Trẻ sơ sinh bú mẹ trong thời gian bao lâu

Mẹ không biết mỗi cữ bú nên cho con bú bao lâu và sau bao lâu lại cho con bú 1 lần để con không bị đói bởi trẻ sơ sinh thường chỉ biết ăn và ngủ. Bởi vậy, nắm rõ những vấn đề cho con bú bao lâu và sau bao lâu cho con bú 1 lần là điều các mẹ cần nắm được.

Nội dung bài chia sẻ sẽ giúp các mẹ trả lời được những câu hỏi sau:

1. Mỗi cữ bú cho con bú bao lâu?

Bé cần được bú ít nhất là 10 phút với mỗi bên [tổng sẽ là 20 phút bú/cữ bú]

2. Sau bao lâu thì cho con bú 1 lần?

Mỗi cữ bú của bé nên cách nhau 2-3 giờ

3. Bé bú lâu quá có tốt không?

Không mẹ nhé. Thông thường bé sẽ bú đủ lượng sữa cần thiết chỉ trong vòng 45 phút mà thôi.

4. Dấu hiệu nhận biết bé đòi bú?

Có khá nhiều dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé đòi bú như bé quấy khóc, bé mở – đóng miệng liên tục….

5. Dấu hiệu nhận biết bé đã bú no?

Khi bé bú đủ nó, bé sẽ tình táo, nhanh nhẹn đồng thời tiếng khóc sẽ to hơn…

Cho con bú mỗi cữ bú khoảng bao lâu?

Thực tế thì mỗi khi con bú thì mẹ nên đế cho bé bú tới khi nào mà bé muốn dừng lại thì thôi. Khi bé dừng việc bú hay khi bé ngủ thiếp đi thì mẹ cần nhẹ nhàng đỡ bé ra và vỗ nhẹ lưng cho bé ợ, thay tã cho bé hoặc tiếp tục cho bé bú tiếp bên ti còn lại.

Thông thường thì trẻ sơ sinh cần được mẹ cho bú ít nhất là 2-3 giờ/cữ bú.

Với ngưỡng thời gian 2/3 giờ/cữ bú thì bé cần được bú ít nhất là 10 phút với mỗi bên [tổng sẽ là 20 phút bú/cữ bú]. Điều này là để đảm bảo bé được ăn đủ sữa, đảm bảo dinh dưỡng cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc này cũng giúp cơ thể mẹ sản xuất thêm sữa cho cữ bú tiếp theo của bé.

Cho con bú mỗi cữ bú khoảng bao lâu?

Khi mà bé đã lớn hơn, hành động bú của bé đã trở nên thuần thục hơn thì việc bú mẹ sẽ trở nên nhanh hơn. Mẹ chỉ cần cho bé 5-10 phút cho mỗi lần bú đã là quá đủ rồi. Chỉ trong phút chốc, bé đã ti hết lượng sữa trong bầu ngực của mẹ hay trong bình sữa trẻ em.

Chú ý tới những lần bú ngắn

Tình trạng bú ngắn không phải làm hiếm gặp nó ảnh hưởng tới cả nguồn dinh dưỡng bổ sung cho bé đồng thời cũng có những tác động tiêu cực đối với mẹ. Cụ thể:

– Đối với bé:

Sẽ phải mất vài phút để lượng sữa chất lượng từ ngục mẹ xuất hiện và chảy ra đều đặn. Bởi vậy, nếu chẳng may mà bé ngủ thiếp đi hay bé ngừng việc bú mẹ quá sớm sẽ khiến bé không thể nào nhận đủ được nguồn dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, để bé có thể tiếp nhận được đủ lượng chất béo và calorie giúp bé tăng cân tốt thì mẹ nên cho bé bú đều cả 2 bên ngực một khoảng thời gian đủ lâu. Việc này cũng làm bé cảm thấy dễ chịu và thích thú với việc bú mẹ hơn.

– Đối với mẹ:

Tình trạng bú ngắn sẽ khiến ngực mẹ gặp tình trạng căng sữa, đau nhức và làm giảm lượng sữa của mẹ. Do đó, mẹ cần giữ cho bé bú đủ giờ, đủ số bữa. Giữ cho bé đủ tỉnh táo để bé chủ động mút vú mẹ càng lâu càng tốt.

Mẹ sẽ bị căng sữa nếu bé không chịu bú

Còn trong trường hợp bé chỉ bú trong một khoảng thời gian rất ngắn, khoảng 5 phút thì mẹ sẽ cần đến những tư vấn của bác sỹ để có thể cải thiện được tình hình này.

Cho con bú quá lâu có tốt không?

Những ngày đầu đời, tình trạng bé bú trong một khoảng thời gian dài và cần thường xuyên chăm sóc là rất bình thường. Kể từ ngày thứ 5 trở đi, khi mà nguồn sữa mẹ bắt đầu tăng lên thì bé thường sẽ bú đủ lượng sữa cần thiết chỉ trong vòng 45 phút mà thôi.

Cho con bú quá lâu có tốt không?

Bởi vậy, nếu mẹ nhận thấy bé ti mẹ vượt quá mức thời gian 45 phút mỗi lần thì điều này chứng tỏ rằng bé không bú đủ sữa.

Khi đó, mẹ sẽ cần tới những tư vấn từ các bác sỹ để cải thiện tình hình càng sớm càng tốt, tránh để đến khi mà bé cảm thấy chán ghét việc ty sữa và chuyển qua ti bình mẹ nhé.

Trẻ sơ sinh bao lâu bú 1 lần?

Sau sinh khoảng 1 tuần, dạ dày của trẻ sơ sinh đã có thể chứa được 60ml sữa. Thời gian đầu, cơ thể mẹ sẽ chỉ sản xuất ra được một lượng sữa nhỏ. Từ ngày thứ 5 trở đi, lượng sữa mẹ sản xuất ra bắt đầu nhiều hơn. Theo các chuyên gia thì trẻ sơ sinh chỉ nên bú 8 – 12 cữ bú mỗi ngày mà thôi.

Thêm nữa, mỗi cữ bú của bé nên cách nhau 2-3 giờ. Khi các bé lớn hơn, khoảng cách giữa các cữ bú có thể dài hơn những cũng không được quá 4 giờ. Đối với các bé khoảng 1 – 2 tháng tuổi, bé sẽ cần bú 7 – 8 lần mỗi ngày. Đây cũng là một khoảng thời gian hợp lý để cơ thể mẹ bầu có thể tiếp tục sản xuất sữa cho các cỡ bú tiếp theo của bé.

Dấu hiệu nhận biết bé muốn bú?

Khi nhận thấy bé có những dậu hiệu này, mẹ nên cho bé bú nhé

  • Khi bé ngọ nguậy đầu
  • Bé thè lưỡi hay miệng bé tóp tép [đóng mở] thường xuyên
  • Khi bé cho tay [ngón tay hay cả bàn tay] vào miệng
  • Khi bé chụm môi như đang bú mẹ
  • Khi bé ruc vào ti mẹ
  • Khi bé có các phản xạ tìm kiểm [miệng bé sẽ ngay lập tưc quay về hướng khi có vật chạm vào má bé]
  • Khi bé quấy khóc

Dấu hiệu nhận biết bé đã bú đủ no?

Vậy, dấu hiệu nào để nhận biết bé đã bú đủ no?

  • Khi bé đang bú, các mẹ sẽ nhìn thấy và cảm nhận được tiếng bé nút ti rõ ràng. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ quan sát thấy sữa vẫn còn có trong miệng của bé.
  • Bé nhanh nhẹn, tỉnh táo, tiếng khóc to.
  • Khi bé tè nhiều, nước tiểu có màu nhạt và không mùi
  • Môi bé hồng hào và ẩm ướt
  • Làn da căng khoẻ, đàn hồi tốt.
  • Bé có thể ngủ đủ giấc trong 2-3 giờ đồng hồ. Đói bé sẽ tự thức dậy và đòi bú.
  • Bầu vú mẹ mềm hơn sau mỗi lần cho con bú.

Vậy là Blog Chăm Con đã cùng mẹ tìm hiểu về cách cho con bú đúng và đủ, giúp bổ sung đầy đủ nguồn sữa mẹ cho bé. Chúc bé hay ăn chóng lớn, phát triển toàn diện.

Cho con bú sữa mẹ có rất nhiều lợi ích đối với trẻ sơ sinh và bà mẹ, nhưng cần cho con bú sữa mẹ trong bao lâu để có được những lợi ích tốt nhất? Và có thời điểm nào khi cho con bú có thể trở nên có hại không? Đó là những băn khoăn của rất nhiều bà mẹ lần đầu trải nghiệm làm mẹ.

1. Khuyến nghị cho con bú sữa mẹ

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến nghị rằng các bà mẹ trên toàn cầu nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời, nên bắt đầu sớm nhất là một giờ sau khi sinh vì những lợi ích lớn nhất. Điều này có nghĩa là không có thức ăn hoặc đồ uống nào khác ngoài sữa mẹ trong nửa năm đầu đời của trẻ. Và nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất năm đầu tiên, với các loại thực phẩm bổ sung được bổ sung bắt đầu từ sáu tháng.

2. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Có rất nhiều lợi ích cho việc nuôi con bằng sữa mẹ ngay cả khi người mẹ quyết định cho con bú chỉ trong vài ngày. Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ theo độ tuổi:

2.1 Ngày đầu tiên 

Các chuyên gia khuyến cáo rằng nên cho trẻ nằm gần mẹ và bắt đầu bú mẹ ngay trong giờ đầu tiên sau khi sinh. Những lợi ích lúc này bao gồm da kề da cho con và kích thích sữa về cho mẹ.

Lúc đầu, em bé nhận được một chất đặc, màu vàng được gọi là sữa non. Sữa non là giai đoạn đầu tiên của sữa mẹ và chứa các chất dinh dưỡng nhiều protein, ít đường và kháng thể quan trọng cho trẻ sơ sinh. Trong những ngày tiếp theo, sữa mẹ có đầy đủ để cung cấp dinh dưỡng sớm và thậm chí có thể giúp bảo vệ em bé khỏi bị nhiễm trùng. Sữa non thực sự là một loại thực phẩm tuyệt vời và không thể thay thế bằng sữa công thức.

Sữa non là sữa đầu tiên lý tưởng và giúp phát triển đường tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh. Sau vài ngày đầu tiên, vú bắt đầu tiết ra lượng sữa lớn hơn khi dạ dày của trẻ phát triển.

Cho con bú mẹ ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh giúp kích thích sữa về.

2.2 Tháng đầu tiên

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc [UNICEF] coi bú sữa mẹ là lần phòng ngừa bệnh đầu tiên của trẻ. Sữa mẹ cung cấp các kháng thể bảo vệ trong ít nhất năm đầu đời của trẻ. Sữa mẹ chứa các kháng thể quan trọng giúp trẻ chống lại virus và vi khuẩn, điều này rất quan trọng trong những tháng đầu còn non nớt.

Điều này đặc biệt áp dụng cho sữa non, sữa đầu tiên. Sữa non cung cấp một lượng cao immunoglobulin A [IgA], cũng như một số kháng thể khác. Khi tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn, người mẹ bắt đầu sản xuất các kháng thể sau đó đi vào sữa, đó là khả năng miễn dịch. IgA bảo vệ em bé khỏi bị ốm bằng cách hình thành một lớp bảo vệ trong mũi, cổ họng và hệ tiêu hóa của em bé.

Sữa công thức không cung cấp khả năng bảo vệ kháng thể cho trẻ sơ sinh. Các kháng thể này bảo vệ chống lại một số bệnh:

Tiêu chảy

Viêm tai giữa

Nhiễm trùng đường hô hấp

Các vấn đề tiêu hóa như nhiễm trùng đường ruột

Viêm phổi

Các bà mẹ nhận được lợi ích của các hormone tạo cảm giác tốt, oxytocin và prolactin. Kết hợp với nhau, các hormone này có thể tạo ra cảm giác vui vẻ hoặc thỏa mãn.

Phụ nữ cho con bú cũng có thể hồi phục sau sinh nhanh hơn vì cho con bú giúp tử cung co lại kích thước bình thường nhanh hơn.

2.3 Từ 3 đến 4 tháng 

Khi trẻ bước vào tháng thứ 3, sữa mẹ tiếp tục hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nó cũng cung cấp cho một số em bé sự bảo vệ chống lại các chất gây dị ứng có trong các loại thực phẩm và chất bổ sung khác. Giúp thúc đẩy tăng cân lành mạnh và giúp ngăn ngừa béo phì ở trẻ em.

Tiếp tục cho con bú có thể giúp mẹ đốt cháy thêm 400 đến 500 calo mỗi ngày, điều này có thể giúp người mẹ duy trì trọng lượng khỏe mạnh sau sinh.

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể giúp ích cho sức khỏe bên trong của mẹ như có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, viêm khớp dạng thấp và bệnh tim mạch.

2.4 Khi trẻ 6 tháng - 12 tháng

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ vẫn tiếp tục ngay cả khi bổ sung thức ăn cho trẻ khi trẻ được 6 tháng tuổi. Sữa mẹ có thể tiếp tục cung cấp năng lượng và protein, cũng như vitamin A, sắt và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Khi cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ sẽ được tăng cường kháng thể, nâng cao sức đề kháng, bảo vệ em bé chống lại bệnh tật, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, hen suyễn, béo phì...

Đối với mẹ, khi đạt được việc cho con bú liên tục trong 6 tháng đầu đời của trẻ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư tử cung. Trên thực tế, theo một báo cáo do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ công bố năm 2017, cứ sau 5 tháng cho con bú, một phụ nữ có thể giảm 2% nguy cơ mắc ung thư vú.

Cho con bú mẹ hoàn toàn cũng có thể tránh thai hiệu quả trong sáu tháng đầu tiên nếu kinh nguyệt chưa trở lại và mẹ vẫn tiếp tục cho con bú hàng đêm. Tuy nhiên để không lỡ mang thai một em bé nữa, sản phụ nên sử dụng một phương pháp dự phòng, chẳng hạn như bao cao su.

Da kề da giữa mẹ và bé cũng giúp kích thích sữa về và gắn kết tình cảm mẹ - con.

Khuyến nghị cho trẻ ăn từ 6 đến 12 tháng tuổi bao gồm cho trẻ bú theo nhu cầu và cho ăn các loại thức ăn khác từ 3 - 5 lần/ ngày. Trong thời gian này, vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ trước bữa ăn, với các thức ăn trên bàn được coi là thực phẩm bổ sung. Ngoại trừ khả năng tiếp tục giảm nguy cơ ung thư vú, không ghi nhận việc tiếp tục giảm nguy cơ mắc các bệnh khác ở những bà mẹ cho con bú lâu hơn sáu tháng.

Một lợi ích khác của việc nuôi con bằng sữa mẹ lâu dài là tiết kiệm chi phí. Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong một năm cũng có thể có hệ thống miễn dịch mạnh hơn và có thể ít phải điều trị bằng ngôn ngữ hoặc chỉnh nha hơn nghĩa là việc trẻ mút vú để bú mẹ giúp phát triển cơ trong và xung quanh miệng.

2.5 Trẻ từ 1 tuổi

Các khuyến nghị cho ăn ở một năm trở đi bao gồm cho trẻ bú theo nhu cầu và cho ăn các loại thức ăn khác 5 lần/ ngày. Người mẹ cũng có thể cho con uống sữa bò vào thời điểm này nếu không muốn cho con bú sữa mẹ.

Theo một số nghiên cứu, nuôi con bằng sữa mẹ có những tác động tích cực đáng kể đến sự phát triển trí não lâu dài của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại cho rằng những lợi ích đối với chỉ số IQ có thể chỉ là tạm thời.

3. Bú sữa mẹ với cho ăn kết hợp

Có nhiều lý do khiến phụ nữ quyết định cho con bú bổ sung bằng sữa công thức. Khi người mẹ kết hợp một số lần cho bú với sữa mẹ và một số lần khác với sữa công thức, đó được gọi là cho trẻ bú kết hợp. Một số lợi ích của việc cho ăn kết hợp bao gồm:

Da kề da với mẹ để gắn kết

Lợi ích của việc bú vú để phát triển răng miệng

Tiếp xúc với các kháng thể giúp chống dị ứng và phòng bệnh

Tiếp tục mang lại lợi ích sức khỏe cho mẹ

Cho con bú kết hợp có thể đặc biệt hữu ích đối với những bà mẹ đang đi làm, những người không muốn hút sữa tại nơi làm việc hoặc không thể hút sữa.

Sau hơn 1 năm cho ăn kết hợp vẫn tiếp tục cho cho bú.

4. Có rủi ro nào khi cho con bú kéo dài không?

Không có bất kỳ rủi ro nào được biết đến khi tiếp tục cho con bú lâu hơn một hoặc hai năm đầu. Không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy thời gian quan hệ bú sữa lâu hơn khiến việc cai sữa trở nên khó khăn hơn.

Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ là rất nhiều nên hầu hết các cơ quan y tế đều khuyến nghị cho con bú sữa mẹ càng lâu càng tốt ngoại trừ các vấn đề y tế không thể.

Sữa mẹ chứa các kháng thể và các yếu tố khác giúp bảo vệ con bạn khỏi bệnh tật và bệnh mạn tính. Đó là khởi đầu tốt nhất mà người mẹ có thể dành cho con.

Giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nhờ nuôi con bằng sữa mẹ

 Xem thêm video đang được quan tâm: 

Thông tin về tiêm COVID-19 cho trẻ em


Thanh Huyền

Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Video liên quan

Chủ Đề