳn đã là bệnh bé nặng.

Tuy nhiên, khi con sốt ≥ 39 độ C, bé thường mệt mỏi, quấy khóc. Khi sốt > 41 độ C, cơ thể của con sẽ có dấu hiệu co giật, tổn thương não cực kì nguy hiểm.

Các nguyên nhân chính khiến bé bị sốt

Dưới đây là một vài nguyên nhân chính khiến bé bị sốt cha mẹ cần nắm rõ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất:

– Sốt do mặc quá ấm: Phụ huynh thường mặc cho con nhiều lớp quần áo vì nghĩ con rét, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thói quen này dễ khiến bé bị sốt do cơ thể trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều nhiệt hoàn thiện.

– Sốt do tiêm chủng: Sau khi trẻ tiêm phòng các bệnh như uốn ván, sởi, ho gà,… thường có dấu hiệu bị sốt.

– Sốt do mọc răng: Khi sắp mọc răng, con sẽ khóc nhiều, biếng ăn kèm theo sốt nhẹ trong khoảng thời gian ngắn. Sau khi mọc răng mới trẻ cũng thường bị sốt.

– Sốt do cảm nắng: Thời tiết nóng nực là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sốt ở trẻ nhỏ và người lớn.

– Sốt do cảm cúm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Bé sẽ đi kèm các biểu hiện như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng kèm với sốt trong 2-3 ngày.

– Sốt do viêm tai: Bé sốt cao kèm theo dấu hiện như biếng ăn, đau tai, chảy mủ, nghe không rõ. Những bé chưa nói được sẽ có các biểu hiện rõ rệt: kéo tai, ngoáy tay vào tai.

– Sốt xuất huyết: Trẻ có các dấu hiệu sốt xuất huyết như: các chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, máu chân. Trẻ bị sốt cao trong 3 ngày; nặng hơn bé sẽ đi ngoài ra phân đen, đau bụng, chân tay lạnh, cơ thể mệt mỏi.

– Sốt do sởi: Hiện tượng sốt cao đi kèm các dấu hiệu khác như sổ mũi, ho nhiều, mắt đỏ. Từ ngày thứ tư, da bé xuất hiện vết ban sởi, đặc biệt ở mặt.

– Sốt do viêm phổi: Con thường sốt cao, thở khò khè, ho, nôn, bỏ ăn bỏ bú. Nếu nặng hơn, môi và chân bé sẽ tím tái lại

– Sốt phát ban: Sốt đi kèm với phát ban khắp cơ thể, bé sẽ khỏi sau 3-7 ngày.

– Sốt do viêm màng não: Dấu hiệu sốt viêm màng não mủ thường đi kèm cổ cứng, thóp phồng, nôn mửa, mệt mỏi, con ngủ li bì và nhạy cảm với ánh nắng.

– Sốt do nhiễm trùng máu: Con sốt cao liên tục, nhiễm trùng, nôn mửa, thở nhanh, bỏ ăn, có thể phát ban…

Cách chăm sóc trẻ sốt không rõ nguyên nhân

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, khi trẻ sốt, bố mẹ có thể hạ sốt cho bé tại nhà bằng một số biện pháp dưới đây. Tuy nhiên khi bé sốt quá cao và cơ thể có dấu hiệu bất thường thì cần đưa đi khám bác sĩ gấp.

– Uống nhiều nước: giúp con bổ sung lượng nước bị mất đi do sốt. Nếu bé đang bú mẹ thì mẹ nên tăng cữ bú để tăng sức đề kháng.

– Mặc quần áo thoáng mát: Mẹ nên cởi bớt quần áo, chăn ấm để cơ thể con hạ bớt nhiệt, giúp hạ sốt hiệu quả.

– Uống thuốc hạ sốt: Nếu con sốt trên 39 độ, cho con uống thuốc có paracetamol liều 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, cứ cách 4 – 6 giờ uống lại nếu còn sốt. Nếu bé không uống được do nôn mửa hay đang ngủ, bố mẹ có thể dùng viên hạ sốt đưa vào hậu môn.

– Chườm mát cơ thể trẻ bằng nước ấm: Pha nước ấm như nước tắm cho bé, sau đó nhúng khăn rồi đặt vào 2 hõm nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân trong vòng 30 – 45 phút. Cha mẹ cần thay khăn nhúng nước ấm liên tục đến khi thân nhiệt bé giảm. Nước ấm bốc hơi làm giãn mạch máu, giúp con hạ sốt một cách nhanh chóng.

– Tắm nước ấm: Đặt bé vào chậu nước ấm, sau đó tắm gội khắp cơ thể trong 5-7 phút rồi lau khô và mặc quần áo thoáng mát.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Hãy tìm hiểu các cách hạ sốt để xử lý đúng cách, đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.

Bao nhiêu độ được xác định là sốt ở trẻ em?

Sốt là khi thân nhiệt cơ thể tăng cao hơn mức bình thường [37 - 37.5 độ C], sốt là một trong những triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh. Sốt thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân có thể do nhiễm virus cảm lạnh, cảm cúm hay các bệnh lý nghiêm trọng khác, hoặc khi trẻ mọc răng, sau khi tiêm ngừa vắc xin.

Nhiệt độ của trẻ được đo trên 37.5 độ C thì được xác định là bị sốt

Thân nhiệt ở trẻ nhỏ thường cao hơn người lớn 0.5 độ C và dao động trong khoảng từ 37 độ C đến 37.5 độ C. Khi nhiệt độ của trẻ được đo trên 37.5 độ C thì được xác định là bị sốt. Lưu ý, sự khác biệt về nhiệt độ khi sốt ở trẻ em: nhiệt độ của trẻ trên 38 độ C khi đo ở miệng hoặc trực tràng, trên 37.5 độ C khi đo ở nách hoặc trán.

Tùy vào mức độ sốt để phụ huynh có cách chăm sóc, xử lý đúng cách và kịp thời, tránh lạm dụng thuốc hạ sốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nhận biết mức độ sốt ở trẻ em:

Nhiệt độ của trẻ trên 37.5 độ C là trẻ bị sốt, theo các mức độ như sau:

  • Nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C là sốt nhẹ.
  • Nhiệt độ từ 38,5 – 39 độ C là sốt vừa.
  • Nhiệt độ từ 39 – 40 độ C là sốt cao.
  • Nhiệt độ trên 40 độ C là sốt rất cao.

Hướng dẫn đo nhiệt độ đúng cách cho trẻ em

Khi nhận thấy những dấu hiệu bị sốt ở trẻ, phụ huynh hãy sử dụng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ cho trẻ. Nên sử dụng nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ để đảm bảo an toàn và cho kết quả chính xác hơn.

Có thể bạn quan tâm: Nhiệt kế

1. Đo nhiệt độ ở trán

Sử dụng máy đo tia hồng ngoại, đo đầu dò hồng ngoại vào vị trí giữa trán của trẻ, sau đó bấm nút đo và chờ kết quả trong khoảng thời gian từ 1-3 giây. Lưu ý đầu dò cách trán khoảng 1-3 cm.

Phương pháp đo nhiệt độ ở trán đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên kết quả đo kém chính xác hơn những vị trí khác.

2. Đo nhiệt độ ở nách

Sử dụng nhiệt kế, bật và ấn nhẹ đầu của nhiệt kế vào giữa nách, giữ nhiệt kế áp sát vào cơ thể của bé cho đến khi nhiệt kế đọc chỉ số nhiệt độ trong khoảng thời gian ít nhất 1 phút. Hãy chờ cho đến khi nhiệt kế phát ra tiếng báo hiệu, lấy nhiệt kế ra khỏi nách và đọc kết quả đo.

3. Đo nhiệt độ ở miệng

Sử dụng nhiệt kế và vệ sinh thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Đặt nhiệt kế vào vị trí dưới lưỡi của trẻ và bảo trẻ ngậm chặt bằng môi, giữ tư thế này cho đến khi nhiệt kế phát ra tiếng báo hiệu [trong khoảng thời gian 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử], lấy nhiệt kế ra khỏi miệng và đọc kết quả đo.

Lưu ý, không nên cho bé ăn hoặc uống trước khi đo ít nhất 15 phút để đảm bảo kết quả đo chính xác hơn.

4. Đo nhiệt độ ở tai

Sử dụng nhiệt kế đo tai, kiểm tra nhiệt kế đã được lắp đặt đúng cách và bật máy chưa, sau đó kéo nhẹ vành tai và nhẹ nhàng đưa nhiệt kế vào ống tai. Nhấn nút đọc và chờ tín hiệu thông báo hoàn thành từ nhiệt kế.

Đối với nhiệt kế đặc biệt đo nhiệt độ ở tai, phụ huynh hãy cẩn trọng trong quá trình thực hiện để không gây đau, khó chịu cho trẻ.

5. Đo nhiệt độ ở trực tràng

Đặt trẻ nằm sấp trong lòng, sử dụng vaseline để thoa vào phần cuối của nhiệt kế, thực hiện thao tác đặt nhẹ nhàng nhiệt kế vào hậu môn của trẻ [khoảng 1.5cm đến 2.5cm]. Giữ nguyên nhiệt kế cho đến khi nghe tín hiệu từ thiết bị đo. Thời gian chờ khoảng 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.

Đối với từng độ tuổi, phụ huynh cần lưu ý để lựa chọn phương pháp đo nhiệt độ phù hợp, cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh đến 2 tuổi nên đo nhiệt độ hậu môn hoặc nhiệt độ nách.
  • Trẻ 2 < tuổi < 5 tuổi nên đo nhiệt độ hậu môn hoặc nhiệt độ nách.
  • Trẻ trên 5 tuổi nên đo nhiệt độ miệng [ưu tiên].

Có thể thực hiện đo thân nhiệt cho trẻ ở trán, ở nách, ở miệng, ở tai hoặc ở trực tràng. Đo nhiệt độ ở các vị trí khác nhau sẽ cho kết quả có sự khác nhau, trong đó đo ở trực tràng là vị trí cho kết quả chính xác nhất.

Một số cách hạ sốt cho trẻ em tại nhà

Nhiều phụ huynh thường xuyên sử dụng thuốc hạ sốt khi thấy trẻ bị sốt, thói quen lâu ngày dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc hạ sốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Với mức độ sốt nhẹ, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp giảm sốt tự nhiên và chưa cần dùng đến thuốc hạ sốt.

1. Chườm và lau người cho trẻ bằng nước ấm

Một trong những cách hạ sốt nhanh, an toàn và phổ biến là chườm, lau người cho trẻ bằng nước ấm. Phụ huynh cần sử dụng khăn sạch và nước ấm để lau khắp cơ thể cho trẻ, lau người làm mát cơ thể giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và làm giảm nhiệt độ.

Tập trung làm mát tại các vị trí như trán, thái dương, nách, bẹn để giúp bé hạ sốt nhanh hơn.

2. Cho trẻ uống nhiều nước

Khi bị sốt, thân nhiệt của trẻ tăng cao và cơ thể mất nước nhiều hơn, vì vậy cách hạ sốt nhanh và đơn giản là phụ huynh hãy chú ý cho trẻ uống nhiều nước hơn, càng nhiều nước càng tốt để bù đắp lượng nước mất đi.

Có thể bổ sung cho bé các loại nước khác như sữa, nước ép hoặc thức ăn dạng lỏng như cháo và sữa.

3. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Hầu hết khi bị sốt, trẻ em thường có cảm giác lạnh, tuy nhiên phụ huynh không nên ủ ấm cho trẻ. Hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát sẽ giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

Đối với các trường hợp sốt mức độ nhẹ, chỉ cần chú ý đến vấn đề quần áo rộng rãi, thoải mái và cho trẻ vui sinh hoạt, vui chơi bình thường.

4. Bổ sung vitamin C

Vẫn cho trẻ ăn uống đầy đủ và bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể bé khỏe mạnh và hạ sốt hiệu quả. Bổ sung Vitamin C từ trái cây như cam, bưởi, quýt,…để nâng cao sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh để bé nhanh hạ sốt và mau khỏe hơn.

5. Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Đối với các trường hợp sốt cao trên 38.5 độ C, phụ huynh hãy kết hợp cho bé sử dụng thuốc hạ sốt, đây là phương pháp giúp bé hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng thuốc cần chú ý đến liều lượng và cần nặng của bé, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo liều lượng an toàn cho bé trước khi sử dụng. Thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ dùng là Paracetamol hoặc Ibuprofen.

Xem thêm thông tin chi tiết thuốc Paracetamol

Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt

Phụ huynh thường lầm tưởng và mắc phải sai lầm khi hạ sốt cho trẻ tại nhà, có thể khiến cho bé bệnh nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những điều cần chú ý:

  • Dùng khăn lạnh hoặc nước đá để chườm, hạ sốt cho trẻ.
  • Không đắp chăn, ủ ấm cho trẻ khi bị sốt.
  • Không cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi bị sốt, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
  • Không sử dụng nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau.
  • Không dùng thuốc cúm và thuốc cảm lạnh cho trẻ dưới 6 tuổi.
  • Không dùng Aspirin cho trẻ < 18 tuổi vì có thể gặp tình trạng gọi là hội chứng Reye.
  • Không tự ý mua thuốc sử dụng cho trẻ và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp phụ huynh kiểm tra, theo dõi tình trạng và áp dụng các cách hạ sốt hiệu quả, đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé. Theo dõi nhiệt độ liên tục và liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn khi trẻ sốt cao và không thể hạ sốt.

Trẻ bị sốt khi nào là nguy hiểm?

Sốt trên 40 độ C [ nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi]. Trẻ đau khi đi tiểu. Sốt kéo dài trên 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Hạ sốt hơn 24 giờ rồi lại sốt tái phát.

Trẻ em sốt bao nhiêu đó là cho uống thuốc?

Trẻ từ 3 – 36 tháng tuổi sốt từ 38 độ trở lên trong 3 ngày. Trẻ ở mọi độ tuổi cần phải khám bác sĩ nếu có các biểu hiện sau: Sốt trên 40 độ, sốt kèm theo co giật, sốt tái phát , trẻ sốt có tiền sử bệnh tim, ung thư, bệnh luput ..., trẻ sốt kèm nổi ban da.

Sốt bao nhiêu là nguy hiểm?

Sốt cao trên 38.5 độ C, đã sử dụng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý phối hợp nhưng không thuyên giảm . Sốt cao kéo dài đến 48 giờ nhưng không có dấu hiệu hồi phục. Sốt rất cao từ 41 độ C. Nghi ngờ có vấn đề liên quan đến một số bệnh nền về tim, phổi.

Trẻ sốt bao nhiêu là sốt cao?

Nhiệt độ của trẻ trên 37.5 độ C là trẻ bị sốt, theo các mức độ như sau: Nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C là sốt nhẹ. Nhiệt độ từ 38,5 – 39 độ C là sốt vừa. Nhiệt độ từ 39 – 40 độ C là sốt cao.

Chủ Đề